Lễ bế mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024 quy tụ không chỉ các nghệ sĩ quốc tế mà còn cả đông đảo các nghệ sĩ Việt Nam được khán giả yêu thích, cùng nhiều thế hệ nghệ sĩ gạo cội của điện ảnh Việt Nam.
Dòng phim lịch sử vốn rất hấp dẫn và mang nhiều giá trị giáo dục, văn hóa, nhưng hiện nay phần lớn các nhà làm phim Việt Nam vẫn khá e dè khi nói đến việc thực hiện một bộ phim về đề tài này. Có quá nhiều áp lực và khó khăn đối với việc làm phim lịch sử, mặc dù chính sách khuyến khích dòng phim này đã có, như lời PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội chia sẻ.
Tối 7/11, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII năm 2024 đã chính thức khai mạc tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội với với sự góp mặt của đông đảo các nghệ sĩ, nhà làm phim, nhà sản xuất, khách mời trong nước và quốc tế, cùng công chúng yêu điện ảnh của Hà Nội.
Trong khuôn khổ Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII năm 2024, triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” do Viện Phim Việt Nam thực hiện đã chính thức khai mạc ngày 7/11 tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia 87 Láng Hạ, Hà Nội.
Sáng 7/11, Chợ Dự án, hoạt động đầu tiên của Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024 đã chính thức khai mạc, với 8 dự án phim lọt vào vòng thuyết trình sau khi được lựa chọn từ gần 70 dự án đăng ký tham gia.
Ngày 7/11 tới, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội chính thức khai mạc với hàng trăm buổi chiếu phim trải khắp trên địa bàn thành phố Hà Nội, với sự góp mặt của đông đảo nghệ sĩ, nhà làm phim, nhà sản xuất trong nước và quốc tế, cũng như những cơ hội mới để trải nghiệm, tiếp cận và khám phá điện ảnh thế giới.
Ngày 2/11 tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia đã diễn ra Lễ ra quân tình nguyện viên hỗ trợ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII 2024 (HANIFF VII) với sự tham gia của 100 tình nguyện viên.
Thông tin từ Ban tổ chức Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII) cho biết, đại diện duy nhất của Việt Nam tranh giải ở hạng mục phim dài là bộ phim “Ngày xưa có một chuyện tình” của đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh, dựa trên tác phẩm văn học cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Đây cũng là phim được chọn chiếu khai mạc HANIFF VII.
Trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII, sẽ có 3 buổi chiếu phim ngoài trời dành cho khán giả tại không gian phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tại đây, khán giả không chỉ được thưởng thức những bộ phim tham dự Liên hoan phim, mà còn có cơ hội gặp gỡ, trao đổi, trò chuyện trực tiếp với một số đoàn làm phim.
Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sẽ có 42 bộ phim Việt Nam tham gia Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII) ở các hạng mục Phim dài dự thi, Phim ngắn dự thi và Phim Việt Nam đương đại.
Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII), diễn ra tại Hà Nội từ ngày 7 đến 11/11.
Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Cục Điện ảnh, với khẩu hiệu "Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh", Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII) sẽ diễn ra từ ngày 7 đến 11/11, gồm nhiều hoạt động phong phú nhằm giới thiệu và tôn vinh những tác phẩm xuất sắc của nhiều quốc gia trên thế giới.
Nhiều địa phương đã giới thiệu không chỉ phong cảnh đẹp, mà còn cả những nét đẹp trong văn hóa, phong tục truyền thống, lối sống hằng ngày tới các hãng phim, nhà làm phim, mời gọi thực hiện những bộ phim trên quê hương mình. Mong mỏi về những điểm du lịch, check-in mới “bùng nổ” như Ninh Bình trong “Kong-Skull Island” hay Phú Yên trong “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” đang được các địa phương nỗ lực biến thành hiện thực.
Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VI khép lại với những ấn tượng thật đặc biệt. Giải thưởng cao nhất đã trao cho đại diện điện ảnh Brazil “Paloma”. Một số phim ngắn và dự án phim của Việt Nam cũng được đánh giá cao và giành được giải thưởng.
