Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 đã bỏ thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền cấp xã để bảo đảm thống nhất với nội dung đề xuất nêu tại đề án đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật mà Đảng đoàn Quốc hội đã trình Bộ Chính trị.
Với tinh thần "vừa chạy, vừa xếp hàng", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan của Chính phủ cần chủ động chuẩn bị từ sớm, từ xa, chuẩn bị tốt nhất cho Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XV.
Sáng 11/3, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9.
Cử tri và nhân dân cho rằng, các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp đã kịp thời thể chế hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng, phục vụ yêu cầu sắp xếp, tinh gọn bộ máy, góp phần hoàn thiện thể chế, khơi thông mọi nguồn lực, tạo tiền đề đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV diễn ra trong những ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025 với niềm tin, khí thế mới. Với tinh thần trách nhiệm rất cao, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan hữu quan đã tập trung phát huy dân chủ, trên tinh thần “hiệu quả công việc là trên hết” để hoàn thành tốt đẹp toàn bộ các nội dung trong chương trình làm việc.
Sáng thứ Tư, ngày 19/2/2025, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ bảy, cũng là ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp bất thường lần thứ 9 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Sáng 19/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, với 454/458 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Sáng 19/2, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã bế mạc sau 6,5 ngày làm việc nghiêm túc, dân chủ, đổi mới, khoa học, trách nhiệm cao, hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra.
Nghị quyết của Quốc hội nêu rõ, nguyên tắc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước là bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp và bảo đảm cơ sở pháp lý cho hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của các cơ quan; không để gián đoạn công việc, không để chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn.
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) bổ sung các quy định cụ thể nhằm tạo điều kiện để đại biểu Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội tham gia từ sớm vào quy trình xây dựng, ban hành luật thông qua việc tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng chính sách, tổ chức soạn thảo văn bản.
Nghị quyết của Quốc hội quy định một số cơ chế, chính sách đặc biệt để đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, gồm nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 và các dự án thành phần, và một số cơ chế, chính sách đặc biệt áp dụng cho tỉnh Ninh Thuận để thực hiện dự án.
Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 đối với các ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính.
Chiều 17/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung cơ chế miễn trừ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân quyết định việc đầu tư, quản lý, sử dụng kết cấu hạ tầng phục vụ cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đối số khi xảy ra thất thoát, lãng phí mà không có nguyên nhân từ tham nhũng, tiêu cực.
Đại biểu Quốc hội cho rằng, trong dự án đường sắt cần ưu tiên đặt hàng và giao nhiệm vụ cho doanh nghiệp nội tham gia làm chủ xây dựng đường, cầu, hầm; sản xuất đường ray; đóng toa xe. Việc đặt hàng này giúp tăng trưởng trong nước, còn nếu mua nước ngoài thì tiền đầu tư sẽ chảy ra ngoài và không bao giờ chúng ta có ngành công nghiệp đường sắt.
Tổng Bí thư nhấn mạnh quan điểm khi lựa chọn công nghệ, chúng ta phải phải đi tắt đón đầu. Thế giới đã rất phát triển, nếu không biết người ta đi đến đâu, chỉ đi theo thì mãi mãi đi sau, trì trệ, lạc hậu.
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về ưu đãi thuế cho hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; về phát triển công nghệ chiến lược; bổ sung quy định về miễn trừ trách nhiệm khi xảy ra rủi ro trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), đa số đại biểu tán thành sự cần thiết, quan điểm sửa đổi toàn diện luật hiện hành; đồng thời, đề nghị rà soát, hoàn thiện quy định về phân quyền, phân cấp, ủy quyền nhằm tạo sự chủ động, thúc đẩy tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương gắn với nâng cao trách nhiệm giải trình của người đứng đầu.
Tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9 , sáng 14/2, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Thứ Năm, ngày 13/2/2025, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ hai của Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Việc đầu tư dự án được kỳ vọng tạo tiền đề, động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; đáp ứng nhu cầu vận tải, tái cơ cấu vận tải theo hướng phát huy tối đa lợi thế của từng phương thức; mở ra không gian phát triển kinh tế mới, nguồn lực mới thông qua khai thác hiệu quả quỹ đất.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, mỗi giai đoạn cách mạng phải có bộ máy để thực thi đường lối, chính sách pháp luật, bảo đảm mục tiêu cho từng giai đoạn phát triển. Đây là thời điểm vàng triển khai tinh gọn, sắp xếp bộ máy để đạt được các mục tiêu đề ra, trong đó có mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân.
Thứ Tư, ngày 12/2/2025, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc và bước vào ngày làm việc đầu tiên tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Chiều 12/2, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
Về cơ cấu tổ chức của UBND, Ủy ban Pháp luật đề nghị nghiên cứu quy định theo hướng giảm bớt số lượng thành viên UBND các cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy, đề cao vai trò và trách nhiệm của cá nhân, người đứng đầu UBND và cần bảo đảm nhất quán trong cách quy định về cơ cấu tổ chức của UBND ở cả 3 cấp.