Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình vừa ban hành văn bản theo đề xuất của Sở Xây dựng tỉnh về việc giải quyết nội dung liên quan đến diện tích và ranh giới Khu văn hóa tâm linh chùa Phật Quang Hòa Bình, tại phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình.
Quy hoạch khu văn hóa tâm linh “treo” được tỉnh Hòa Bình và thành phố Hòa Bình ban hành quyết định giao đất, thu hồi đất khi chưa có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Còn Giáo hội Phật giáo thành phố Hòa Bình lại xây dựng nhiều công trình không có giấy phép xây dựng, chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chưa đền bù giải phóng mặt bằng xong, ranh giới chưa rõ ràng… đã gây nhiều bức xúc trong dư luận.
Tỉnh Hòa Bình quy hoạch khu văn hóa tâm linh, nhưng chủ đầu tư là Giáo hội Phật giáo thành phố Hòa Bình lại không có tiền giải phóng mặt bằng cho các hộ dân. “Dự án treo 17 năm” khiến người dân không sửa được nhà, không được xây mới, không mua-bán, không được làm các thủ tục chuyển đổi đất…, gây bức xúc cho 170 hộ dân ở tổ 8, phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
Thực tế nhiều dự án đã cho thấy, có tình trạng cơ quan chức năng đã ra thông báo thu hồi đất nhưng việc bồi thường, di dời tái định cư chậm, kéo dài, thông báo thu hồi đất “treo lơ lửng”, người dân không được xây dựng, tách thửa... gây ảnh hưởng đến đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi.
Chậm đưa đất vào sử dụng đúng mục đích, để đất hoang hóa gây lãng phí tài nguyên..., là nội dung được cử tri kiến nghị giải quyết trong các kỳ tiếp xúc cử tri nhiều năm qua. Tuy vậy, việc giải quyết của cơ quan chức năng lại chưa được như mong đợi của người dân.
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hồi, chấm dứt chủ trương đầu tư dự án khu tứ giác Nguyễn Cư Trinh, Quận 1 (hay còn gọi là khu Mả Lạng), sau 17 năm chậm triển khai. Quyền lợi của 1.400 hộ dân sinh sống trong khu tứ giác này sẽ được phục hồi ra sao khi khu đất nêu trên vẫn nằm trong quy hoạch?
Chiều 22/8, phát biểu ý kiến tại cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát của Quốc hội với UBND thành phố Hà Nội về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Chủ tịch Quốc hội phân tích và chỉ rõ những lĩnh vực còn tồn tại, hạn chế trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và cần tập trung khắc phục trong thời gian tới của thành phố Hà Nội.
Năm 2020, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ được đẩy mạnh và phát huy trên nhiều lĩnh vực, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và sử dụng các nguồn lực cho đầu tư, phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn có một số tồn tại, hạn chế xuất phát từ nhiều nguyên nhân cần tổng kết, đánh giá rõ hơn để có giải pháp khắc phục hiệu quả.
Ngày 9-6, thông tin từ Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận cho biết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lê Tuấn Phong đã ký Văn bản số 1920/UBND-ĐTQH về việc thống nhất chủ trương chấm dứt hoạt động dự án Khu dân cư Nguyễn Thông tại phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết của Công ty Cổ phần Liên đội nông lâm ngư thanh niên xung phong Trường Sơn theo đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh.
Để tránh tình trạng các dự án triển khai quá chậm, UBND thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt, xử lý những “dự án treo” làm lãng phí tài nguyên đất đai, gây bức xúc trong dư luận.