Tọa đàm trực tuyến: “Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới”

NDO - Sáng 10/9, tại trụ sở Báo Nhân Dân 71 Hàng Trống, Báo Nhân Dân phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Báo Văn hóa tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới”.
Tọa đàm trực tuyến: “Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới”

Tham dự buổi tọa đàm có đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Cùng dự có lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; lãnh đạo UBND các tỉnh/ thành phố; lãnh đạo các đơn vị thuộc Báo Nhân Dân; đại diện Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Liên chi hội Lữ hành Việt Nam; Hiệp hội Xúc tiến và Phát triển điện ảnh Việt Nam (VFDA); các chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp du lịch, điện ảnh…

Tọa đàm nhằm làm rõ tiềm năng, thực trạng hợp tác phát triển du lịch-điện ảnh của Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp để phát triển du lịch nói chung, hợp tác du lịch-điện ảnh nói riêng, tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế tới Việt Nam; khẳng định vai trò của ngành du lịch và ngành điện ảnh đối với nền kinh tế đất nước.

Tọa đàm có sự tham gia của các cơ quan, đơn vị quản lý và hoạt động trong lĩnh vực du lịch, điện ảnh, xúc tiến quảng bá như đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam; Liên chi hội Lữ hành Việt Nam; đại diện Hiệp hội Xúc tiến và Phát triển điện ảnh Việt Nam (VFDA); các chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp du lịch, điện ảnh; đại diện các cơ quan báo chí trung ương và địa phương…

Tại Tọa đàm, các đại biểu, diễn giả sẽ làm rõ tiềm năng, thực trạng hợp tác phát triển du lịch và điện ảnh Việt Nam, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hợp tác phát triển du lịch, điện ảnh của Việt Nam; từ đó đề ra các giải pháp để phát huy thế mạnh, tiềm năng du lịch, điện ảnh ở Việt Nam.

Ngoài ra, các diễn giả cũng làm rõ các giải pháp để thu hút các nhà đầu tư, nhà làm phim và khách du lịch Hoa Kỳ tới Việt Nam.

Đồng thời, đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cũng nêu những nội dung chính của Chương trình Xúc tiến Du lịch-Điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ; thảo luận về công tác quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam và những đổi mới trong công tác này thời gian tới.

CẦN THIẾT XÂY DỰNG CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG CHO NGÀNH DU LỊCH THEO CÁCH LÀM MỚI

Phát biểu tại tọa đàm, đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng phát triển du lịch, quan tâm đầu tư để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, qua đó thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ các ngành khác.

Nghị quyết 08-NQ/TW năm 2017 đưa ra quan điểm: Phát triển du lịch bền vững; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ môi trường và thiên nhiên; giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm và an sinh xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Sau đại dịch Covid-19, khi kinh tế rơi vào thời kỳ khó khăn, Nghị quyết số 82/NQ-CP năm 2023 tiếp tục đưa ra nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững. Trong đó, chú trọng phát triển, làm mới loại hình, dịch vụ du lịch đa dạng, độc đáo trên cơ sở tiềm năng, lợi thế cạnh tranh, gắn với phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với các Bộ, ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương đã có những kế hoạch, chương trình cụ thể nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch một cách đồng bộ, liên ngành. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vừa phục hồi sau Covid-19 còn nhiều khó khăn, nhưng với nhiều nỗ lực, chúng ta đã đạt được những kết quả khả quan và có được những tín hiệu đáng mừng.

Du lịch trong nước đang phục hồi ngoạn mục và nhân đà tăng trưởng trở lại đó, việc đẩy mạnh truyền thông quảng bá, xây dựng chương trình truyền thông quảng bá, chiến dịch truyền thông theo cách làm mới là điều hết sức cần thiết.

Tọa đàm trực tuyến: “Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới” ảnh 1

Đồng chí Lê Quốc Minh phát biểu tại tọa đàm.

Những năm gần đây, Báo Nhân Dân - với tư cách là một đơn vị báo chí chính thống của Đảng và Nhà nước, diễn đàn của Nhân dân - đã chủ động xây dựng nhiều tuyến thông tin tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, vẻ đẹp của con người và những giá trị đặc biệt độc đáo của văn hóa Việt Nam.

Hệ thống ấn phẩm phong phú, đa dạng của Báo Nhân Dân gồm báo hằng ngày, báo tuần, báo tháng, báo điện tử và truyền hình luôn dành thời lượng đáng kể cho các chuyên trang, chuyên mục, các bài viết đặc sắc về du lịch gắn liền văn hóa, nghệ thuật của nước nhà. Các kênh mạng xã hội của Báo Nhân Dân cũng góp phần thúc đẩy mạnh mẽ nội dung này.

Báo Nhân Dân còn thực hiện các dự án lớn, dài hơi để kết nối, lồng ghép quảng bá du lịch với văn hóa Việt Nam đến với bạn bè thế giới. Trong năm 2023, Báo Nhân Dân đã phối hợp với các đối tác thực hiện chương trình đầu tiên của dự án Good Morning Vietnam với đêm diễn đầy cảm xúc của nghệ sĩ saxophone huyền thoại Kenny G. Video âm nhạc quảng bá những thắng cảnh của Hà Nội được thực hiện sau đó đã gây tiếng vang lớn, trở thành một sản phẩm quảng bá du lịch hiếm thấy. Ngày mai (11/9), Báo Nhân Dân cũng sẽ có buổi họp báo công bố chương trình thứ 2 của dự án này.

Không nằm ngoài mục tiêu đó, cuộc tọa đàm hôm nay với tiêu đề: “Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới” do Báo Nhân Dân và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp thực hiện, cũng mong muốn là dịp để lắng nghe và lan tỏa những ý kiến, chia sẻ của các chuyên gia, các nhà quản lý, các lãnh đạo từ nhiều đơn vị về những kiến thức, kinh nghiệm, đưa ra những đề xuất, giải pháp phù hợp để thúc đẩy phát triển du lịch từ một khía cạnh mới đầy tiềm năng: Du lịch thông qua điện ảnh, văn hóa.

Tại cuộc tọa đàm này, Báo Nhân Dân mong muốn nhận được những phân tích cụ thể, những đề xuất từ thực tế, để từ đó làm rõ tiềm năng, thực trạng phát triển của ngành du lịch-điện ảnh hiện nay, đưa ra những giải pháp để phát triển bứt phá trong tương lai, xứng đáng với truyền thống văn hóa, di sản độc đáo, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp của đất nước ta.

LIÊN KẾT GIỮA ĐIỆN ẢNH VÀ DU LỊCH LÀ XU HƯỚNG TẤT YẾU

Tọa đàm trực tuyến: “Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới” ảnh 2

Bộ trưởng Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng và Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Lê Quốc Minh tại tọa đàm.

Phát biểu tại tọa đàm, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, đây là lần thứ hai Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Bộ Biên tập Báo Nhân Dân ngồi lại với nhau để tìm các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển ngành du lịch nước nhà.

Cách đây 2 năm, sau đại dịch Covid-19, cuộc tọa đàm đầu tiên đã để lại dấu ấn tốt đẹp, từ kênh truyền thông chính thống của báo Đảng, chúng ta đã lan tỏa được thông điệp “người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”, từ đó du lịch nội địa đã trở thành bệ đỡ cho tăng trưởng của ngành trong bối cảnh chưa hoàn toàn mở cửa.

Bộ trưởng nhấn mạnh một số vấn đề, trước hết là về thể chế, chính sách cho phát triển du lịch. Đây được xác định là một trong những nguồn lực, khai thông nguồn lực phải bắt đầu từ thể chế. Bộ trưởng mong muốn dưới góc độ truyền thông, các đại biểu sẽ góp ý cho cơ quan nhà nước, cấp có thẩm quyền xem xét, luận giải, tìm ra hướng giải quyết trong thời gian tới.

Theo Bộ trưởng, đến giờ này, có thể khẳng định, du lịch Việt Nam đã được Đảng, Nhà nước Việt Nam quan tâm, nhân dân đồng tình, ủng hộ, và vấn đề về thể chế đã được xác lập, trong đó có Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và các chương trình, kế hoạch hành động của Chính phủ về thúc đẩy phát triển du lịch.

Thời gian tới, Bộ trưởng cho rằng cần phải đẩy mạnh hơn nữa truyền thông về các chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Chính phủ để tất cả người dân, doanh nghiệp nắm vững, từ đó cùng hệ thống chính trị thúc đẩy du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Một vấn đề khác được Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đề cập là công tác quy hoạch, xây dựng hạ tầng du lịch, tạo ra sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn đã góp phần vào những kết quả tích cực về thu hút du khách của du lịch Việt Nam trong những tháng đầu năm 2024. Cùng với đó là những nỗ lực quản trị điểm đến, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch được triển khai một cách bài bản, được quốc tế ghi nhận bằng các giải thưởng danh giá.

Tọa đàm trực tuyến: “Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới” ảnh 3

Bộ trưởng Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu tại tọa đàm.

Cũng theo Bộ trưởng, ngành du lịch Việt Nam đã chủ động liên kết các ngành văn hóa, luôn xác định sản phẩm du lịch phải mang đậm dấu ấn văn hóa. Trong 12 lĩnh vực của công nghiệp văn hóa, điện ảnh và du lịch là 2 ngành trọng tâm. Sự liên kết giữa hai ngành này sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển.

Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẳng định quyết tâm tập trung phát triển điện ảnh, điện ảnh phải liên kết với du lịch. Tính hiệu quả của sự liên kết này đã được kiểm chứng trên thực tế thông qua các sự kiện, chương trình liên kết mà qua đó, các nhà làm phim đã ký kết hợp tác với chính quyền, góp phần quảng bá du lịch địa phương, thu hút du khách.

Bộ trưởng cho biết, thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục phối hợp các đơn vị, địa phương tổ chức các chương trình đẩy mạnh liên kết quảng bá du lịch với các ngành khác. Đáng chú ý, Bộ sẽ cùng các bộ, ngành tổ chức một chương trình xúc tiến du lịch thông qua điện ảnh tại Hollywood, và kế hoạch này đang được gấp rút triển khai, hoàn thiện.

