Sáng 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại Hà Nội từ ngày 1/1/2025. Sau sắp xếp, thành phố Hà Nội giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã.
Ngày 8/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre tổ chức Hội nghị công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2023-2025 và Quyết định của Chính phủ về việc công nhận công nhận xã An toàn khu, vùng An toàn trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.
Giai đoạn 2023-2025, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã nhằm tinh, giảm bộ máy, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, mở rộng không gian phát triển và khơi thêm nguồn lực nội sinh.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 đối với 21 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định vừa ký ban hành Kết luận số 1036/KL-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030.
Sáng 1/11, thành phố Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) tổ chức lễ công bố Nghị quyết số 1200/NQ-UBTVQH15 ngày 28/9/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Phú Yên giai đoạn 2023-2025.
Triển khai sắp xếp bảy phường thành bốn phường, giảm ba phường trong giai đoạn 2023-2025, quận Hai Bà Trưng và các phường chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể, có mốc thời gian hoàn thành, khẩn trương vào cuộc, bảo đảm tiến độ.
Ngày 9/9, Ủy ban nhân dân thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng tổ chức lễ công bố Nghị quyết số 1105/NQ-UBTVQH15 ngày 23/7/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Sóc Trăng.
Thực hiện Kết luận số 48 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030; Nghị quyết số 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030; tỉnh Hà Nam đã xây dựng Đề án và thực hiện quy trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025; lấy ý kiến cử tri về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025.
Thời gian qua, huyện Gia Lâm huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, tích cực tuyên truyền, vận động tạo đồng thuận, chủ động xây dựng phương án bố trí cán bộ công chức dôi dư bảo đảm hài hòa, hợp lý.
Ngày 29/8, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành Nghị quyết số 50/2024/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định một số nội dung liên quan đến việc bảo đảm yêu cầu phân loại đô thị và tiêu chuẩn của đơn vị hành chính để thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025.
Ngày 27/8, Đoàn công tác liên ngành của Trung ương do đồng chí Nguyễn Duy Thăng, Thứ trưởng Nội vụ làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Hà Nam về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025; thành lập thị xã Kim Bảng và các phường thuộc thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Ngày 13/8, thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định) tổ chức hội nghị công bố Nghị quyết số 1104/NQ-UBTVQH15, ngày 23/7/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Nam Định.
Sáng 10/8, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị công bố Nghị quyết số 1104/NQ-UBTVQH15 ngày 23/7/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Nam Định.
Việc sắp xếp đơn vị hành chính (ÐVHC) cấp huyện, xã giai đoạn 2019-2021 và giai đoạn 2023-2025 là nhiệm vụ hết sức quan trọng, song cũng khá nhạy cảm, tác động đến hệ thống chính trị của các địa phương. Tuy vậy, với sự chỉ đạo, tuyên truyền đồng bộ, quyết liệt từ Trung ương, bộ, ngành, nhất là sự đồng lòng của cử tri đã tạo thuận lợi để các địa phương nỗ lực triển khai, thực hiện.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã là một trong những nội dung quan trọng của Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 về “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Đặc biệt, Nghị quyết số 27-NQ/TW (ngày 9/11/2022) của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”, với chủ trương nhất quán một lần nữa đã được khẳng định.
Tại Kỳ họp thứ 21, Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An khóa 18 đã tiến hành nội dung chất vấn và trả lời chất vấn chung quanh phương án sắp xếp hơn 1.000 cán bộ, công chức cấp xã, cấp huyện dôi dư sau khi sắp xếp đơn vị hành chính. Đây là vấn đề được các đại biểu và cử tri đặc biệt quan tâm.
Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 (ngày 12/7/2023) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xác định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã gồm hai giai đoạn: 2023-2025 và 2025-2030. Đến nay, tại Thành phố Hồ Chí Minh, các cơ quan chức năng đã hoàn thành việc xây dựng các phương án, kế hoạch sắp xếp để trình các cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, việc giải quyết, xử lý nhiều vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực, cơ sở vật chất… vẫn là những bài toán lớn đối với thành phố.
Sáng 18/6, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi tỉnh khóa 13, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền.
Kỳ họp chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An khóa XVIII, đã thống nhất thông qua Nghị quyết về việc tán thành chủ trương mở rộng địa giới hành chính và không gian đô thị thành phố Vinh từ 22 lên thành 33 đơn vị hành chính cấp xã có tổng diện tích là 166,25km2 và quy mô dân số 580.669 người.
Nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tồn tại từ giai đoạn 2019-2021 đến nay, song các cơ quan hữu quan vẫn chưa có nhiều giải pháp khắc phục hiệu quả. Các địa phương kiến nghị, phản ánh, nhiều nhất là về công tác bố trí, sắp xếp công việc mới hoặc giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp; việc xử lý tài sản công còn gặp khó khăn; chất lượng đô thị sau sáp nhập đơn vị hành chính nông thôn chưa bảo đảm chất lượng…
Để hoàn thành tốt mục tiêu phát triển văn hóa đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước, vai trò của các thiết chế văn hóa, đang ngày càng trở nên hết sức quan trọng, góp phần tạo điều kiện cho người dân được hưởng thụ và sáng tạo văn hóa ngày một tốt hơn. Thực tiễn cho thấy việc đầu tư các nguồn lực để phát triển các thiết chế văn hóa đang là một yêu cầu cấp bách, cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa 16 vừa thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025. Sau khi sắp xếp, số lượng đơn vị hành chính cấp xã tại Hà Nội sẽ giảm từ 579 đơn vị xuống còn 518 đơn vị, giảm 61 đơn vị, với 1.031 cán bộ cấp xã, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư.
Sáng 15/5, tại kỳ họp thứ 16 (kỳ họp chuyên đề), Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua 7 Nghị quyết thuộc 4 nhóm nội dung quan trọng có tác động đến kinh tế-xã hội; giải quyết thủ tục, giấy tờ hành chính cho người dân; sắp xếp việc sử dụng, quản lý tài sản công; góp phần tháo gỡ khó khăn cho lĩnh vực giáo dục...
Tỉnh Bắc Giang vừa tổ chức lấy ý kiến cử tri về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025. Kết quả cho thấy đại đa số cử tri đi bỏ phiếu đồng thuận về việc sắp xếp lạiđơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Chưa bao giờ vấn đề đặt địa danh lại “nóng” như những ngày gần đây, khi các địa phương triển khai sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025. Vấn đề gây tranh luận nhất mà nhiều nhà quản lý cũng không ngờ tới là việc đặt tên địa danh sau sắp xếp.
Hà Nội hiện có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, 579 đơn vị hành chính cấp xã. Theo phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã của Hà Nội giai đoạn 2023-2025, các quận, huyện, thị xã có đơn vị hành chính cấp xã phải sáp nhập gồm: Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Đông, Đống Đa, Long Biên, Đan Phượng, Thường Tín, Quốc Oai, Ứng Hòa và Sơn Tây.
Theo Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030, đến ngày 31/12/2023, tất cả 56/56 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đơn vị hành chính thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023-2025 đã gửi phương án tổng thể đến Bộ Nội vụ. Trong đó, tổng số đơn vị hành chính thực hiện sắp xếp là 50 đơn vị cấp huyện, 1.243 đơn vị cấp xã.