Việc Quảng Bình ban hành chính sách hỗ trợ người dân vùng bị ảnh hưởng của thiên tai sẽ giúp người dân sớm được di dời ra khỏi nguy cơ bị sạt lở để bảo đảm an toàn. (Trong ảnh là nhà của các hộ đồng bào dân tộc thiếu số ở bản Ban, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch sống cheo leo bên triền núi bị sạt lở chuẩn bị được di dời đến khu tái định cư)

Quảng Bình ban hành chính sách hỗ trợ người dân vùng bị ảnh hưởng của thiên tai

Ngày 25/10, tại kỳ họp thứ 18, Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Bình khóa 18 thông qua Nghị quyết “Quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, di cư tự do, khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh”. Theo đó, người dân di dời do ảnh hưởng của thiên tai, vùng đặc biệt khó khăn... sẽ được hỗ trợ các khoản kinh phí cần thiết để sớm ổn định cuộc sống.
Các lực lượng của huyện Bắc Yên hỗ trợ, giúp người dân bản Ngậm, xã Song Pe di chuyển tài sản đến nơi an toàn. (Ảnh: A CHỚ)

Sơn La tiếp tục di dời khẩn cấp hơn 100 hộ dân trước nguy cơ sạt lở

Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, trên địa bàn huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La đã xảy ra nhiều đợt mưa, gây nguy cơ sạt lở ảnh hưởng tới các hộ dân. Trước nguy cơ trên, ngày 15/9, huyện Bắc Yên đã thành lập tổ công tác vận động di dời khẩn cấp 108 hộ tại bản Ngậm, xã Song Pe.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh trực tiếp chỉ đạo công tác di dời và khắc phục sự cố tại phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả trong tối 11/9.

Quảng Ninh: Thành phố Cẩm Phả di dời khẩn cấp 136 hộ dân ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu bão, tại phía tây sườn đồi khu vực Ngã Hai thuộc tổ 7, khu 5, phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả đã có hiện tượng, nguy cơ sụt lún rất cao và có khả năng ảnh hưởng đến Quốc lộ 18. Ngay trong tối 11/9, tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu thành phố Cẩm Phả, phường Quang Hanh di dời khẩn cấp 136 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm, bố trí đến nơi an toàn.
Trong lũ lịch sử, tỉnh Thái Nguyên ưu tiên coi tính mạng con người là cao nhất.

Lũ lịch sử ở Thái Nguyên

Mưa rất lớn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và thượng nguồn sông Cầu ở Bắc Kạn nên xảy ra lũ lịch sử ở Thái Nguyên. Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên, mực nước lũ tại trạm thủy văn Gia Bẩy ở thành phố Thái Nguyên, lúc 13 giờ ngày 9/9 vượt báo động 3 là 1,5 mét, cao hơn 36cm so với trận lũ lịch sử xảy ra ngày 2/7/1959 và vẫn đang tiếp tục dâng cao.
Các lực lượng chức năng kịp thời giải cắt dọn cây đổ, bảo đảm giao thông trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.

Bắc Ninh di dời khẩn cấp 40 hộ dân ở khu tập thể cũ xuống cấp tránh bão

bão số 3 chưa đổ bộ, nhưng gió với cường độ mạnh đã quật đổ hàng trăm cây xanh, làm vỡ kính, tung mái nhiều ngôi nhà trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Để bảo đảm an toàn, từ đầu giờ chiều ngày 7/9, nhiều khu vực tại thành phố Bắc Ninh đã bị cắt điện, một số hộ dân sống trong các khu tập thể cũ đã được di dời đến nơi tạm trú.
Lãnh đạo huyện Đồng Văn chỉ đạo công tác di dời các hộ dân ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở.

Hà Giang: Di dời khẩn cấp các hộ dân ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở cao

Tại thôn Thiên Hương, thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn (Hà Giang) xuất hiện nhiều vết nứt, sụt lún, nguy cơ xảy ra sạt lở cao. Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, mưa lớn kéo dài nên huyện Đồng Văn đã tiến hành di dời khẩn cấp 14 hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Một khu vực đồi núi bị sạt lở ở thôn Ea Uôl, xã Cư Pui.

Di dời khẩn cấp các hộ dân vùng sạt lở núi ở xã Cư Pui đến nơi an toàn

Chiều 18-12, Bí thư Đảng ủy xã Cư Pui, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Văn Tâm cho biết: Sau đợt mưa to kéo dài gây ra lũ lụt vào đầu tháng 12 vừa qua, hiện nay đang xảy ra tình trạng sạt lở đất dọc bờ suối, khu vực đồi núi có dân cư sinh sống tại thôn Ea Bar, thôn Cư Tê, thôn Ea Uôl và thôn Dhung Knung, xã Cư Pui.