Nhắc lại những kết quả và những công việc đã làm, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng khẳng định, liên kết giữa điện ảnh và du lịch là một hướng đi đúng và là xu hướng tất yếu để phát triển quảng bá du lịch một cách hữu hiệu.

“Khi nói về quảng bá, thu hút khách du lịch thông qua việc xây dựng các tác phẩm điện ảnh, chúng ta nhận thấy rõ sức mạnh của điện ảnh không chỉ là một lĩnh vực nghệ thuật, mà còn là một lĩnh vực của văn hóa. Nếu biết gắn kết sức mạnh này sẽ tạo ra sức lan tỏa rất cao trong quảng bá, giới thiệu về du lịch”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bạn đọc

Nhà báo Lại Thúy Hà:

Cần có một chiến lược lâu dài cho sự phát triển bền vững giữa du lịch và điện ảnh như thế nào trong thời gian tới? Đặc biệt là việc tạo mối liên kết giữa "Doanh nghiệp du lịch - Nhà hoạt động điện ảnh - Địa phương- Cơ quan quản lý nhà nước" trong việc xây dựng các sản phẩm du lịch gắn với điện ảnh như thế nào để thu hút các nhà làm phim thế giới và du khách quốc tế đến Việt Nam?

Thứ trưởng Hồ An Phong

Thứ trưởng Hồ An Phong:

Chiến lược phát triển từng ngành chúng ta đã có, luật pháp chúng ta đã xây dựng, tới đây Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các ngành làm đầu mối để tham mưu xây dựng chiến lược phát triển các ngành công nghiệp, văn hóa của Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn 2045.

Trong các ngành văn hóa Việt Nam có các ngành điện ảnh và ngành du lịch văn hóa nên tôi nghĩ rằng trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam sẽ đề cập nhiều về chiến lược của hai ngành này để thúc đẩy phát triển hiệu quả cao hơn.

Tọa đàm trực tuyến: “Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới” ảnh 6

Thứ trưởng Hồ An Phong phát biểu tại tọa đàm.

Trong chương trình tọa đàm hôm nay tôi thấy các đại biểu phát biểu rất sâu và gợi mở nhiều ý kiến hay đóng góp cho cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan quản lý của Bộ sẽ tiếp thu và nghiên cứ để đưa vào phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam trong thời gian tới.

Chúng tôi thấy nhiều vấn đề như chính sách về thuế, chính sách về các luật pháp liên quan để tháo gỡ khó khăn thúc đẩy có những hỗ trợ phát triển. Cùng với đó, cũng phải có những quy chế phối hợp hai bên chiều ngang và chiều dọc, phù hợp cơ quan Nhà nước với các doanh nghiệp với các tổ chức xã hội và các hiệp hội điện ảnh, hiệp hội du lịch các ngành với các địa phương tạo ra sự phù hợp lâu dài, bền vững, phải có lộ trình mang tính chiến lược bài bản, kết hợp từ xây dựng sản phẩm đến quảng bá xúc tiến đến các chính sách rất cần thiết.

Chúng ta phải nghiên cứu xem các nơi có điện ảnh phát triển chúng ta học tập và xúc tiến không chỉ đi đến các trung tâm điện ảnh để xúc tiến mà chúng ta tổ chức các cuộc xúc tiến điện ảnh ở Việt Nam kết hợp du lịch, lắng nghe để hiểu đoàn phim họ muốn gì, sự phù hợp như thế nào.

Tôi nghĩ rằng mỗi bộ phim như vậy họ đầu tư từ 10 triệu đến 30 triệu USD, quay ở địa phương nào thì vùng đất đó sẽ phát triển, kinh phí đầu tư sẽ rơi vào các doanh nghiệp, trong nhân dân, trong thuế, hưởng rất nhiều lợi từ dự án phim. Hưởng lợi vô giá đó là mặt truyền thông, thương hiệu, giới thiệu điểm đến...

Từ những gợi mở trong Tọa đàm hôm nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tiếp tục có nhiều hoạt động hơn nữa quan tâm đến lĩnh vực này.

Bạn đọc

Nhà báo Lại Thúy Hà:

Du lịch văn hóa là một trong 13 ngành công nghiệp văn hóa được xác định trong “Chiến lược các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, vì thế, chúng ta cũng cần có nhiều cơ chế, chính sách hơn nữa nhằm tạo sức hút với các đoàn làm phim trong nước và quốc tế. Nhất là hình thành cơ sở vật chất hiện đại, chính sách ưu đãi như: Hỗ trợ địa điểm, lưu trú, đơn giản hóa các thủ tục cấp phép, ưu đãi các đoàn làm phim được vay vốn với lãi suất thấp… Việc này đã được triển khai như thế nào ở Việt Nam? Việt Nam có những địa điểm nào thực sự hấp dẫn với các đoàn làm phim nước ngoài? Chúng ta học được gì từ Hàn Quốc, Thái Lan... trong việc dùng điện ảnh để thúc đẩy du lịch và phát triển ngành công nghiệp điện ảnh?

Ông Đỗ Quốc Việt

Ông Đỗ Quốc Việt:

Về thể chế, khai thông nguồn lực, trong lĩnh vực điện ảnh, chúng tôi đã chủ động có những hỗ trợ cho phát triển du lịch có xúc tiến cho du lịch. Vừa qua, trong Luật Điện ảnh có phối hợp chặt chẽ, để “chắp đôi cánh” cho phát huy tiềm năng các lĩnh vực khác, đặc biệt là du lịch.

Chúng tôi đã tạo cơ chế phát triển du lịch qua lĩnh vực điện ảnh bằng cải cách thủ tục hành chính. Chúng tôi đã cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính để từng bước xây dựng cơ chế ưu đãi, khuyến khích cho lĩnh vực điện ảnh.

Vừa qua, từ 11 thủ tục hành chính từ 2006-2009 đến giờ còn 5 thủ tục hành chính trong lĩnh vực điện ảnh.

Kịch bản trước đây yêu cầu kịch bản toàn phần để thực hiện hồ sơ cấp phép, giờ chỉ còn kịch bản tóm tắt phim và kịch bản chi tiết nội dung đối với bối cảnh quay phim tại Việt Nam.

Tọa đàm trực tuyến: “Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới” ảnh 9

Ông Đỗ Quốc Việt, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh phát biểu tại tọa đàm.

Hay như giảm thời gian tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục còn 20 ngày, bằng 2/3 thời gian so với trước đây.

Chúng tôi cũng tiến hành chuyển đổi số trong công tác hành chính, nâng cấp cấp độ 3 lên cấp độ 4, có giải pháp tạo điều kiện cho tất cả các bên, đặc biệt cho các nhà làm phim nước ngoài tại Việt Nam.

Chúng tôi đã xây dựng chung các khung liên quan đến ưu đãi, về thuế, nguồn lực …

Thời gian qua, liên quan đến cấp phép đã có nhìn nhận, đánh giá về những khác biệt văn hóa, chúng tôi cũng tiếp nhận để có cái nhìn mới sao cho hòa nhập, hội nhập, nhưng không hòa tan, những gì cần điều chỉnh được chúng tôi đã điều chỉnh.

Khi xây dựng Luật Điện ảnh, chúng tôi đều có đánh giá tác động, tham khảo kinh nghiệm các quốc gia phát triển ở khu vực và thế giới như Pháp, Singapore, … Trên cơ sở đó, chúng tôi tổng hợp và đưa ra các khung pháp lý để tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhất, và xây dựng một số phương án để tham mưu, đề xuất khi xây dựng các chính sách liên quan về phát triển du lịch.

Bạn đọc

Bạn đọc Trần Thị Thanh Hà (Thanh Xuân, Hà Nội):

Hiện nay, có nhiều nền điện ảnh châu Âu, châu Á, Mỹ La tinh cũng phát triển mạnh. Chúng ta có kế hoạch thu hút họ không hay chỉ nhắm tới Hollywood, Bollywood?

Ông Nguyễn Quý Phương

Ông Nguyễn Quý Phương:

30 năm trước, công tác quảng bá về du lịch còn rất hạn chế. Năm 1992, những phim như: Đông Dương, Người tình, Điện Biên Phủ phát hành, thì lúc ấy, Vịnh Hạ Long trở nên nổi tiếng với thế giới nhờ phim ảnh. Có thể nói, giai đoạn khởi đầu của du lịch Việt Nam có tác động rất lớn từ những bộ phim điện ảnh đến công tác xúc tiến.

Hiện với mức hạ tầng phát triển tốt, chúng ta cần phải đổi mới công tác quảng bá, và rõ ràng chúng ta thấy việc phát huy vai trò điện ảnh trong quảng bá du lịch rất tốt. Hiện nay, chúng ta đang tranh thủ nền điện ảnh tiên tiến thế giới như Hollywood, Bollywood, tiếp cận nhiều Liên hoan phim như Cannes, Pháp, châu Âu… Việt Nam cũng có một số lợi thế về phát triển điện ảnh, quảng bá du lịch như tổ chức Liên hoan phim châu Á.

Tọa đàm trực tuyến: “Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới” ảnh 12

Ông Nguyễn Quý Phương.

Tôi nghĩ rằng, việc kết hợp du lịch điện ảnh thông quan sự kiện mời các nhà làm phim, ngôi sao điện ảnh đến Việt Nam sẽ tạo hiệu ứng ban đầu. Đây không chỉ là hiệu ứng qua phim ảnh, mà khi người nổi tiếng đến Việt Nam, các địa phương và ngành du lịch sẽ là điểm đến của nhiều khách du lịch.

Tôi mong muốn Nhà nước sớm có những ưu đãi cho ngành điện ảnh và các địa phương vừa đề xuất, để tạo ra dịch vụ du lịch, và thu lợi không chỉ từ công tác truyền thông, cung cấp dịch vụ.

