Nghệ An

Nghệ An

Hình ảnh trong MV.

Nam ca sĩ xứ Nghệ ra MV “trẻ hóa” Ví Giặm

Ca sĩ quê xứ Nghệ Lô Thế Anh cho ra mắt MV “Tương tư nàng Ví Giặm” nhưng với cách thể hiện hết sức mới mẻ, để đưa loại hình âm nhạc dân gian này đến gần hơn với khán giả trẻ.
Một buổi sinh hoạt của câu lạc bộ dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh xã Hưng Tân và các câu lạc bộ huyện Hưng Nguyên (Nghệ An).

Mượt mà điệu ví, giặm xứ Nghệ

Tròn 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đến nay, các câu lạc bộ dân ca ví, giặm ở tỉnh Nghệ An đã tạo thành phong trào sinh hoạt văn hóa quần chúng sôi nổi. Nổi bật là mô hình câu lạc bộ ví, giặm Nghệ Tĩnh tại xã Hưng Tân, huyện Hưng Nguyên. Các thành viên cao tuổi đến lứa thanh niên, thiếu nhi đều chung tay gìn giữ và phát huy giá trị di sản dân ca xứ Nghệ trong cộng đồng.
Cầu truyền hình trực tiếp Chương trình nghệ thuật “Đôi bờ Ví, Giặm” tại Nghệ An và Hà Tĩnh

Cầu truyền hình trực tiếp Chương trình nghệ thuật “Đôi bờ Ví, Giặm” tại Nghệ An và Hà Tĩnh

Tối 27/11, tại Trung tâm văn hóa điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh đã diễn ra cầu truyền hình trực tiếp chương trình nghệ thuật “Đôi bờ Ví, Giặm”, do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An chỉ đạo tổ chức thực hiện, nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
10 năm Dân ca Ví, Giặm được UNESCO vinh danh: Nỗ lực bảo tồn và trao truyền di sản

10 năm Dân ca Ví, Giặm được UNESCO vinh danh: Nỗ lực bảo tồn và trao truyền di sản

Sau 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, hai địa phương Nghệ An và Hà Tĩnh đã và đang nỗ lực bảo tồn, phát huy những giá trị của di sản, cũng như tích cực quảng bá, giới thiệu những giá trị đặc sắc, tinh hoa, độc đáo của loại hình nghệ thuật này đến với công chúng trong nước và quốc tế.
[Infographic] Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival “Về miền Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản”

[Infographic] Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival “Về miền Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản”

Nhân dịp kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm được UNESCO ghi danh (2014-2024), tỉnh Hà Tĩnh phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tỉnh Nghệ An tổ chức Festival "Về miền Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản". Chương trình sẽ diễn ra từ ngày 27-30/11/2024 với điểm nhấn là cầu truyền hình trực tiếp Chương trình nghệ thuật “Đôi bờ Ví, Giặm” diễn ra tối 27/11/2024, có sự góp mặt của nhiều đoàn nghệ thuật nổi tiếng.
Toàn cảnh tháp cổ Xốp Lợt.

Khẩn cấp tu bổ tháp cổ Xốp Lợt ở Nghệ An

Ở bản Yên Hòa, xã Mỹ Lý, huyện 30a biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An) có tòa tháp cổ Xốp Lợt mang kiến trúc Phật giáo hiếm hoi. Công trình có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân địa phương nơi đây. Đây còn là địa chỉ tham quan và trải nghiệm của du khách. Tuy nhiên theo thời gian, tòa tháp cổ này bị hư hỏng nghiêm trọng, có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào nếu không được tu bổ, tôn tạo kịp thời.
Cổng tam quan đền Đệ Nhất thờ Sát Hải Đại Vương Hoàng Tá Thốn. (Ảnh: Báo Nghệ An)

Sát Hải Đại Vương Hoàng Tá Thốn - danh tướng tận tụy với nước

Sát Hải Đại Vương Hoàng Tá Thốn là vị tướng thủy quân có nhiều đóng góp trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ hai và thứ ba - bản anh hùng ca trong lịch sử giữ nước của dân tộc. Chính vì vậy, ngài được tôn vinh là vị thần vùng sông biển của Việt Nam, được thờ ở khắp các cửa biển từ miền bắc vào tận Nam Trung Bộ. Tại xứ Nghệ, ngài là một trong hai vị nhân thần nổi tiếng linh thiêng và được nhân dân lập đền thờ phụng ở nhiều nơi nhất...
Một tiết mục biểu diễn tại chương trình nghệ thuật.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt bế mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024

Tối 19/5, tại sân vận động Làng Sen (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn) đã diễn ra Chương trình nghệ thuật “Từ Làng Sen đến Thành phố Hồ Chí Minh”. Chương trình do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức, nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024).
Các đại biểu cắt băng khánh thành không gian trải nghiệm số giai đoạn 1.

Triển lãm “Theo dấu chân Đại tướng” và khánh thành không gian trải nghiệm số giai đoạn 1

Ngày 13/3, trong không khí cả nước hân hoan kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, 113 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Nghệ An, Bảo tàng Nghệ An, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp, tổ chức triển lãm “Theo dấu chân Đại tướng” và khánh thành không gian trải nghiệm số giai đoạn 1.
Đông đảo người dân tham gia nghi lễ rước kiệu.

Khai mạc lễ hội đền Vua Mai năm 2024

Sáng 23/2, tại thị trấn Nam Đàn (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) đã diễn ra lễ khai mạc Lễ hội đền Vua Mai năm 2024. Lễ hội là hoạt động văn hóa truyền thống, được chính quyền và nhân dân địa phương tổ chức hằng năm.
Ca sĩ Tân Nhàn và NSND Quốc Hưng trong MV “Người Hà Tĩnh có thương”. (Ảnh: Ê-kíp cung cấp)

Tân Nhàn trở lại sau 2 năm với album về miền trung

Album đặc biệt “Người Hà Tĩnh có thương” vừa ra mắt đầu tháng 2 đánh dấu sự trở lại của ca sĩ - Tiến sĩ âm nhạc - Phó Trưởng khoa thanh nhạc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam Tân Nhàn sau một thời gian dài gặp trục trặc về giọng hát.
Mùa làm bánh Tết của người Mông Nghệ An

Mùa làm bánh Tết của người Mông Nghệ An

Người Mông ở Nghệ An cư trú ở ba huyện rẻo cao dọc biên giới Việt-Lào, gồm: Kỳ Sơn, Tương Dương và Quế Phong. Cứ vào dịp giáp Tết Nguyên đán, các bản làng người Mông lại rộn lên âm thanh đập bánh quen thuộc. Nếu như người Kinh có bánh chưng, bánh dày để ăn và thờ cúng ngày Tết, thì chiếc bánh dẻo làm bằng nếp thơm từ nương rẫy của người Mông cũng có nhiều nét đặc sắc về văn hóa ẩm thực.
Học sinh tham gia “Giờ học lịch sử” tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Trải nghiệm ở bảo tàng và định hướng giáo dục di sản

Ða dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, tăng cường hoạt động trải nghiệm, sử dụng di sản văn hóa trong dạy học là định hướng của Bộ Giáo dục và Ðào tạo nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, việc đưa học sinh đến với bảo tàng, tổ chức các tiết học chuyên đề tại bảo tàng vẫn chưa thật sự được chú trọng, vì vậy chưa phát huy được giá trị của di sản trong giáo dục học đường.
back to top