Những năm qua, Hà Nội đã có những chuyển biến tích cực về kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải hành khách công cộng, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Điều này đòi hỏi thành phố phải tiếp tục tập trung đầu tư cho lĩnh vực này, trong đó cần chú trọng hơn nữa kết nối mạng lưới vận tải đa phương thức.
Sau hàng thập kỷ tăng trưởng ở mức cao, kinh tế tỉnh Đồng Nai những năm gần đây có dấu hiệu chựng lại và tốc độ suy giảm rõ rệt, dẫn đến khả năng tụt hậu so với các địa phương chung quanh. Một trong những nguyên nhân được nhận diện là hệ thống hạ tầng giao thông chưa theo kịp nhu cầu phát triển. Trong bối cảnh đó, hàng loạt dự án hạ tầng quan trọng, thúc đẩy hoàn chỉnh đầu tư hệ thống giao thông kết nối sân bay Long Thành với vùng Đông Nam Bộ tỏa đi mọi hướng được gấp rút hoàn thành.
Ngày 24/8, Ủy ban nhân dân thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) tổ chức lễ khởi công dự án Đường vành đai phía bắc tỉnh Quảng Nam, với tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng gần 500 tỷ đồng.
Ngày 28/5, Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân tổ chức Hội nghị thông báo về kế hoạch tiến độ thu hồi đất giải phóng mặt bằng; các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 2,5, đoạn từ đường Nguyễn Trãi (Quốc lộ 6) đến Đầm Hồng.
Bên cạnh một số cơ chế đặc thù, dự án trọng điểm đường vành đai 4-Vùng Thủ đô còn nhận được sự ủng hộ, đồng thuận rất cao của nhân dân, cho nên đã bảo đảm tiến độ giải phóng mặt bằng đề ra. Đây không chỉ là dự án mẫu từ công tác chuẩn bị đến khi triển khai, mà còn đúc rút nhiều bài học kinh nghiệm trong giải phóng mặt bằng, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Quyết định số 1012/QĐ-UBND ngày 16/2/2023 phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thành phần 1.1: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (bao gồm hệ thống đường cao tốc, đường song hành, hạ tầng kỹ thuật và hành lang dự trữ đường sắt quốc gia địa phận thành phố Hà Nội) thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4-Vùng Thủ đô Hà Nội. Giá trị tổng mức đầu tư Dự án thành phần 1.1 là 13.362 tỷ đồng.
Dịp cuối năm là thời điểm áp lực giao thông trên nhiều tuyến đường của Hà Nội, nhất là tại khu vực cửa ngõ Thủ đô gia tăng mạnh do nhu cầu đi lại của người dân cao gấp nhiều lần. Việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông là một trong những vấn đề cấp thiết, nhằm giảm bớt áp lực, khó khăn trong đi lại cho người dân trong dịp Tết Nguyên đán.
Chiều 14/10, Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức phiên họp giải trình về quản lý, đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong các khu đô thị, khu nhà ở trên địa bàn.
Chiều 30/9, Ban Chỉ đạo triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội tổ chức hội nghị cam kết tiến độ và ký giao ước thi đua trong công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, hai dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội và đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh có vai trò, vị trí quan trọng đối với 2 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, giải quyết được điểm nghẽn về quy hoạch không gian đô thị, hạ tầng giao thông của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Bày tỏ mong muốn Quốc hội thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư các dự án đường cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng (giai đoạn 1), Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1), Biên Hòa-Vũng Tàu (giai đoạn 1), đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội và đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, các đại biểu Quốc hội nhất trí cho rằng, việc đầu tư các dự án trên là hết sức cấp thiết, đáp ứng mong đợi của cử tri và nhân dân ở các địa phương.