Hiện nay, chúng ta có nhiều khách sạn, resort 5 sao… để phục vụ các nhà làm phim đến Việt Nam. Đây là cơ hội sau khi truyền thông về bộ phim đến khán giả, ngành du lịch sẽ có cơ hội tạo ra sản phẩm thông qua các bộ phim điện ảnh hấp dẫn, để thu hút khách du lịch.

Đây là sự đổi mới để chúng ta tạo ra những sản phẩm điện ảnh-du lịch, thể thao-du lịch và những sản phẩm như: du lịch sinh thái, nông nghiệp, y tế, sức khỏe hay những sản phẩm mới của ngành du lịch hướng tới.

Bạn đọc

Nhà báo Lại Thúy Hà:

Hoa Kỳ là thị trường rất tiềm năng, doanh nghiệp đã có sự nghiên cứu, tiếp cận và xúc tiến tới thị trường này như thế nào? Doanh nghiệp sẽ giới thiệu những gì tới thị trường này trong Cuộc xúc tiến du lịch- điện ảnh Việt Nam sắp tới tại Hoa Kỳ do Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức? Doanh nghiệp đặt ra mục tiêu nào cho thị trường này?

Bà Phạm Thu Hằng

Bà Phạm Thu Hằng:

Hoa Kỳ là một thị trường lớn và đầy tiềm năng, đặc biệt đối với ngành công nghiệp điện ảnh. Để tiếp cận thị trường này, chúng tôi đã thực hiện nhiều hoạt động nghiên cứu và chiến lược tiếp cận cụ thể:

Đầu tiên, chúng tôi nghiên cứu kỹ lưỡng về nhu cầu, sở thích của các nhà làm phim và đạo diễn Hollywood, cũng như những yêu cầu đặc thù khi chọn một địa điểm quay phim. Ninh Bình với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và các di sản văn hóa đặc sắc như Tràng An, Bái Đính, và Tam Chúc, chắc chắn đáp ứng tốt các tiêu chí này.

Thông qua sự kiện xúc tiến du lịch và điện ảnh lần này tại Hoa Kỳ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, chúng tôi sẽ giúp thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các đối tác quốc tế, các hiệp hội điện ảnh lớn tại Hoa Kỳ, mang Hollywood về Việt Nam, để quảng bá mạnh mẽ hình ảnh đất nước con người Việt Nam nói chung và Ninh Bình như một điểm đến lý tưởng cho các dự án điện ảnh quốc tế.

Tọa đàm trực tuyến: “Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới” ảnh 15

Bà Phạm Thu Hằng.

Tham gia với vai trò là nhà đồng hành cho Chương trình xúc tiến du lịch và điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ lần này, chúng tôi sẽ mang đến cho các nhà làm phim, các đạo diễn quốc tế trải nghiệm thực tế ảo để thấy được cảnh đẹp hùng vĩ tuyệt vời của Việt Nam. Chúng tôi cũng có các cuộc gặp gỡ doanh nghiệp ở Hoa Kỳ để tiếp cận trực tiếp với các nhà làm phim hàng đầu, giới thiệu về tiềm năng và các lợi thế vượt trội của Việt Nam và Ninh Bình.

Về giới thiệu điểm đến, chúng tôi sẽ tập trung một số nội dung sau:

Cảnh quan đa dạng và bối cảnh điện ảnh lý tưởng: Chúng tôi sẽ giới thiệu những bối cảnh thiên nhiên hùng vĩ thông qua trải nghiệm thực tế ảo VR tại di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Tràng An, những cảnh sắc tuyệt đẹp tại Tam Cốc, và không gian tâm linh độc đáo tại Bái Đính, Tam Chúc. Tất cả những điểm đến này không chỉ đáp ứng nhu cầu quay phim mà còn giúp các bộ phim nổi bật với khán giả toàn cầu.

Chính sách hỗ trợ tối đa cho đoàn làm phim: Chúng tôi cam kết cung cấp mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các đoàn làm phim. Điều này bao gồm các gói hỗ trợ tài chính, miễn giảm thuế, hỗ trợ nhanh chóng về giấy phép quay phim, và dịch vụ hậu cần trọn gói từ việc di chuyển, lưu trú đến việc thuê mướn nhân sự địa phương….

Cơ sở hạ tầng hiện đại và đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp: Chúng tôi có các cơ sở hạ tầng đạt chuẩn quốc tế, từ hệ thống giao thông thuận tiện đến các dịch vụ lưu trú cao cấp. Ngoài ra, đội ngũ hỗ trợ của chúng tôi luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của đoàn phim, đảm bảo quá trình quay diễn ra suôn sẻ và hiệu quả nhất".

Chúng tôi đặt ra mục tiêu thu hút ít nhất 3-5 đoàn làm phim Hollywood mỗi năm. Chúng tôi hy vọng sẽ đạt được các thỏa thuận hợp tác với các nhà sản xuất và đạo diễn hàng đầu Hollywood, để biến Việt Nam, Ninh Bình trở thành một trong những điểm đến quay phim hàng đầu tại châu Á.

Về tạo dựng danh tiếng quốc tế, chúng tôi muốn góp phần đưa hình ảnh Việt Nam và Ninh Bình vào bản đồ điện ảnh quốc tế, không chỉ là một địa điểm quay phim tuyệt đẹp mà còn là nơi đem đến những trải nghiệm văn hóa phong phú.

Chúng tôi muốn thiết lập các mối quan hệ đối tác chiến lược với các công ty sản xuất phim và các nhà làm phim tại Mỹ, tạo ra các dự án hợp tác dài hạn để thúc đẩy ngành công nghiệp điện ảnh phát triển mạnh mẽ tại cả hai quốc gia.

Về cam kết về bảo tồn và phát triển bền vững, khi hợp tác với các nhà làm phim, chúng tôi mong muốn không chỉ phát triển điện ảnh mà còn bảo tồn và phát huy những giá trị di sản thiên nhiên và văn hóa, bảo đảm phát triển bền vững cho Việt Nam, Ninh Bình".

Bạn đọc

Nhà báo Lại Thúy Hà:

Doanh nghiệp ông/ bà đã chuẩn bị những sản phẩm gì để đón khách du lịch Mỹ nói chung, các đoàn làm phim Mỹ nói riêng khi tới quay cảnh ở Việt Nam? Trong chuyến Xúc tiến du lịch - điện ảnh tới đây, doanh nghiệp dự kiến giới thiệu những gì tới đối tác và du khách Mỹ?

Ông Lê Hồng Thái

Ông Lê Hồng Thái:

Đối với thị trường khách Mỹ, Việt Nam luôn là thị trường có tiềm năng lớn. Du khách Mỹ luôn đứng trong top 5 các thị trường lớn đến Việt Nam. Khách du lịch Mỹ có mức chi tiêu khá cao và thời gian lưu trú dài ngày.

Bên cạnh đó, hiện tại việc đi lại giữa Việt Nam và Mỹ có nhiều thuận lợi như: Vietnam Airlines đã mở đường bay thẳng giữa TP Hồ Chí Minh và thành phố San Francisco.

Khách du lịch Mỹ nhìn chung thích tìm hiểu lịch sử, văn hóa. Các chương trình tour cho khách Mỹ thường sẽ có lịch tham quan không quá dày đặc và họ cũng ít quan tâm đến các tour miền núi. Chủ yếu là các sản phẩm nghỉ dưỡng cao cấp, trải nghiệm, văn hóa ẩm thực và du lịch biển.

Tọa đàm trực tuyến: “Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới” ảnh 18

Ông Lê Hồng Thái - Đại diện Tổng công ty Du lịch Hà Nội phát biểu tại tọa đàm.

Về các sản phẩm phục vụ thị trường Mỹ, đối với du khách Mỹ, chúng tôi tập trung vào các sản phẩm du lịch cơ bản truyền thống ở Việt Nam, bao gồm các tour tham quan các di tích lịch sử, các thắng cảnh nổi bật, kết hợp trải nghiệm văn hóa, ẩm thực của Việt Nam như: Trải nghiệm ẩm thực đường phố, trải nghiệm văn hóa Việt Nam qua các show: Múa rối nước, Nhã nhạc cung đình Huế, Ký ức Hội An, các tour trải nghiệm ẩm thực đường phố và tour nghỉ dưỡng tại những bãi biển đẹp của Việt Nam…

Còn đối với đoàn làm phim, ngoài các sản phẩm tour cơ bản, truyền thống với các điểm tham quan có cảnh quan đẹp, các di sản thế giới…, đoàn làm phim sẽ quan tâm đến các tour miền núi với cảnh quan đẹp, có thể tiếp cận nhiều với người dân địa phương để tìm hiểu văn hóa, cuộc sống của người dân địa phương… để họ có thể tìm thấy bối cảnh phù hợp hoặc ý tưởng cho các bộ phim.

Từ đó, chúng tôi muốn giới thiệu những cảnh quan thiên nhiên đẹp, hùng vĩ của Việt Nam gợi ý theo chủ đề phim như địa danh nổi tiếng: Hà Giang, Quảng Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Bình, Đồng bằng sông Cửu Long…; con người, cuộc sống, văn hóa Việt Nam: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh; ẩm thực Việt Nam phong phú và đa dạng được du khách đánh giá cao; khả năng đáp ứng các yêu cầu của đoàn làm phim: chỗ ăn ở, hỗ trợ pháp lý liên quan đến việc xin phép quay phim tại các địa điểm.

Tổng công ty Du lịch Hà Nội cam kết hỗ trợ tối đa cho các đoàn làm phim, sẵn sàng song hành cùng Bộ, Cục và các cơ quan quản lý để mong muốn thị trường khách Mỹ được khai thác một cách hiệu quả nhất trong thời gian tới.

Với du lịch điện ảnh thì trước đây, chúng tôi đã đón rất nhiều đoàn khách, dù khả năng chi trả cao nhưng dư địa sau đó rất hạn chế. Chúng ta sẽ cần những hướng đi mới để khai thác tối đa thị trường này.

