Đây là dịp để đồng bào thể hiện lòng biết ơn trời đất, thần linh đã ban cho người dân mùa màng bội thu và nhiều điều tốt đẹp. Do đó ngoài cách gọi Lễ mừng cốm mới, bà con còn quen gọi đây là Lễ tạ ơn. Lễ hội được người dân tổ chức thường niên, lâu dài đã trở thành một lễ hội quan trọng trong đời sống tâm linh của đồng bào người Thái nơi đây.
Lễ hội sẽ có 2 phần, trong đó phần lễ quan trọng nhất với các nghi thức như: rước hồn lúa; cúng hồn lúa; giã cốm, cầu bình an; cúng thần linh, cầu phúc và tạ ơn. Phần hội là phần để người dân và du khách về tham dự cùng giao lưu và tham gia vào các trò chơi dân gian truyền thống.
Các hoạt động trong ngày hội đã gắn kết người dân, du khách thập phương đến gần nhau hơn. Qua đó, những nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái trắng ở xã Mường So nói riêng và tỉnh Lai Châu nói chung được lan tỏa, góp phần giữ gìn và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Nghi thức rước hồn lúa là nghi lễ linh thiêng thể hiện sự trân quý hồn lúa, đề cao nghề canh nông. |
Những khoanh ruộng nếp đẹp nhất được các cô gái Thái cắt cườm (bông lúa) về dâng cúng và làm cốm. |
Lúa sau khi được cắt về sẽ được bày vào các mâm lễ để cúng hồn lúa. |
Thầy mo tiến hành làm lễ cúng hồn lúa để bày tỏ lòng biết ơn của dân bản đối với thần linh. |
Sau khi cúng hồn lúa, đồng bào sẽ đem lúa đi nướng sao cho chín đều tới khi nứt hạt, dậy mùi thơm. |
Lúa được nướng chín sẽ được tuốt bằng phương pháp thủ công trước khi đem vào giã thành cốm. |
Nghi thức giã cốm được chia thành 2 bên: nam - nữ thể hiện sự giao thoa đất trời, âm dương hòa hợp. |
Cốm giã xong thầy mo sẽ làm lễ tạ ơn thần linh, trời đất. Những hạt cốm xanh, thơm dẻo sau đó được chia lộc cho mọi người cùng thưởng thức với mong muốn có sức khỏe và no ấm. |
Các thiếu nữ Thái thể hiện khả năng chơi đàn tính tẩu tại lễ hội. |
Đồng bào Thái và du khách cùng tham gia các trò chơi truyền thống. |