Chiều 30/3, tại thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Quỹ hỗ trợ cộng đồng Chua Me Đất phối hợp với Trung tâm cấp cứu 115 Quảng Bình (Công ty 115 Quảng Bình) ký kết hợp tác, tài trợ kinh phí cung cấp dịch vụ y tế trên địa bàn thị trấn Phong Nha và các khu vực lân cận. Đây là dịch vụ cấp cứu xã hội hóa đầu tiên được tổ chức tại Quảng Bình.
Khoa Khám bệnh theo yêu cầu của Bệnh viện Quân y 103 đi vào hoạt động nhằm mang đến dịch vụ y tế chất lượng cao, toàn diện giúp người dân tiếp cận với nền y học tiên tiến, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của người dân.
Tối 26/2, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hà Nội, đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam với chủ đề “Bản hùng ca người chiến sĩ áo trắng” do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Bộ Y tế phối hợp tổ chức.
Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) kêu gọi tôn trọng và bảo vệ các cơ sở y tế theo luật nhân đạo quốc tế, cho rằng điều này là nghĩa vụ pháp lý và mệnh lệnh đạo đức để bảo vệ tính mạng của con người.
Mặc dù, tỷ lệ tai nạn thương tích ở Việt Nam đã giảm những năm gần đây, nhưng số người chết do tai nạn thương tích vẫn còn cao so với nhiều quốc gia trên thế giới. Nguyên nhân là do nguy cơ thương tích gia tăng trong môi trường sống liên quan đến đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh… trong khi cơ sở hạ tầng giao thông và dịch vụ y tế ở nước ta chưa được cải thiện nhiều.
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiếp tục xem xét Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Tại các tổ thảo luận, cũng như thảo luận tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đều nhất trí với sự cần thiết phải sửa đổi, đồng thời đề nghị sửa đổi một số quy định để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ hiện nay.
Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Y tế đã ký ban hành Chỉ thị số 06 về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Cuộc đình công nhằm phản đối vụ cưỡng bức và sát hại một nữ bác sĩ thực tập 31 tuổi tại một trường y ở thành phố Kolkata hồi đầu tháng đã gây ra gián đoạn nghiêm trọng với các dịch vụ y tế.
Ngày 31/5, Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Bệnh viện Thống Nhất, Trường đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “Ứng dụng chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán và điều trị bệnh”.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân bốn tháng đầu năm 2024, CPI tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 2,81%.
Nằm ngay trung tâm xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, Trạm y tế xã Phiêng Khoài khá nổi bật với tòa nhà 2 tầng có diện tích 350 m2 một sàn được xây dựng khang trang trong khuôn viên hơn 800 m2.
Nội dung chủ yếu của Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là xác định phương hướng phát triển, phân bố, tổ chức không gian, nguồn lực cho các cơ sở y tế mang tính liên ngành, liên vùng, liên tỉnh.
Theo Bộ trưởng Y tế Lào, Lào cần tăng cường công tác nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả công tác chẩn đoán và điều trị, từ đó giúp cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân.
Ngày 15/11, AstraZeneca Việt Nam cho biết, lãnh đạo AstraZeneca Việt Nam và thành phố Cần Thơ vừa ký Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực y tế nhằm triển khai các dự án nâng cao sức khỏe cộng đồng và góp phần xây dựng hệ thống y tế bền vững.
Ngày 13/9, Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin đã yêu cầu Bộ trưởng Y tế Cholnan Srikaew thành lập một ủy ban có nhiệm vụ cải thiện các dịch vụ y tế, tạo thuận lợi cho người dân trong việc khám, chữa bệnh.
Những ngày gần đây có nhiều ý kiến băn khoăn về những hệ lụy, phát sinh nếu "chuyển giao các bệnh viện thuộc bộ, cơ quan nhà nước ở trung ương đóng trên địa bàn Thủ đô về thành phố Hà Nội quản lý, trừ các bệnh viện thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, bệnh viện các trường đại học". Ðây là một nội dung của Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) đang trong quá trình soạn thảo, lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học và cá nhân.