Bạn đọc

Nhà báo Lại Thúy Hà:

Doanh nghiệp có kế hoạch hợp tác như thế nào với các đối tác ở Hoa Kỳ để khai thác thị trường này, đặc biệt là thu hút các nhà làm phim tới Việt Nam?

Ông Ngô Minh Quân

Ông Ngô Minh Quân:

Từ ngày đầu thành lập, thị trường khách nước ngoài đến Việt Nam du lịch (inbound) luôn là những mục tiêu mà Vietravel hướng tới, trong đó thị trường Hoa Kỳ là một trong những thị trường chúng tôi ưu tiên khai thác hằng năm.

Đối với thị trường Hoa Kỳ, không phải thời gian gần đây mới bắt đầu chú trọng mà chúng tôi đã bắt đầu nghiên cứu từ cách đây khá lâu rồi. Từ năm 2016, Vietravel đã mở văn phòng đầu tiên tại Hoa Kỳ để khai thác hiệu quả nhất thị trường khách tiềm năng này.

Với các đoàn khách MICE, hàng loạt các sự kiện lớn từ đầu năm 2024 như Tuần lễ Amazing Fest Bình Định 2024, Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2024, hay gần đây nhất là đoàn 4.500 khách Ấn Độ đến Việt Nam là minh chứng rõ ràng nhất cho khả năng cung ứng dịch vụ của du lịch tại Việt Nam, với sự sẵn sàng của hệ thống cơ sở lưu trú, vận chuyển và các dịch vụ.

Tọa đàm trực tuyến: “Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới” ảnh 21

Ông Ngô Minh Quân, Giám đốc Khối Thị trường nước ngoài (Vietravel).

Đối với mô hình du lịch điện ảnh, có lẽ sẽ không cần phải nhắc lại tiềm năng tự nhiên to lớn của Việt Nam trong mảng du lịch điện ảnh. Một trong những yếu tố chú ý trong du lịch điện ảnh là tính hiệu quả gần như tức thì của mô hình này.

Một số ví dụ cụ thể như bộ phim Braveheart được quay Wallace Monument, Scotland đã mang lại hiệu ứng cực kỳ tích cực với việc tăng 300% lượt khách đến nay vào ngay năm sau khi phim được phát hành. Hay bộ phim Mission Impossibe được quay tại Sydney mang lại sự tăng trưởng hơn 200% về lượt khách trong năm ngay sau đó.

Như vậy, chúng tôi đánh giá, yếu tố để phát triển mô hình này là sự sẵn sàng của dịch vụ du lịch. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, vì vậy với du lịch điện ảnh thì không chỉ là vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn là sự sẵn sàng của các loại hình dịch vụ đi cùng, vận chuyển, lưu trú...

Với gần 30 năm kinh nghiệm trên thị trường du lịch, và khả năng đón tiếp và tổ chức các đoàn khách MICE quốc tế với các quy mô và nhu cầu khác nhau, cùng với hệ thống văn phòng tại các quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, chúng tôi rất kỳ vọng vào việc phát triển du lịch điện ảnh trong thời gian sắp tới, Vietravel hiện nay cũng đang là đơn vị cung cấp logistics cho một đơn vị làm phim tại Bollywood đang quay một bộ phim kết hợp giữa Ấn Độ và Việt Nam, và sẽ được công chiếu trong đầu năm 2025.

Chúng tôi nhận thấy, du lịch điện ảnh là một mô hình tiềm năng và có thể sẽ là một trong những mục tiêu Vietravel đặt ra để khai thác mô hình này một cách hiệu quả. Đặc biệt, với chuyến đi xúc tiến du lịch điện ảnh sắp tới tại Hoa Kỳ, chúng tôi kỳ vọng sẽ mang lại hiệu quả cao, qua đó có thể khẳng định Việt Nam là điểm đến hấp dẫn không chỉ với điện ảnh thế giới, mà còn là một điểm đến MICE với đầy đủ các điều kiện cảnh quan thiên nhiên cũng như cơ sở hạ tầng dịch vụ.

Bạn đọc

Nhà báo Lại Thúy Hà:

Muốn phát triển du lịch, cần có những giải pháp đồng bộ, theo ông, Việt Nam đã chuẩn bị cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch, sản phẩm du lịch như thế nào để đón các đoàn khách lớn, tổ chức các sự kiện tầm quốc tế?

Ông Nguyễn Quý Phương

Ông Nguyễn Quý Phương:

Việt Nam đã trở thành điểm đến với nhiều sự kiện thế giới thông qua lễ cưới của các tỷ phú Ấn Độ ở Việt Nam. Gần đây nhất, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đón tiếp đoàn 4.500 khách du lịch Ấn Độ đến Việt Nam của hãng dược phẩm.

Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 xác định thu hút đầu tư, phát triển loại hình du lịch MICE (hoạt động du lịch kết hợp với hội thảo, hội nghị, khen thưởng, sự kiện,...), tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn là một trong những định hướng quan trọng để thu hút cả thị trường khách du lịch quốc tế và nội địa, đặc biệt là giai đoạn sau đại dịch Covid-19.

Với hạ tầng, cơ sở lưu trú, kỹ thuật, cơ sở dịch vụ của ngành du lịch Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có đủ khả năng để đón đoàn du lịch MICE. Việc phát triển du lịch MICE được gắn kết với các loại hình, sản phẩm du lịch chủ đạo như du lịch biển, đảo; du lịch văn hóa; du lịch sinh thái và du lịch đô thị.

Tọa đàm trực tuyến: “Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới” ảnh 24

Ông Nguyễn Quý Phương, Trưởng phòng Quản lý xúc tiến du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam).

Thời gian vừa qua, rất nhiều cơ sở lưu trú, doanh nghiệp lữ hành cũng như các điểm đến của Việt Nam được vinh danh là những cơ sở, điểm đến hàng đầu châu Á và thế giới thông qua các giải thưởng như TripAdvisor.

Hiện nay, theo định hướng chung của ngành du lịch cũng như Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, các địa phương đang tích cực phát triển các loại hình du lịch mới nhằm phục vụ đoàn du lịch MICE, gồm: Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Nam, Khánh Hòa,... đồng thời tổ chức các hội chợ chuyên đề về du lịch MICE. Đây được coi là tín hiệu tích cực, chủ động của các địa phương, doanh nghiệp theo đúng định hướng chung trong việc triển khai đa dạng hóa các sản phẩm du lịch.

Với vai trò là cơ quan du lịch quốc gia, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam sẽ tiếp tục kết nối, quảng bá, vận động tổ chức nhiều sự kiện đẳng cấp khu vực và quốc tế để thúc đẩy phát triển du lịch MICE, coi đây là yếu tố quan trọng giúp ngành du lịch bứt tốc trong thời gian tới.

Bạn đọc

Nhà báo Lại Thúy Hà:

Từ phía cơ quan quản lý nhà nước, các ông có nghiên cứu và nhận định như thế nào về vai trò của thị trường Hoa Kỳ trong cơ cấu khách quốc tế của Việt Nam và có những giải pháp căn cơ nào nhằm phát triển thị trường này?

Ông Nguyễn Trùng Khánh

Ông Nguyễn Trùng Khánh:

Hoa Kỳ là một trong những thị trường Top đầu của Việt Nam thời gian qua. Sau khu vực Đông Bắc Á và ASEAN, Hoa Kỳ hiện nay đang được xác định top 5 thị trường khách đến Việt Nam. Trước giai đoạn Covid-19, khách đến từ thị trường Hoa Kỳ cũng có vị trí quan trọng.

Tuy nhiên, sau dịch Covid-19, thị trường Hoa Kỳ đang quay trở lại, về lợi thế, chúng ta đang có đường bay thẳng của Vietnam Airlines từ tháng 12/2021.

Đồng thời các hãng bay quốc tế cũng đang tăng cường các đường bay thẳng với thị trường này. Đây là thị trường có mức độ chi tiêu cao, lượng khách lớn, chúng tôi kỳ vọng sẽ đón được lượng khách đến từ phía Đông và phía Tây Hoa Kỳ.

Tọa đàm trực tuyến: “Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới” ảnh 27

Ông Nguyễn Trùng Khánh trả lời tại tọa đàm.

Chúng tôi đánh giá lượng khách Hoa Kỳ là đối tượng khách có nhiều người có tuổi, khách hưu trí, nên các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang tích cực khai thác để đưa ra các sản phẩm phù hợp với thị trường Hoa Kỳ.

Ngoài ra, đối với hãng hàng không, không chỉ triển khai hợp tác giữa Việt Nam với Hoa kỳ, ngay bản thân khách du lịch Việt Nam tại Hoa Kỳ cũng có sự tăng trưởng hai chiều. Việc này sẽ thúc đẩy các hãng hàng không tăng cường các đường bay thẳng đến phía đông và phía tây Hoa Kỳ.

Khi có đường bay thẳng, tôi tin tưởng sự thu hút khách du lịch đến với Việt Nam sẽ là một lợi thế. Thí dụ, thị trường Ấn Độ thời gian vừa qua tăng trưởng tốt là do chúng ta có đường bay thẳng từ Ấn Độ. Hy vọng tới đây các hãng hàng không Việt Nam tăng cường các chuyến bay tạo tiền để tăng trưởng thu hút khách du lịch Hoa Kỳ đến Việt Nam.

Bạn đọc

Nhà báo Lại Thúy Hà:

Hoa Kỳ luôn là thị trường có lượng khách đi du lịch nước ngoài và chi tiêu du lịch lớn hàng đầu thế giới. Năm 2019, khi dịch Covid-19 chưa xuất hiện, người Mỹ có hơn 128 triệu chuyến đi quốc tế (đứng đầu thế giới), tổng chi khi đi nước ngoài đạt hơn 134 tỷ USD (chỉ xếp sau Trung Quốc), 44% dân số Hoa Kỳ có hộ chiếu (dân số Hoa Kỳ lớn thứ 3 thế giới). Dự báo đến năm 2029 thị trường outbound Hoa Kỳ đạt 177 triệu chuyến đi nước ngoài. Với kinh nghiệm nhiều năm hợp tác với Hiệp hội Lữ hành Hoa Kỳ, ông đánh giá như thế nào về thị trường này và ông kỳ vọng gì vào việc chúng ta thu hút khách Hoa Kỳ tới Việt Nam trong tương lai? Từ phía cộng đồng doanh nghiệp, ông thấy cần phải có cơ chế, chính sách như thế nào để hỗ trợ các nhà làm phim khi tới Việt Nam, đặc biệt là hướng dẫn viên, giới thiệu bối cảnh phim, khảo sát địa điểm, cung cấp dịch vụ lưu trú, nhà hàng,...?

