Thông tin từ Ban tổ chức Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII) cho biết, đại diện duy nhất của Việt Nam tranh giải ở hạng mục phim dài là bộ phim “Ngày xưa có một chuyện tình” của đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh, dựa trên tác phẩm văn học cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Đây cũng là phim được chọn chiếu khai mạc HANIFF VII.
Những khung hình đầu tiên của “Ngày xưa có một chuyện tình” đã được công bố, với những hình ảnh đẹp đến từng chi tiết của cảnh vật, vùng đất và con người Phú Yên. Sau 9 năm, một lần nữa lại có một bộ phim mang đến những kỳ vọng cho du lịch Phú Yên, khi đem đến cho khán giả những góc nhìn thật đẹp và đặc biệt về vùng đất này.
Mỗi năm, có một lượng lớn dự án phim điện ảnh Việt Nam ra mắt và nhiều phim được chọn dự thi quốc tế. Những thành quả bước đầu với giải thưởng vừa tầm mang đến tín hiệu vui, nhưng vẫn chưa tạo nên dấu ấn mang tính quy mô, tầm cỡ.
Theo thông tin từ Cục Điện ảnh, Cục đã ban hành Quyết định số 2799 /QĐ-BVHTTDL, theo đó, “Đào, Phở và Piano” sẽ là đại diện của điện ảnh Việt Nam tại vòng sơ tuyển giải Oscar 2024.
Sáng 10/9, tại trụ sở Báo Nhân Dân 71 Hàng Trống, Báo Nhân Dân phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Báo Văn hóa tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới”.
Tiếp nối thành công của Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần thứ Nhất, UBND thành phố Đà Nẵng tiếp tục chỉ đạo, Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam (VFDA) chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng, Công ty UNIMedia và các đơn vị tổ chức Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần thứ Hai, 2024 (Da Nang Asian Film Festival - DANAFF II) từ ngày 2-6/7 tại thành phố biển Đà Nẵng.
Liên hoan phim quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ nhất-năm 2024 đã khép lại sau những ngày hoạt động đầy sôi nổi, đồng thời mở ra giai đoạn mới cho sự phát triển của điện ảnh thành phố.
Tối 13/4, Lễ bế mạc Liên hoan phim Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ nhất đã được diễn ra tại Nhà hát Thành phố. Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đến dự.
Nhiều năm qua, phần lớn các bộ phim được nhà nước đầu tư đều ảm đạm doanh thu tại các phòng vé. Việc đặt ra vấn đề đổi mới cơ chế đặt hàng, tài trợ phim bằng ngân sách nhà nước đã được đặt ra bao nhiêu năm qua nhưng vẫn chưa có lời giải.
Thời gian qua, Điện ảnh Quân đội nhân dân liên tục tổ chức các Tuần phim tại Rạp chiếu phim của đơn vị ở Hà Nội để phục vụ miễn phí cho công chúng yêu điện ảnh vào các dịp lễ Tết, kỷ niệm. Các Tuần phim tập trung giới thiệu nhiều phim truyện, phim tài liệu tiêu biểu về đề tài chiến tranh cách mạng và hậu chiến với sự tham gia và phản hồi rất tích cực từ giới chuyên môn, khán giả.
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23 với thông điệp “Xây dựng công nghiệp điện ảnh Việt Nam giàu bản sắc dân tộc, hiện đại và nhân văn” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức vừa khép lại bằng dư âm tốt đẹp. Phim truyện điện ảnh “Tro tàn rực rỡ” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên đoạt tới 5 giải thưởng quan trọng, trong đó có Bông sen vàng.
Tối 21/11, tại Quảng trường Lâm Viên, thành phố Đà Lạt, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng khai mạc Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 23. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự và đánh cồng khai mạc.
“Phác thảo điện ảnh Việt Nam thời đổi mới và hội nhập” - tập tiểu luận phê bình điện ảnh gần 400 trang của Tiến sĩ Ngô Phương Lan vừa ra mắt đã thu hút sự quan tâm của giới làm nghề và công chúng. Nhiều bài viết được đánh giá như những công trình nghiên cứu giá trị mà tác giả đã đúc kết trong hơn ba mươi năm lao động, gắn bó và cống hiến cho ngành điện ảnh.
Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam đã công bố Bộ Chỉ số hấp dẫn quay phim-PAI. Bộ chỉ số này được thực hiện tại 10 tỉnh, thành phố trên cả nước và Phú Yên được đánh giá là tỉnh dẫn đầu về Bộ chỉ số PAI. Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam cũng đã ký kết với tổ chức Liên hoan phim Ấn Độ (IFFW) về hợp tác làm phim tại Việt Nam.
Thời gian qua, nhiều bộ phim được chuyển thể từ tác phẩm văn học đã nhận được sự quan tâm, đón nhận nồng nhiệt của khán giả. Tuy nhiên cũng xuất hiện không ít bộ phim có nội dung sai lệch so với nguyên tác, gây cảm xúc tiêu cực cho khán giả, tạo nên những tranh cãi, phản ứng trong dư luận xã hội.
