Phụ nữ La Hủ duyên dáng, sặc sỡ trong trang phục truyền thống.

Phụ nữ Lai Châu với nghề truyền thống

Lai Châu có 20 dân tộc, với hơn 86% số dân là đồng bào dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc là một mảng màu đặc trưng hòa trong bức tranh lớn bản sắc văn hóa Việt Nam. Một trong những nét đẹp riêng có ấy là hình ảnh người phụ nữ trong lao động sản xuất, trong công việc giữ gìn bảo tồn nghề truyền thống.
Bước vào năm học mới, vùng cao Lai Châu vẫn còn nhiều khó khăn.

Còn nhiều khó khăn trong ngày tựu trường ở Lai Châu

Cùng với cả nước, hôm nay (5/9), hơn 14 nghìn học sinh con em các dân tộc huyện biên giới Mường Tè (Lai Châu) nô nức tựu trường. Tuy nhiên với đặc thù của huyện biên giới với 10 dân tộc anh em sinh sống, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, cở sở vật chất và các điều kiện bảo đảm cho công tác dạy học ngay đầu năm này đang gặp rất nhiều khó khăn.
Giải đua ngựa của những người nông dân thứ thiệt ở vùng cao Lai Châu là một trong những hoạt động chào mừng Tết Độc lập.

Xem nông dân đua ngựa thồ trên rẻo cao Tả Lèng

Ngựa là con vật có vai trò quan trọng trong đời sống của bà con người H'Mông ở Lai Châu. Ngựa không chỉ cùng bà con đi nương thồ hàng, chở nông sản xuống chợ phiên, ngựa là “người bạn” đồng hành trong cuộc mưu sinh đầy gian khó và cũng là niềm kiêu hãnh chiến thắng trên đường đua cùng chủ nhân. Xin giới thiệu đến độc giả những hình ảnh đua ngựa thồ của những nông dân thứ thiệt trên rẻo cao Tả Lèng.
Giã bánh dày, hoạt động truyền thống của người H'Mông ở Lai Châu để đón Tết Độc lập

[Ảnh] Lên Lai Châu xem người H'Mông thi giã bánh dày

Đối với đồng bào H'Mông ở Lai Châu, bánh dày là thứ không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của cộng đồng. Người H'Mông quan niệm rằng, bánh dày là đại diện cho âm, dương; thứ có thể sinh ra vạn vật. Trong các dịp lễ tết, người H'Mông hay giã bánh dày để ăn và dùng làm lễ vật, làm quà. Tết Độc lập năm nay, giã bánh dày vẫn là phần không thể thiếu của cộng đồng người H'Mông.

Tà Tổng từng được gọi là "vùng đất bị lãng quên" vì cách sông cách núi, tuy nhiên hiện nay Tà Tổng đã và đang chuyển mình. (trong ảnh: Người dân xã Tà Tổng thực hiện quyền công dân trong dịp bầu cử năm 2021)

Chỉ một màu cờ

Tà Tổng - một xã nghèo trong huyện nghèo Mường Tè của tỉnh Lai Châu. Trước đây người ta vẫn quen gọi Tà Tổng là “vùng đất bị lãng quên”. Lý do là bởi Đà Giang chia cắt và những dãy núi chót vót bao bọc đã gần như cô lập xã vùng cao này. Lâu nay nhắc đến đây, người ta thường liên tưởng đến thuốc phiện, đói nghèo hay các vấn đề về dân tộc, tôn giáo. Điểm nóng này lên đến đỉnh điểm khi bọn tội phạm dụ dỗ, kích động bà con thành lập “nhà nước riêng”.
Các thầy, cô giáo và cha mẹ học sinh dọn dẹp sân trường bản Mùi II sau mưa lũ.

Các trường học ở Lai Châu nỗ lực khắc phục hậu quả mưa lũ

Trong đợt mưa lũ vừa qua, tỉnh Lai Châu bị thiệt hại nặng nề với chín người chết, bị thương và mất tích; nhiều công trình, tài sản bị thiệt hại, ước khoảng hơn 120 tỷ đồng, trong đó có nhiều trường học. Hiện các trường học trên địa bàn tỉnh khẩn trương thu dọn, khắc phục hậu quả mưa lũ, chuẩn bị cho năm học mới.
Lễ hội Sâm Ngọc Linh (Quảng Nam) được tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá về cây sâm Ngọc Linh.

Xây dựng thương hiệu quốc tế cho sâm Việt Nam

Ðể phát triển sâm thành ngành hàng có giá trị kinh tế cao, ngày 01/6/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 611/QÐ-TTg phê duyệt chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Theo đó, xây dựng định hướng phát triển sâm Việt Nam trở thành ngành hàng mang thương hiệu quốc tế, có giá trị xuất khẩu cao. Ðây là mục tiêu lớn đặt ra yêu cầu cấp bách cho các địa phương phát triển hiệu quả ngành hàng này, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất sâm lớn trên thế giới…
Lãnh đạo các cấp tỉnh Lai Châu tặng quà cho người có công, thân nhân, gia đình liệt sĩ và thương bệnh binh.

Lai Châu tri ân thương, bệnh binh, người có công với cách mạng

Kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2023), ngày 24/7, Sở Y tế phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Lai Châu tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khỏe, tặng quà tri ân cho thương binh, bệnh binh và thân nhân liệt sĩ trên địa bàn thành phố Lai Châu.
Trao thư khen của Bộ Công an cho Công an thành phố Lai Châu.

Phòng, chống ma túy theo hướng chuyên sâu, đồng bộ

Tuyến Tây Bắc vẫn là một trong những địa bàn trọng điểm phức tạp về ma túy, đặc biệt là các tỉnh có biên giới giáp nước bạn Lào. Với đặc điểm tình hình về địa lý chịu tác động trực tiếp từ tình hình tội phạm khu vực Tam giác vàng đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ đối với Công an các tỉnh tuyến Tây Bắc trong việc giải quyết tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn các tỉnh.
Sắp xếp hợp lý tổ chức bộ máy vùng sâu, vùng xa

Sắp xếp hợp lý tổ chức bộ máy vùng sâu, vùng xa

Với địa bàn rộng, dân cư phân tán, hạ tầng giao thông đi lại khó khăn, việc tinh gọn sắp xếp tổ chức bộ máy ở các địa phương miền núi tỉnh Lai Châu gặp nhiều khó khăn trở ngại hơn về cả nhân lực và vật lực. Để hoàn thành được việc khó này đòi hỏi sự đồng thuật và quyết tâm lớn từ đội ngũ cán bộ khi đảm nhận khối lượng công việc nặng nề hơn.
Các thiếu nữ thực hiện nghi lễ trong lễ “Áp Hô Chiêng”.

Lễ “Áp Hô Chiêng” của người Thái trắng ở Lai Châu

Với người Thái trắng ở vùng Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, lễ gội đầu “Áp Hô Chiêng” có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của đồng bào, là nét văn hóa độc đáo, đặc sắc, thể hiện tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, mang tính nhân văn sâu sắc, thân thiện của con người với tự nhiên.