Ông Cao Trí Dũng

Ông Cao Trí Dũng:

Hiệp hội Lữ hành Việt Nam - VISTA đã có kết nối rất sâu với cộng đồng các doanh nghiệp lữ hành của Mỹ là Hiệp hội đại lý du lịch Mỹ - ASTA.

Rất nhiều năm chúng tôi đã có hoạt động hợp tác, kết nối sâu. Có thể khẳng định đây là một trong thị trường tiềm năng nhất. Nhưng có thể nói, hiện chúng ta mới khai thác bề nổi của thị trường này, chủ yếu vẫn là khách Việt kièu, thăm thân, làm ăn, …Du lịch thuần túy đương nhiên có nhưng chưa hướng được là đối tượng chính.

Chúng ta đang nằm trong bối cảnh rất thuận lợi, Việt Nam và Mỹ đã nâng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, xu hướng khách du lịch từ Mỹ ngày càng cao.

Với tiền năng rất lớn như vậy, VISTA luôn chủ động thâm nhập sâu vào thị trường Mỹ. Các hội chợ lớn do Việt Nam chủ trì đều mời đại diện ASTA tham gia.

Không chỉ kết nối cộng đồng kinh doanh lữ hành của M để giới thiệu các gói hỗ trợ theo tinh thần Tọa đàm hôm nay, thông qua đó kết nối khách du lịch lữ hành.

Tọa đàm trực tuyến: “Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới” ảnh 30

Ông Cao Trí Dũng phát biểu tại tọa đàm.

Về việc hỗ trợ các đoàn làm phim khi đến Đà Nẵng, về phía địa phương, Đà Nẵng rất quan tâm đến hình thức quảng bá du lịch này. Để nhanh chóng thu hút khách, từ cộng đồng chúng tôi có chia sẻ thế này: Trước tiên cần sớm có bộ dữ liệu từ tầm quốc gia, địa phương, doanh nghiệp, thu hút thể nào, chính sách thế nào cho các đoàn làm phim. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần chủ trì để có đầu mối, kết nối các đơn vị liên quan. Từ phía địa phương có thể nói chúng tôi đã sẵn sàng.

Chúng tôi bước đầu đã có nền tảng ban đầu về bối cảnh đoàn làm phim, không chỉ Đà Nẵng mà các nơi khác chung quanh như: Quảng Nam, Hội An, Lý Sơn,..

Từ phía cộng đồng, Đà Nẵng chúng tôi cam kết luôn sẵn sàng hỗ trợ cho các đoàn làm phim.

Có thể nói chúng ta sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều khi quảng bá điểm đến qua các sản phẩm điện ảnh.

Đề xuất nữa là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nên chủ trì đề án phối hợp trong đó phân tích nội dung quan trọng, đặc biệt là phân công rõ các bên như địa phương, daonh nghiệp,… làm gì.

Thứ ba, lâu nay, chúng ta có lẽ chưa thực sự chủ động trong việc mời, gọi, hỗ trợ hay giới thiệu với các đoàn làm phim. Trong sự chủ động đó cần có sự phối hợp giữa các bên, cần có cơ chế có cơ chế huy động nguồn lực, kêu gọi phối hợp thế nào.

Một quan tâm nữa là mời về đã khó, làm sao qua đó quảng bá tốt hơn cho các bên liên quan.

Bạn đọc

Nhà báo Lại Thúy Hà:

Bộ Văn hóa, Du lịch và Thể thao mong muốn đạt được kết quả như thế nào sau chuyến Xúc tiến du lịch-điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ sắp tới đây?

Thứ trưởng Hồ An Phong

Thứ trưởng Hồ An Phong:

Chương trình Xúc tiến Du lịch-Điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ dự kiến sẽ có sự tham gia của nhiều đạo diễn nổi tiếng, các hãng phim, công ty điện ảnh và những diễn viên có tầm ảnh hưởng của Hollywood.

Trong chuyến xúc tiến này, chúng tôi đặt ra một số mục tiêu như sau. Thứ nhất, đây là cơ hội để Việt Nam giới thiệu về hình ảnh đất nước, con người, bối cảnh làm phim, du lịch, hợp tác... Đặc biệt, lần này chúng tôi tiến hành quảng bá gắn liền với các sản phẩm du lịch, văn hóa, thương hiệu quốc gia.

Thứ hai, tập trung vào sự kết nối doanh nghiệp, lấy doanh nghiệp làm chủ thể. Bước đầu, có 5 hợp đồng sẽ được ký kết trong chuyến xúc tiến này, trong đó các địa phương cam kết sẽ bảo trợ và có cơ chế hỗ trợ các đoàn làm phim Hoa Kỳ. Dự kiến, sắp tới sẽ có các cuộc xúc tiến điện ảnh Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Như bà Ngô Phương Lan vừa phát biểu, Việt Nam có nhiều tiềm năng nhưng cũng tồn tại một số điểm nghẽn, chưa bắt nhịp với dòng chảy chung, cho nên chúng ta cần có những chính sách cụ thể. Tôi được biết một số địa phương, doanh nghiệp du lịch sẵn sàng hỗ trợ về phòng nghỉ, máy bay, kể cả nhân lực, hạ tầng... cho đối tác để phát triển xúc tiến.

Tọa đàm trực tuyến: “Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới” ảnh 33

Thứ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hồ An Phong phát biểu tại tọa đàm.

Tôi cho rằng, quản lý nhà nước rất quan trọng trong chuyến xúc tiến du lịch-điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ sắp tới. Nhà nước có vai trò dẫn dắt, tạo điều kiện để doanh nghiệp, người làm phim, người làm du lịch, người làm hàng không vận tải... của hai quốc gia được kết nối và có cam kết cụ thể với nhau.

Chúng ta mong đợi các dự án phim lớn sẽ được thúc đẩy, tương xứng với tiềm năng, lợi thế của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ.

Bạn đọc

Nhà báo Lại Thúy Hà:

Thưa ông, Oxalis và Indochina Productions đang giữ vai trò tư vấn cho Chương trình quảng bá du lịch-điện ảnh tại Hoa Kỳ, cụ thể là kết nối với các đối tác ở Hollywood cho Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, xin ông cập nhật sơ bộ tình hình chuẩn bị cho việc này tới đâu và phản hồi của giới làm phim ở Hollywood đối với sự kiện này thế nào?

Ông Nguyễn Châu Á

Ông Nguyễn Châu Á:

Sau khi mở cổng đăng ký mời gọi hiện có 500 người đăng ký tham gia sự kiện. Cuối tuần này, danh sách có thể lên 1.000. Sau khi có danh sách, chúng tôi sẽ sàng lọc lại chọn người khách phù hợp với tiêu chí, mục tiêu với khoảng 300 người.

Hiện nay, mặc dù có nhiều người không tham dự được nhưng họ phản hồi tích cực, ngạc nhiên lần đầu tiên Việt Nam đến Hollywood để thể hiện tinh thần cởi mở, thân thiện. Có nhiều đạo diễn đang đi công tác có gửi lời cảm ơn, thích thú với sự kiện này.

Đặc biệt, trong danh sách đăng ký, chúng tôi thấy nhiều người nổi tiếng, nhiều nhà sản xuất nổi tiếng hào hứng tham gia cùng sự kiện, chia sẻ về kinh nghiệm trải nghiệm của họ. Chúng tôi đang có kế hoạch xúc tiến sắp xếp mời đạo diễn Oliver Stone tham dự - đây người có nhiều giải Oscar, sẽ tạo điểm nhấn cho sự kiện quảng bá của chúng ta. Sự kiện cũng thu hút 100 tờ báo lớn của Mỹ như CNN, Hollywood… đến đưa tin.

Tọa đàm trực tuyến: “Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới” ảnh 36

Ông Nguyễn Châu Á.

Phía Mỹ quan tâm đến sự kiện này vì lần đầu tiên họ thấy bước tiến mạnh của Việt Nam đến Mỹ quảng bá về du lịch-điện ảnh. Tôi nghĩ, đây là phản ứng rất tích cực và hào hứng của các bạn Mỹ khi họ muốn nghe giới thiệu về con người, đất nước Việt Nam.

Nhiều người đang làm ngày, làm đêm cho sự kiện này diễn ra đúng kế hoạch một cách chu đáo nhất. Đây là chuyến đi mang tính lịch sử, tạo ra bước thúc đẩy quan trọng.

Hy vọng sau chương trình này, chúng ta sẽ có đoàn farmtrip, có hoạt động khác để mời gọi, hiện thực hóa hoạt động này của chúng ta. Sau khi chúng ta làm tốt, nhiều doanh nghiệp sẽ muốn tham gia. Tôi được biết, lần này VinGroup tham gia tích cực và họ dự kiến mời 100 KOL để đưa tin quảng bá sự kiện.

Tôi rất hào hứng chào đón chương trình này và hy vọng có kết quả tốt.

Bạn đọc

Nhà báo Lại Thúy Hà:

Là doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào việc đón các đoàn làm phim, các đoàn khách nước ngoài tới Sơn Đoòng (Quảng Bình), theo ông, các doanh nghiệp điện ảnh, nhà làm phim nước ngoài mong muốn điều gì nhất khi tới Việt Nam tìm bối cảnh phim và quay cảnh phim ở đây? Chúng ta đã đáp ứng được nhu cầu của khách như thế nào?

