Trước nhu cầu lớn của độc giả về phụ san đặc biệt kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước của Báo Nhân Dân, 5.000 bản phụ san đang được trao tặng cho người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng vào sáng 28/4, tại Cơ quan đại diện Báo Nhân Dân tại khu vực miền trung-Tây Nguyên.
Cuốn sách tái hiện một cách khách quan, chân thực chiến thắng của quân và dân ta cũng như sự thất bại thảm hại của đế quốc Mỹ và chế độ Việt Nam Cộng hòa trong con mắt quan sát của một người nước ngoài - nhà báo, nhà văn nổi tiếng người Italia Tiziano Terzani.
Còn 5 ngày nữa, Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) sẽ chính thức diễn ra. Các di tích lịch sử và các điểm vui chơi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đang đón lượng du khách trong và ngoài nước đến tham quan tăng đột biến.
Rất nhiều cuộc triển lãm được tổ chức trong những ngày tháng 4 lịch sử, nhưng Triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) do Báo Nhân Dân tổ chức có một chỗ đứng đặc biệt. Công nghệ hiện đại được tích hợp khiến những ký ức, bài học lịch sử trở nên sống động; công nghệ nâng tầm cảm xúc cho người xem, dù đó là những cựu chiến binh tóc bạc hay những em nhỏ với ánh mắt thơ ngây.
Giữa nhịp sống đầy hối hả, chị Nguyễn Thị Thùy Dương, vợ Thiếu tá Cao Anh Lê Phương, Chỉ huy trưởng Nhà giàn DK1/18 vẫn giữ cho mình những góc nhỏ đầy thiêng liêng và tỉ mỉ. Với tình yêu Tổ quốc, với bàn tay khéo léo, chị đã làm ra nhiều mô hình thu nhỏ của cột mốc chủ quyền nơi đảo xa, nhà giàn DK1, Dinh Độc Lập.
Chiều tối 22/4, quanh khu vực Dinh Độc Lập, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, hàng nghìn người đã tập trung chờ xem buổi tổng hợp luyện diễu binh lần thứ hai chuẩn bị cho kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
“Hùng ca thống nhất đất nước” của VietnamPlus có cách thể hiện mới lạ với game 3D tương tác mô phỏng biểu tượng bất diệt của Chiến thắng 30/4, khi xe tăng quân giải phóng húc đổ cổng Dinh Độc Lập.
“Từ sông Bến Hải đến Dinh Độc Lập” là hồi ký chiến trường sống động của Thiếu tướng Hoàng Đan, tái hiện chặng đường kháng chiến chống Mỹ đầy gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng.
Dinh Độc Lập là công trình kiến trúc đặc sắc, di tích lịch sử đặc biệt - nơi lưu giữ dấu ấn về ngày chiến thắng, kết thúc Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền nam, thống nhất đất nước. Dinh Độc Lập không chỉ mang vẻ đẹp kiến trúc mà còn là biểu tượng của nền hòa bình, thống nhất, là điểm tham quan hút khách bậc nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh mỗi dịp 30/4.
Sáng 16/4 tại hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức chương trình gặp mặt tôn vinh 50 đại biểu Mẹ Việt Nam Anh hùng, tướng lĩnh, Anh hùng Lực lượng vũ trang và cựu chiến binh trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2025), Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội kết hợp Bảo tàng Hà Nội tổ chức chương trình gặp mặt nhân chứng lịch sử và triển lãm mang tên “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” tại Bảo tàng Hà Nội.
Đối với nhà báo người Pháp Alain Thomas, ngày 30/4/1975 không chỉ là một cột mốc lịch sử mà còn là “một hình ảnh mang tính biểu tượng", hình ảnh chiếc xe tăng húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập.
Ngày 8/4/1975 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định. Bộ Chính trị quyết định thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch, do Đại tướng Văn Tiến Dũng làm Tư lệnh, đồng chí Phạm Hùng làm Chính ủy cùng nhiều cán bộ chủ chốt khác.
11 giờ 30 phút trưa 30/4/1975, cổng Dinh Độc Lập đã bị húc đổ, lá cờ của Quân Giải phóng tung bay ngay tại tổng hành dinh của chính quyền Sài Gòn trong niềm hân hoan, chờ đón của cả dân tộc. Từ đây, miền Nam đã hoàn toàn giải phóng, non sông Việt Nam thống nhất một dải.
Bước vào kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, các điểm vui chơi, tham quan tại trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh đón nhiều du khách. Các điểm vui chơi Thảo Cầm Viên, Dinh Độc Lập… tấp nập, nhộn nhịp.
Từ bức ảnh mà đồng nghiệp cũ tình cờ nhờ tìm trên tờ Nhân Dân, tôi đã may mắn gặp được người trong ảnh để nghe ông kể lại câu chuyện về con dấu của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa mà ông đã thu được tại Dinh Độc Lập trong những ngày miền nam vừa hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất năm 1975. Thú vị là con dấu đó đã nằm im trong quên lãng suốt 22 năm trước khi nó được tìm thấy lại và được đưa ra trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Nhân Dân trong hai ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5, các điểm tham quan tại Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút đông đảo du khách.
Nếu ai có dịp ghé thăm Bảo tàng tỉnh Thái Bình sẽ thấy ở gian chính giữa trưng bày trang trọng chiếc xe ô-tô màu trắng, hiệu Volkswagen còn khá nguyên vẹn. Ít người biết rằng, đây chính là hiện vật gắn liền với tên tuổi một huyền thoại tình báo nổi tiếng, đó là Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân Trần Văn Lai, người xã Vũ Đông, thành phố Thái Bình (tỉnh Thái Bình).
Trong ngày Quốc khánh 2/9, phi hành đoàn Vietjet trên khắp các chuyến bay đã mang tới cho khách hàng những món quà bất ngờ thú vị và lan tỏa tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc Việt Nam tới không chỉ khách hàng trong nước mà còn cả bạn bè, du khách quốc tế.