Hướng tới Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 23 tổ chức tại Đà Lạt (Lâm Đồng), Điện ảnh Quân đội có tới 12 bộ phim vào vòng chung khảo (chín phim tài liệu và ba phim khoa học).
Tiến sĩ Ngô Phương Lan là người có hơn 30 năm gắn bó với điện ảnh Việt Nam, từ cả góc độ của một nhà phê bình, lý luận và là nhà quản lý. Những trăn trở, băn khoăn cũng như tình yêu, sự đam mê dành cho điện ảnh trong suốt 30 năm làm nghề đã được chị “gói ghém” lại trong cuốn sách “Phác thảo Điện ảnh Việt Nam thời đổi mới và hội nhập”, vừa ra mắt độc giả yêu điện ảnh.
Ngày 20/9, tác phẩm đầu tay “Bên trong vỏ kén vàng” của đạo diễn Phạm Thiên Ân chính thức ra mắt công chúng Pháp. Trước đó, bộ phim đã giành giải “Ống kính vàng” danh giá tại Liên hoan phim Cannes 2023.
Thời gian qua, việc một số bộ phim do nước ngoài sản xuất bị cơ quan chức năng kiên quyết xử lý, cấm phổ biến tại Việt Nam vì có nội dung xuyên tạc lịch xử, vi phạm chủ quyền quốc gia đã nhận được sự ủng hộ, đồng tình và đánh giá cao của dư luận.
Kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy: Phim ảnh và âm nhạc là con đường để "tiếp thị" hình ảnh đất nước, con người nhanh, hiệu quả. Sở hữu kho tài sản khổng lồ về bối cảnh phim nhưng điện ảnh Việt Nam vẫn chưa thật sự "làm giàu" được từ khối tài sản này, là điều trăn trở của các cơ quan quản lý và các nhà sản xuất phim.
Nhật Bản là quốc gia có nền công nghiệp hoạt hình lâu đời và tầm ảnh hưởng rộng rãi trên thế giới, trong khi Việt Nam được đánh giá cao về nguồn nhân lực trẻ, sáng tạo và tâm huyết. Thời gian qua, những cuộc gặp gỡ, diễn đàn về lĩnh vực điện ảnh nói chung, phim hoạt hình nói riêng đã cho thấy tiềm năng rộng mở để phát triển mối quan hệ hợp tác giữa các họa sĩ, kỹ thuật viên, nhà sáng tạo nội dung và đơn vị sản xuất phim hoạt hình hai nước.
Giải thưởng mong đợi và danh giá nhất tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần thứ Nhất 2023 - DANAFF I với chủ đề là “Việt Nam hội nhập” đã được trao cho đạo diễn trẻ Hà Lệ Diễm với bộ phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương (Children of the Mist). Đây là bộ phim tài liệu của Việt Nam, kể về tuổi thơ bị đánh mất của một cô bé người dân tộc Mông.
Phim tài liệu “Những đứa trẻ trong sương” của nữ đạo diễn Hà Lệ Diễm hiện đang là cái tên cho nhiều người yêu mến điện ảnh nước nhà tự hào. Tác phẩm là phim Việt đầu tiên lọt vào danh sách rút gọn Top 15 Phim tài liệu xuất sắc Lễ trao giải Oscar 2023. Đây là một điểm sáng nổi bật của nền điện ảnh Việt Nam đầu năm nay.
Đạo diễn phim “Đêm tối rực rỡ!” Aaron Toronto cho rằng dòng phim thương mại có mối quan hệ khăng khít và quyết định sống còn tới sự phát triển của dòng phim nghệ thuật.
Tiếp nối thành công từ phần một và phần hai với sự đón nhận tích cực từ khán giả, phần ba bộ phim “Chạm vào hạnh phúc” của đạo diễn Mai Long sẽ tiếp tục được đầu tư sản xuất để ra mắt công chúng với sự tham gia diễn xuất của cả nghệ sĩ trong nước và quốc tế.
Báo Nhân Dân nhận được thư của bạn đọc đến từ phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, bày tỏ, qua theo dõi trên sóng truyền hình Việt Nam được biết, Giải thưởng Điện ảnh Cánh diều năm 2021 của Hội Điện ảnh Việt Nam cho hạng mục phim truyện điện ảnh đã xướng tên các đề cử: Bẫy ngọt ngào, Maika-Cô bé đến từ hành tinh khác, Bình minh đỏ, Đêm tối rực rỡ. Kết quả, phim Đêm tối rực rỡ đã đoạt giải Cánh diều Vàng.
Kể từ năm 1970 đến nay, Liên hoan phim Việt Nam (LHP) đã trải qua 21 kỳ liên hoan, với nhiều dấu ấn lưu lại nền điện ảnh Việt Nam. Là sự kiện điện ảnh uy tín, chất lượng, nhưng sức lan tỏa và mức độ phổ biến còn chưa cao, điều này khiến nhiều chuyên gia cho rằng LHP Việt Nam cần có những thay đổi để trở nên chuyên nghiệp hơn, trở thành thương hiệu Quốc gia.