Ông Nguyễn Châu Á

Ông Nguyễn Châu Á:

Trong chiến lược quảng bá của chúng tôi, ngoài các hoạt động digital marketing, chúng tôi rất chú trọng công tác quảng bá điểm đến thông qua điện ảnh, chương trình truyền hình, phim phóng sự, tư liệu và cả video ca nhạc.

Những năm qua, chúng tôi đã đón các đoàn phim Hollywood như: Peter Pan, Kong: Skull Islands; các chương trình truyền hình như: Good Morning America, hay phim tài liệu BBC Planet Earth III (đạt 200 triệu lượt xem trên thế giới) đang được đề cử giải Emmy cho năm nay. Hiệu quả có thể thấy rất rõ, trong những năm qua, điểm đến Quảng Bình luôn nổi bật trên truyền thông thế giới.

Qua kinh nghiệm hợp tác với các đoàn làm phim, chúng tôi nhận thấy rằng các nhà làm phim nước ngoài rất thích cảnh sắc, bối cảnh của Việt Nam vì sự đa dạng, đặc sắc và mới lạ. Có lẽ Việt Nam là điểm đến mới hơn so với các nước như: Thái Lan, Philippines... đã là điểm đến bối cảnh quá quen thuộc cho các hãng phim trong nhiều năm qua.

Tọa đàm trực tuyến: “Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới” ảnh 39

Ông Nguyễn Châu Á, CEO Chua me đất Quảng Bình.

Các nhà làm phim nước ngoài mong muốn phía Việt Nam tạo điều kiện hơn trong khâu cấp phép dự án phim, muốn được hỗ trợ về an ninh trật tự khi quay phim, giữ bảo mật trong quá trình quay phim. Vấn đề bảo mật trong quá trình quay phim chúng ta làm chưa tốt. Đặc biệt là truyền thông trong nước đăng tải quá nhiều trong quá trình làm phim, làm ảnh hưởng đến chiến lược, lợi thế cạnh tranh của bộ phim.

Các nhà sản xuất phim cũng muốn có có thêm các chính sách ưu đãi về thuế (VAT, TNCN) đối với các dự án phim quốc tế quay tại Việt Nam. Ngoài ra, các hãng phim Hollywood mong muốn phía Việt Nam có nhiều công ty sản xuất, hậu cần phục vụ các đoàn phim quốc tế chuyên nghiệp hơn, minh bạch hơn nhằm bảo đảm các yêu cầu quốc tế. Hiện nay, Việt Nam chưa có nhiều nhân lực chuyên nghiệp phục vụ các làm phim lớn. Điều này cũng ảnh hưởng lớn đối với các dự án phim có quy mô lớn, đòi hỏi một lực lượng hậu cầu chuyên nghiệp hơn.

Công tác hậu cần bao gồm: khảo sát bối cảnh, hỗ trợ sản xuất, hậu cần dịch vụ ăn ở đi lại, đặc biệt là các dịch vụ cao cấp dành cho các ngôi hạng A… chúng ta còn rất thiếu. Nếu chúng ta có thể tận dụng nguồn lực trong nước thì sẽ là cơ hội lớn.

Ngoài ra, sự minh bạch trong kinh doanh là một vấn đề lớn mà các hãng phim lo ngại khi hợp tác với các đối tác ở Việt Nam.

Bạn đọc

Nhà báo Lại Thúy Hà:

Nhằm quảng bá điểm đến du lịch, tiềm năng bối cảnh quay phim, thu hút các hãng phim Hollywood - kinh đô điện ảnh thế giới- đến Việt Nam thực hiện quay các bộ phim có sức hút lớn, thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, từ ngày 21-28/9, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức Chương trình Xúc tiến Du lịch - Điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ với chủ đề “Việt Nam - Điểm đến mới của Điện ảnh thế giới”.

Đây là chương trình xúc tiến, quảng bá có tính chất điểm nhấn trong năm 2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ông có thể cho biết, chương trình này có những khác biệt gì so với những cuộc quảng bá, xúc tiến, roadshow giới thiệu điểm đến của Việt Nam tổ chức ở nước ngoài trước đây?

Ông Nguyễn Trùng Khánh

Ông Nguyễn Trùng Khánh:

Đây là hoạt động điểm nhấn trong công tác xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam ra thế giới trong năm 2024. Với tinh thần đổi mới phương thức, hình thức, nội dung các hoạt động quảng bá du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để triển khai chương trình này bảo đảm hiệu quả.

Về mục đích, chương trình nhằm giới thiệu, quảng bá điểm đến du lịch, tiềm năng bối cảnh quay phim, thu hút các hãng phim Hollywood đến Việt Nam thực hiện quay các bộ phim có sức hút lớn, có khả năng tạo hiệu ứng truyền thông quốc tế, thúc đẩy quảng bá và thu hút khách du lịch đến Việt Nam.

Tranh thủ uy tín, ảnh hưởng của các đối tác Hollywood để tổ chức Chương trình, thu hút sự quan tâm của công chúng, quảng bá rộng rãi cho du lịch Việt Nam. Thúc đẩy quảng bá du lịch thông qua điện ảnh, khai thác hiệu quả du lịch từ điện ảnh, tạo đột phá trong công tác quảng bá xúc tiến du lịch.

Tọa đàm trực tuyến: “Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới” ảnh 42

Ông Nguyễn Trùng Khánh, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam.

Đồng thời, tăng cường quan hệ hợp tác trao đổi; thúc đẩy việc ký kết, cam kết triển khai có hiệu quả các văn bản thỏa thuận hợp tác về du lịch và điện ảnh giữa các cơ quan hữu quan, giữa các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác Hoa Kỳ, góp phần cụ thể hóa và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác du lịch và điện ảnh giữa hai nước.

Về điểm khác biệt, có 3 nội dung chương trình này hướng đến, cụ thể:

- Các hoạt động của Chương trình được đổi mới, tổ chức theo chuỗi đa dạng có sự gắn kết quảng bá xúc tiến du lịch với điện ảnh, văn hóa, ẩm thực, tạo ra hiệu ứng lan tỏa cao.

- Triển khai tổ chức Chương trình bảo đảm tiến độ, hiệu quả, có tính chuyên nghiệp cao, có sự tham gia đóng góp của các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp, đối tác cả về ý tưởng, tư vấn và tài chính.

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch, vận tải hàng không, điện ảnh, truyền thông gặp gỡ, hợp tác thúc đẩy giao thương giữa hai thị trường tiềm năng…

Bạn đọc

Nhà báo Lại Thúy Hà:

Để tạo thuận lợi cho các đoàn phim đến quay phim, địa phương đã có những hỗ trợ cụ thể nào với đoàn làm phim như: Cung cấp thông tin và tư vấn về cảnh quay, địa điểm, hỗ trợ sản xuất, quy định và thủ tục pháp lý, tư vấn về các vấn đề kỹ thuật, cách thức làm việc với người dân địa phương và tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ như : quay phim, làm kịch bản, thiết kế sản xuất , đóng vai quần chúng … Cung cấp hỗ trợ về kinh phí và quảng bá, hoặc giới thiệu các nguồn tài trợ. Cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ về quy định thuế đối với các nhà làm phim quốc tế; giúp đỡ trong việc làm thủ tục và giảm phí, thuế đối với dự án quay phim tại địa phương, như thuế nhập khẩu trang thiết bị và chi phí sản xuất. H ỗ trợ về thủ tục hành chính; hỗ trợ visa và giấy phép, quảng bá và tiếp thị; hỗ trợ logistics và quản lý sản xuất, hợp tác với các cơ quan du lịch và địa phương; đào tạo và phát triển nhân lực, hỗ trợ và ưu đãi thuế… .

Chúng ta hiểu về nhu cầu của thị trường của chúng ta đến đâu?

Ông Nguyễn Ngọc Quý

Ông Nguyễn Ngọc Quý:

Được các tạp chí du lịch uy tín và khách du lịch đánh giá là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn, đáng trải nghiệm tại Việt Nam cùng sự phong phú, đa dạng về cảnh quan thiên nhiên, các giá trị văn hóa, Quảng Bình đã được các hãng phim trong nước và nước ngoài đến khảo sát bối cảnh và triển khai một số bộ phim, video ca nhạc nổi bật như: Good Morning America, Kong: Skull Island, Alone Pt II của DJ, Alan Walker, một phần của tập 6 của Planet Earth III - Extremes; Người bất tử…

Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp kết nối, doanh nghiệp chịu trách nhiệm công tác hậu cần cho các hãng phim để tạo điều kiện tốt nhất cho các đoàn làm phim khi đến khảo sát, triển khai các dự án phim tại Quảng Bình.

Tọa đàm trực tuyến: “Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới” ảnh 45

Ông Nguyễn Ngọc Quý, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình.

Cụ thể, các địa phương cung cấp thông tin và tư vấn về cảnh quay, địa điểm, hỗ trợ sản xuất, quy định và thủ tục pháp lý, tư vấn về các vấn đề kỹ thuật; cách thức đoàn làm phim làm việc với người dân địa phương và tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ như quay phim, làm kịch bản, thiết kế sản xuất, đóng vai quần chúng, nhân dân.

Đồng thời, các địa phương trong tỉnh cũng chỉ đạo các đơn vị liên quan hỗ trợ các đoàn làm phim trong công tác bảo đảm an ninh trật tự, bảo đảm tính bảo mật trong quá trình thực hiện các bộ phim; chỉ đạo các đơn vị quản lý, khai thác các khu, điểm tham quan du lịch, các cơ sở lưu trú, các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch hỗ trợ tối đa cho các đoàn làm phim.

Ngoài ra, tỉnh phối hợp, đồng hành trong công tác truyền thông, giới thiệu bộ phim khi được phát hành gắn với quảng bá điểm đến du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Quảng Bình nói riêng.

Cùng quan điểm với bà Ngô Phương Lan, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến và Phát triển điện ảnh Việt Nam, chúng tôi cũng cho rằng, không nên du lịch hóa các tác phẩm điện ảnh, do vậy, trong quá trình phối hợp với các đối tác chúng tôi chủ yếu quảng bá du lịch sau khi bộ phim được trình chiếu.