Trong khuôn khổ Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VI (HANIFF VI), các nghệ sĩ điện ảnh trong nước và quốc tế đã có dịp trải nghiệm những di sản văn hóa truyền thống độc đáo của Việt Nam tại vùng đất Kinh Bắc.
Kể từ lần đầu tiên được tổ chức nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, cho đến nay Liên hoan phim quốc tế Hà Nội đã trở thành một trong những sự kiện điện ảnh lớn nhất và được mong chờ nhất trong năm.
“Hoa Nhài”, bộ phim tạm coi là tác phẩm cuối cùng của NSND Đặng Nhật Minh, vị đạo diễn năm nay đã ở vào tuổi 84, trong buổi công chiếu đầu tiên đã không còn một chỗ trống. Trung tâm chiếu phim quốc gia lần đầu tiên đã phải mở thêm một phòng chiếu song song với 200 ghế nữa để phục vụ khán giả.
Một trong những nội dung được người hâm mộ đón đợi nhất ở các kỳ Liên hoan phim cả trong nước và quốc tế là Thảm đỏ. Năm nay, trải qua 2 năm vắng bóng vì bệnh dịch, niềm vui trên thảm đỏ của cả người hâm mộ và nghệ sĩ dường như đều được nhân đôi.
Tối 8/11, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VI-2022 đã chính thức khai mạc tại Hà Nội, mở đầu cho chuỗi ngày của những bữa tiệc điện ảnh, của những người yêu mến nghệ thuật thứ bảy và yêu Hà Nội.
Sáng 8/11, tại khách sạn Daewoo, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm “Bối cảnh quay phim là các di tích, di sản văn hóa của Hà Nội”. Triển lãm do Viện Phim Việt Nam thực hiện, gồm 200 bức ảnh từ các bộ phim và ảnh nghệ thuật của các nhiếp ảnh gia về phong cảnh và di sản Hà Nội.
Sáng 8/11, tại khách sạn Daewoo, Chợ Dự án phim trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội đã chính thức khai mạc. Có 6 dự án phim được lựa chọn thuyết trình tại Chợ Dự án.
3 điểm chiếu trong nhà, 3 buổi chiếu ngoài trời, cùng 123 bộ phim đặc sắc nhất của điện ảnh Việt Nam và thế giới sẽ được giới thiệu tới khán giả trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VI-2022, bắt đầu từ ngày 8/11.
Ngày 6/11, tại Trung tâm chiếu phim quốc gia (Hà Nội), đã diễn ra Lễ ra quân tại Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VI với 100 tình nguyện viên là sinh viên của nhiều trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội.
Triển lãm “Bối cảnh quay phim là các di tích, di sản văn hóa của Hà Nội” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Viện Phim Việt Nam thực hiện trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VI, diễn ra từ ngày 8 đến hết ngày 12/11 tại khách sạn Daewoo, Hà Nội.
Cục Điện ảnh đã chính thức công bố trailer chính thức của Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VI với những hình ảnh quảng bá về lịch sử, văn hóa, du lịch và ẩm thực Hà Nội.
Trải qua giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng đại dịch Covid-19, ngành điện ảnh bước đầu có dấu hiệu phục hồi, một số phim ra rạp đạt doanh thu cao. Tuy nhiên, bức tranh toàn cảnh của điện ảnh vẫn có phần ảm đạm bởi số phim nổi bật về chất lượng, doanh thu... vẫn còn ít. Đây là mối băn khoăn trước thềm Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ 6 sắp diễn ra.
Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ đã phê duyệt Đề án tổ chức Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VI (HANIFF VI), dự kiến diễn ra tại Hà Nội vào giữa tháng 11 tới.
Quyết định số 613/QĐ-BVHTTDL vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành, trong đó nêu rõ Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội (HANIFF VI) sẽ diễn ra trong quý IV/2022.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội về việc lùi thời gian tổ chức Liên hoan phim quốc tế Hà Nội (HANIFF VI) sang năm 2022.