Khoảng 8 triệu người tử vong mỗi năm tại 137 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình trên thế giới do dịch vụ y tế kém chất lượng. Việc tăng cường đầu tư cho dịch vụ y tế đang trở thành nhiệm vụ cấp bách của mọi quốc gia, trong bối cảnh nguy cơ các dịch bệnh tương tự đại dịch Covid-19 còn tiềm ẩn; tình trạng biến đổi khí hậu, bất ổn địa chính trị gia tăng.
Có đến 30% số dân toàn cầu hiện không thể tiếp cận các dịch vụ y tế thiết yếu. Lãnh đạo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây thúc giục các quốc gia cùng nhau khẩn trương hành động để đáp ứng cam kết về bao phủ sức khỏe toàn dân, trong khi những nguy cơ về sự bùng phát trở lại của dịch Covid-19 và các căn bệnh nghiêm trọng khác vẫn đang rình rập.
Ngày 3/3, Ủy ban nhân dân thành phố Móng Cái cho biết, đã phát hiện và tạm dừng hoạt động một cơ sở dịch vụ y tế tại địa chỉ số 5, Lê Hữu Trác, phường Ka Long, thành phố Móng Cái tự ý tổ chức lấy mẫu xét nghiệm virus Sars-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR không bảo đảm điều kiện theo quy định và có dấu hiệu không minh bạch về giá dịch vụ.
59 triệu trẻ em và thanh thiếu niên có thể sẽ chết và gần 16 triệu thai nhi không thể chào đời nếu các dịch vụ y tế trên thế giới không được nhanh chóng cải thiện trước cuối thập niên này. Liên hợp quốc cảnh báo về mạng sống mong manh của hàng triệu trẻ em trên thế giới, đồng thời nhấn mạnh việc tăng cường tài trợ cho chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em là một trong những khoản đầu tư tốt nhất cho tương lai.
Với chuẩn nghèo đa chiều mới, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo tăng từ 5,2% (năm 2020) lên 9,35% (năm 2022), đồng nghĩa với thêm 10 triệu người được hưởng lợi từ các chính sách và chương trình mục tiêu của Chính phủ về bảo trợ xã hội và giảm nghèo trong giai đoạn 2021-2025.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 29/2022/NĐ-CP, quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 12/2021/UBTVQH15 ngày 30/12/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Ngày 6/4, Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk thông báo, nước này đã thiết lập 11 hành lang nhân đạo để cho phép dân thường rời khỏi các thành phố bị ảnh hưởng bởi xung đột và cung cấp viện trợ nhân đạo.
Dù đã triển khai nhiều giải pháp nhưng đến nay, chi phí chi trả cho dịch vụ khám, chữa bệnh từ tiền túi của người sử dụng dịch vụ y tế vẫn ở mức 43%, khá cao so nhiều nước trên thế giới. Mặt khác khó đạt mục tiêu mong muốn là đến năm 2025, cũng như năm 2030.
Sáng 6-3, Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai không điều chỉnh tăng giá các dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh viện kể cả các dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu cho đến khi Bộ Y tế ban hành khung giá.
Chiều 31-12, Bệnh viện T.Ư Huế phối hợp với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) - Chi nhánh Huế tổ chức lễ ra mắt giải pháp thanh toán dịch vụ y tế (DVYT) trực tuyến tại Bệnh viện T.Ư Huế. Tham dự có đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình.
Với việc khai trương Cổng công khai y tế, từ ngày 20-11, người dân sẽ được biết, giám sát các dịch vụ mà ngành y tế cung cấp. Đây là cuộc cách mạng trong lĩnh vực y tế để hướng tới một nền y tế công khai, minh bạch và phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân một cách tốt nhất.
Ngày 25-8, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến khởi động và ký kết thỏa thuận triển khai Dự án Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống y tế tuyến cơ sở.