Qua việc triển khai các dự án phim trên tại Quảng Bình, chúng tôi thấy rằng nhu cầu của các điểm đến du lịch tại Việt Nam đối với xúc tiến điện ảnh gắn với quảng bá du lịch là rất lớn và việc quảng bá du lịch, con người Việt Nam thông qua các bộ phim điện ảnh đặc biệt là các bộ phim “bom tấn” của các hãng phim Hollywood là một trong những phương thức quảng bá hiệu quả nhất, có khả năng tiếp cận sâu rộng tới hàng trăm triệu khán giả trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, để biến nhu cầu đó thành các sản phẩm cụ thể thì cần phải có kế hoạch thực hiện dài hạn với sự đồng hành của các doanh nghiệp có khả năng xúc tiến, làm đầu mối; xác định, triển khai phương thức tiếp cận đúng, trực tiếp đến những người có khả năng quyết định việc triển khai các dự án phim; tạo điều kiện thuận lợi cho các đạo diễn bối cảnh, đoàn khảo sát các dự án phim và sẵn sàng các tư liệu giới thiệu các điểm phim trường, các chính sách hỗ trợ, đồng hành với đoàn làm phim; đồng thời cũng phải có những thỏa thuận cụ thể về công tác bảo mật thông tin, quảng bá, truyền thông khi triển khai các dự án phim.

Bạn đọc

Nhà báo Lại Thúy Hà:

Hiện nay, các chính sách của Việt Nam có thực sự cởi mở, thúc đẩy việc thu hút các đoàn làm phim tới Việt Nam, đưa Việt Nam thành một phim trường của thế giới trong tương lai chưa? Chúng ta đang có những thuận lợi gì trong việc thu hút các đoàn làm phim và có những rào cản nào cần tháo gỡ? Luật Điện ảnh năm 2022 đã quy định các cơ chế, chính sách cởi mở hơn dành cho các đoàn làm phim quốc tế, theo bà, Việt Nam có cơ hội như thế nào và phải làm gì để trở thành một phim trường quốc tế trong tương lai?

Bà Ngô Phương Lan

Bà Ngô Phương Lan:

Trước tiên phải nói lại một chút, tôi không phải là người đồng hành với điện ảnh mà là người làm điện ảnh cả đời.

Trong phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đề cập đến hai bộ phim như là hai hình mẫu để kết hợp điện ảnh với du lịch là "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" sản xuất năm 2015 và "Kong: Skull island" của Hollywood làm tại Việt Nam năm 2016.

Hai bộ phim để lại ấn tượng tốt. Với bộ phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh", đến thời điểm này chưa có kỷ lục nào vượt qua nó trong các đơn đặt hàng, vì đây là phim đặt hàng của Nhà nước.

Tôi thấy chúng ta nói rất nhiều về việc đưa hình ảnh đẹp, phải làm du lịch kết hợp với điện ảnh, nhưng theo tôi, khi làm một bộ phim chúng ta không nên du lịch hóa nó, có nghĩa là tìm mọi cách để đưa thông điệp du lịch vào trong tác phẩm, vì tác phẩm điện ảnh trước tiên phải có giá trị thì mới có sức lan tỏa và từ đó mới quảng bá được cho địa phương và điểm đến.

Nếu chúng ta du lịch hóa tác phẩm điện ảnh thì vô hình trung cả hai bên sẽ không đạt được hiệu quả, phim sẽ không thành công và không quảng bá được du lịch.

Tọa đàm trực tuyến: “Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới” ảnh 48

Bà Ngô Phương Lan, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến và Phát triển điện ảnh Việt Nam (VFDA) phát biểu tại tọa đàm.

Tôi nghĩ Luật Điện ảnh 2022 rất mới, có nhiều tiền đề, khung pháp lý để tạo cơ chế. Nhưng những cơ chế và văn bản dưới luật dường như chưa có. Cụ thể, về thủ tục có đơn giản hơn. Thí dụ như trước đây, nếu chỉ quay 1/10 diễn biến bộ phim ở Việt Nam thì Nhà nước vẫn duyệt kịch bản 100%. Còn hiện nay, chỉ cần tóm tắt kịch bản phần không quay ở Việt Nam thôi, còn phần quay ở Việt Nam mới cần đưa kịch bản 100% cho Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch để cấp phép.

Ngoài ra, phần cơ chế tài chính, chính sách, tôi thấy Nghị định 41 cũng có những cái tốt, tức là có các cơ chế giảm thuế, ưu đãi thuế cho nhà làm phim, nhưng theo luật thuế không có gì liên quan về cơ chế này.

Khi đưa vào thực tế thì Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch cũng như cơ quan thuế phải có những văn bản dưới luật, làm sao để có ưu đãi cho nhà làm phim. Điều này quyết định lớn đến việc thu hút đoàn phim vào Việt Nam.

Nếu chúng ta nhìn sang Thái Lan, một năm họ thu hút trên dưới 100 đoàn làm phim lớn nhỏ, nhưng ở Việt Nam, tính đi tính lại tôi thấy vẫn chưa hết 2 bàn tay. Như vậy chứng tỏ người ta đến quay cảnh Việt Nam nhưng họ không được ưu đãi thì họ sẽ sang nơi có cảnh quan tương tự như Thái Lan, Philipinnes hoặc các nước chào đón họ. Như vậy, chúng ta mất nhiều khách hàng. Đó là những điều chúng ta cần xem xét và suy ngẫm.

Bạn đọc

Nhà báo Lại Thúy Hà:

Có thể nói, điện ảnh đã góp phần không nhỏ quảng bá danh lam thắng cảnh, giá trị văn hóa, di sản của các địa phương, vùng miền tới du khách trong và ngoài nước, giúp thu hút khách du lịch và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Từ thực tế của địa phương mình, ông có thể chia sẻ những thành công từ việc phát triển du lịch thông qua điện ảnh?

Ông Bùi Văn Mạnh

Ông Bùi Văn Mạnh:

Với nhiều vẻ đẹp thiên nhiên riêng có, những năm qua, Ninh Bình đã nhiều lần được các tổ chức trong nước và thế giới xếp hạng cao trong danh sách bình chọn của nhiều chuyên trang du lịch quốc tế uy tín.

Năm 2023, tỉnh Ninh Bình đã đón hơn 6,5 triệu lượt khách du lịch, trong đó có gần 500 ngàn lượt khách quốc tế. Trong 6 tháng đầu năm 2024, số lượt khách đến thăm quan tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh ước đón trên 6,8 triệu lượt khách, tăng 32,71% so với cùng kỳ năm trước, đạt 91,94% so với kế hoạch năm 2024. Trong đó, khách nội địa đón 6,06 triệu lượt khách, khách quốc tế đón hơn 827 nghìn lượt khách. Doanh thu ước đạt hơn 6.758 tỷ đồng, tăng 45,65% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 81,92% so với kế hoạch năm 2024.

Tọa đàm trực tuyến: “Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới” ảnh 51

Ông Bùi Văn Mạnh - Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình phát biểu tại tọa đàm.

Để đạt được kết quả trên, du lịch Ninh Bình đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, sáng tạo, trong đó sự kết hợp ăn ý giữa điện ảnh và du lịch đã mang lại những hiệu quả kinh tế du lịch to lớn. Điện ảnh đã và đang góp phần không nhỏ quảng bá danh lam thắng cảnh, giá trị văn hóa, di sản của các vùng miền đến với công chúng, giúp thu hút khách du lịch và thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Thực tế cho thấy, nhiều địa điểm là bối cảnh trong tác phẩm điện ảnh đã trở thành địa chỉ thu hút đông đảo du khách tìm đến. Việt Nam nói chung, tỉnh Ninh Bình nói riêng có tiềm năng dồi dào để thúc đẩy sự phát triển của du lịch thông qua lĩnh vực điện ảnh.

Năm 1992 bộ phim Đông Dương (Indochine - 1992), có một số cảnh quay ở vịnh Hạ Long, Điện Thái Hòa thuộc Kinh thành Huế, Lăng Tự Đức (Huế), Tam Cốc-Bích Động ở Ninh Bình. Đông Dương là bộ phim quay tại Việt Nam thành công nhất khi giành giải Oscar cho phim nói tiếng nước ngoài hay nhất. Sau khi bộ phim được công chiếu khu du lịch Tam Cốc-Bích Động (Ninh Bình) đã được nhiều du khách quốc tế biết đến, đặc biệt là khách du lịch Pháp. Hiện nay khách du lịch Pháp, châu Âu chiếm 80% lượng khách đến khu du lịch Tam Cốc-Bích Động, làm thay đổi cơ cấu khách du lịch nơi đây. Trước đây, hầu như không có khách du lịch quốc tế.

Để đạt được thành công hơn nữa trong quảng bá du lịch thông qua điện ảnh, Ninh Bình tăng cường phối hợp đồng bộ, hiệu quả, hoạch định chiến lược quảng bá đến các đoàn làm phim mạnh mẽ hơn, từng bước đơn giản hóa thủ tục hành chính, hỗ trợ chính sách thuế và tài chính cho đoàn làm phim. Thậm chí, chính quyền có thể chủ động đặt hàng nhà làm phim thực hiện các cảnh quay tại địa phương mình với nội dung phù hợp, “khoe” được những nét đặc sắc của địa phương.

Câu hỏi tôi muốn đặt ra là: Đầu tư vào bộ phim, tác phẩm điện ảnh hay phim trường? Chúng ta cần có chiến lược từ đầu. Chúng tôi mong muốn qua diễn đàn có được chiến lược tổng thể, từ cơ chế chính sách của Trung ương đến địa phương. Cần hỗ trợ tối đa cho các đoàn phim như thế nào, cần có chiến lược tổng thể hơn.

Từ thực tế phát triển du lịch ở Ninh Bình, tôi đề xuất cần có giải pháp tổng thể về phát triển, hỗ trợ tối đa cho các đoàn làm phim đồng thời có những chính sách giới thiệu, thu hút các đoàn làm phim một cách bài bản.

