Ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang tập trung nâng chất sản phẩm du lịch hiện có; nhất là các sản phẩm phục vụ những thị trường khách có khả năng tăng trưởng nhanh, nguồn khách lớn, có thể chi tiêu cao và lưu trú dài ngày như du lịch MICE (du lịch kết hợp hội thảo, triển lãm...), golf, tàu biển…
Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 21 năm 2025 vừa kết thúc thành công sau 4 ngày diễn ra với nhiều hoạt động thiết thực. Sự kiện được xem là bước khởi đầu cho một mùa du lịch hè đầy sôi động sắp tới.
Năm nay, Giỗ Tổ Hùng Vương rơi vào ngày thứ Hai đầu tuần, nên du khách sẽ có 3 ngày nghỉ liên tiếp để tham quan, trải nghiệm những điểm đến yêu thích. Trong dịp này, các đơn vị lữ hành đã “tung” ra nhiều gói tour thiết kế linh hoạt, phù hợp với nhu cầu của du khách.
Lượng khách du lịch quốc tế và nội địa tăng cao trong thời gian qua cho thấy những chủ trương, chính sách kích cầu du lịch đã phát huy hiệu quả. Đó là cơ sở, là động lực để ngành du lịch hiện thực hóa mục tiêu đón khoảng 22-23 triệu lượt khách quốc tế; phục vụ 120-130 triệu lượt khách nội địa trong năm nay.
Nhân kỷ niệm 15 năm hình thành và phát triển, cuối tuần qua, Câu lạc bộ (CLB) Lữ hành UNESCO Hà Nội tổ chức chương trình UNESCO Travel Fest 2025 với nhiều hoạt động xoay quanh chủ đề: “Nắm vận hội, hướng tương lai - Shape the future”.
Nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu cấp thiết của ngành du lịch trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay. Quy hoạch hệ thống du lịch quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ nhấn mạnh nhân lực du lịch là vấn đề quan trọng, cốt lõi nhất. Trong năm 2024, du lịch Việt Nam phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Thủ tướng Chính phủ đã tham dự ba cuộc xúc tiến du lịch ở nước ngoài nhằm thúc đẩy du lịch, chất lượng nhân lực du lịch một lần nữa được đề cập vì đây là yếu tố sống còn nhằm nâng cao chất lượng du lịch.
Tuần lễ Chuyển đổi số Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024 chủ đề “Công nghệ số - Động lực tăng trưởng mới của Thành phố Hồ Chí Minh” diễn ra trong hai ngày 22 và 23/10/2024. Đây là một trong những hoạt động điểm nhấn của chuỗi sự kiện hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia (10/10), thu hút sự quan tâm của các đại biểu đến từ các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp và người dân.
Ngày 15/8, tại thành phố Hội An (Quảng Nam) diễn ra hội thảo chuyên gia mô hình điểm du lịch xanh Quảng Nam và ký kết biên bản ghi nhớ Liên kết, hợp tác phát triển du lịch vùng phía bắc của tỉnh gồm: Hội An-Điện Bàn-Duy Xuyên (Quảng Nam).
Chiều 21/10, Trung tâm du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) tổ chức đón hơn 250 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành lớn trong nước tham gia chương trình Famtrip khám phá, trải nghiệm du lịch “Phong Nha- miền di sản diệu kỳ”.
Ngày 17/8, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo nhà nước về du lịch đã chủ trì cuộc họp bàn về tình hình triển khai các giải pháp thúc đẩy phục hồi du lịch, đánh giá việc thực hiện và đề xuất tháo gỡ khó khăn trong triển khai các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Ngành Du lịch toàn cầu đã có một năm 2021 học cách thích ứng với đại dịch Covid-19 kéo dài. Dịch bệnh sẽ vẫn có những biến đổi khó lường và trong năm 2022, các doanh nghiệp lữ hành được cho là sẽ chịu sự tác động của 10 xu hướng dưới đây.