Bạn đọc

Nhà báo Lại Thúy Hà:

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam đã có những nghiên cứu như thế nào về việc phát triển du lịch kết hợp điện ảnh và sự cần thiết phải đổi mới về phương thức, nội dung xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam đối với thị trường quốc tế thông qua lĩnh vực điện ảnh?

Ông Nguyễn Trùng Khánh

Ông Nguyễn Trùng Khánh:

Việc đổi mới phương thức, nội dung xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam là một nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra tại Nghị quyết 82 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững và Chỉ thị 08 của Thủ tướng về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững thời gian tới.

Thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đã tham mưu lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát triển thêm các hướng đi mới nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của các ngành, lĩnh vực như du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch đường sắt và đã có những kết quả ban đầu rất tích cực. Trong lộ trình đó, phát triển du lịch kết hợp với điện ảnh cũng là một hướng đi mới nhằm tận dụng sức lan tỏa của điện ảnh để quảng bá hình ảnh du lịch quốc gia.

Như chúng ta đã biết, điện ảnh là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội, phim ảnh là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với hầu hết mọi người. Đặc biệt đối với những quốc gia có nền công nghiệp điện ảnh phát triển như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Pháp, Hàn Quốc, Anh, Italy… thì các tác phẩm điện ảnh của họ có sức lan tỏa rất lớn với lượng lớn khán giả ở trong nước, khu vực và thế giới. Những bộ phim “bom tấn” Hollywood có khả năng tiếp cận khán giả trên toàn cầu và có doanh thu lên tới hàng tỷ USD.

Tọa đàm trực tuyến: “Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới” ảnh 54
Ông Nguyễn Trùng Khánh phát biểu tại tọa đàm. (Ảnh: SƠN TÙNG)

Nhiều quốc gia đã trở thành tiêu điểm thu hút khách du lịch trên toàn thế giới nhờ vào các bộ phim điện ảnh. Theo thống kê, từ năm 2001 sau khi các phần phim “Chúa tể của những chiếc nhẫn” (Lord of the Rings) được phát hành, lượng khách quốc tế đến New Zealand đã tăng 50%. Còn tại Anh, trong giai đoạn 2011-2014 loạt phim "Harry Potter" giúp tăng 230% du khách nước ngoài đến thăm các phim trường ở nước này. Các địa danh tuyệt đẹp ở Croatia, Iceland, Bắc Ireland, Scotland… xuất hiện trong bộ phim Trò chơi vương quyền (Game of Thrones) cũng đã trở thành điểm thu hút khách du lịch sau khi bộ phim được phát hành.

Việt Nam rất giàu tài nguyên thiên nhiên, sinh thái, văn hóa. Theo xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới, tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam xếp hạng 26 và tài nguyên văn hóa xếp hạng 28 trên thế giới. Đây là nguồn tài nguyên rất tốt để phát triển du lịch kết hợp với điện ảnh. Sự thành công của bộ phim Kong: Skull Island với những cảnh quay hoành tráng tại Hạ Long, Quảng Bình, Ninh Bình cho thấy Việt Nam hoàn toàn có khả năng trở thành phim trường của những bộ phim “bom tấn” của Hollywood.

Xúc tiến quảng bá du lịch kết hợp với điện ảnh là một hoạt động đặc thù, cần có sự tiếp cận và phương thức triển khai phù hợp. Đối tượng hướng đến là các quốc gia có nền công nghiệp điện ảnh phát triển, các đạo diễn, nhà sản xuất phim nổi tiếng có tầm ảnh hưởng. Chính vì vậy, chương trình xúc tiến du lịch-điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sắp tới tại Mỹ sẽ có sự tham dự của các đạo diễn, nhà làm phim nổi tiếng của Hollywood. Chúng ta sẽ giới thiệu tiềm năng của Việt Nam trực tiếp tới họ.

Mặt khác, chúng ta không chỉ quảng bá tiềm năng của Việt Nam trở thành phim trường của thế giới, đấy mới là một mặt, mà còn phải tập trung quảng bá thu hút khách du lịch quốc tế thông qua các bộ phim quay ở Việt Nam. Theo Tạp chí Forbes của Mỹ, không phải tất cả du khách quốc tế đến New Zealand đều vì bộ phim “Chúa tể của những chiếc nhẫn”, nhưng điều rất quan trọng là đến 80% thị trường khách mục tiêu của nước này đều biết rằng bộ phim đã và đang được quay ở New Zealand.

Bạn đọc

Nhà báo Lại Thúy Hà:

Ông đánh giá như thế nào về tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch-điện ảnh của Việt Nam hiện nay?

Thứ trưởng Hồ An Phong

Thứ trưởng Hồ An Phong:

Tọa đàm trực tuyến: “Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới” ảnh 57

Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong phát biểu tại tọa đàm.

Trong bài phát biểu chào mừng của đồng chí Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Lê Quốc Minh và Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã khái quát rõ mục đích ý nghĩa, tầm quan trọng về sự phát triển du lịch điện ảnh trong giai đoạn hiện nay.

Đánh giá về tiềm năng, thực trạng ngành du lịch điện ảnh, tôi cho rằng, Việt Nam có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, có nền văn hóa phong phú, đa dạng, khác biệt; ngoài ra có bối cảnh về thiên nhiên, tiềm năng con người, đặc biệt là văn hóa con người phong phú, khác biệt. Mỹ có tinh hoa điện ảnh thế giới, Hollywood có nền công nghiệp điện ảnh phát triển rực rỡ và đạt được những thành tựu lớn. Tôi nghĩ rằng, sự kết hợp giữa bối cảnh Việt Nam, con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam với tinh hoa điện ảnh thế giới sẽ tạo nên giá trị, tạo nên thành quả thời gian tới.

Thời gian vừa qua, trong thực tế, chúng ta cũng làm được nhiều việc. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có nhiều chủ trương để khởi xướng, thức dậy, tác động và tổ chức nhiều hoạt động tạo nên sự kết nối giữa điện ảnh Hoa Kỳ với điện ảnh, du lịch Việt Nam, tạo thành quả bước đầu quan trọng.

Chúng tôi nhìn thấy tiềm năng sắp tới, đặc biệt khi lãnh đạo giữa 2 nước đã nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Chúng tôi nghĩ cần phải thúc đẩy mạnh mẽ hơn; phải đổi mới cách làm du lịch, cách làm điện ảnh.

Tôi nghĩ, thời gian tới cách, vấn đề du lịch, điện ảnh kết nối Việt Nam-Hoa Kỳ sẽ tạo sự phát triển mới, nhiều tiềm năng và rất hứa hẹn.

Kết luận tọa đàm, đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết: Báo Nhân Dân, với vai trò là cơ quan báo Đảng, thời gian qua đã tổ chức nhiều tọa đàm về nhiều lĩnh vực kinh tế, du lịch, thể thao, văn hóa… Và lần này, các bên ngồi với nhau để bàn về phát triển du lịch-điện ảnh.

Làm thế nào để thu hút du lịch qua điện ảnh là vấn đề không mới trên thế giới và Việt Nam đã có ý thức rất sớm về việc này. Qua hội thảo hôm nay, các diễn giả đều khẳng định, Việt Nam có nhiều địa điểm đẹp, nhưng có nhiều thắng cảnh chưa được khai thác.

Với nỗ lực của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng như nhiều địa phương, việc quảng bá du lịch qua điện ảnh đã có bước chuyển mình mạnh mẽ. Tuy nhiên, chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa, đòi hỏi phải có chiến lược lâu dài và bền vững. Theo đó, cần phải có sự phối hợp giữa cơ quan quản lý, ban, ngành địa phương, sự năng động của doanh nghiệp, của ngành điện ảnh và người dân Việt Nam để tạo sự thu hút đối với các nhà làm phim trên thế giới.

Tọa đàm trực tuyến: “Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới” ảnh 58

Đồng chí Lê Quốc Minh phát biểu kết luận tọa đàm.

Chúng ta sẽ có nhiều cuộc tọa đàm nữa bàn về vấn đề này, khơi thông điểm nghẽn từ Trung ương tới địa phương, làm cho điều này lan tỏa tới giới làm phim trên thế giới.

Việt Nam hiện đã có nhiều bộ phim hay, hiện đại. Tuy nhiên, khi nhìn ra các nước láng giềng, chúng ta thấy một số quốc gia dù ít tiếng tăm về điện ảnh cũng đã phát triển nhanh và có những phim rất ấn tượng, góp phần quảng bá du lịch đất nước họ.

Tôi nhất trí với quan điểm cho rằng, điều quan trọng nhất là chúng ta phải làm cho bộ phim hay, nổi tiếng đã thì mới tạo được sức lan tỏa. Khi đó, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam sẽ tác động đến người xem, kéo người xem đến Việt Nam. Tôi thấy, thắng cảnh Việt Nam quá đẹp, làm sao đừng để những thắng cảnh này tiềm ẩn mãi, phải để nó nở rộ, thu hút mọi người.

Vì thế, tôi cho rằng, tọa đàm hôm nay chỉ là một trong rất nhiều sự khởi đầu mong muốn thúc đẩy du lịch-điện ảnh Việt Nam phát triển.

Báo Nhân Dân với nhiều ấn phẩm trong nước và ấn phẩm tiếng nước ngoài, sẽ tiếp tục đồng hành với các ban, ngành, chức năng, đặc biệt là đồng hành với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, với các Sở Du lịch địa phương trong nhiều chương trình tiếp theo để hỗ trợ ngành công nghiệp không khói phát triển. Hy vọng những ấn phẩm tiếng Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Nga, Trung Quốc… sẽ góp phần truyền thông, quảng bá điện ảnh Việt Nam lọt mắt xanh các nhà làm phim quốc tế để họ chào đón Việt Nam.

Tọa đàm trực tuyến: “Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới” ảnh 59

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm sau khi tọa đàm kết thúc tốt đẹp.

back to top