Một khu đất được quy hoạch, xây dựng hạ tầng để đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. (Ảnh: XUÂN TRƯỜNG)

Tăng cường quản lý, bảo đảm hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất công khai, minh bạch, hiệu quả

Trước thực trạng hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất vẫn còn tồn tại, hạn chế, ngày 4/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định đã ban hành công văn số 691, yêu cầu các sở, ban, ngành, các địa phương tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.
Cần quy định cụ thể việc đấu giá đối với một số loại tài sản đặc thù

Cần quy định cụ thể việc đấu giá đối với một số loại tài sản đặc thù

Theo đại biểu Quốc hội, nội dung liên quan đấu giá tài sản đối với một số loại tài sản đặc thù như quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư, tài sản thi hành án dân sự... cần phải được quy định cụ thể, chặt chẽ trong luật để bảo đảm tính khả thi khi triển khai trên thực tế.
Quang cảnh hội nghị.

Tăng cường chống tiêu cực trong đấu giá tài sản

Ngày 24/4, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào các dự thảo Luật Thủ đô; Luật Lưu trữ (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Đấu giá tài sản. Đây là các dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 7 sắp tới.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Ngăn tình trạng trả giá cao bất thường rồi bỏ cọc, gây lũng đoạn thị trường

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, số tiền đặt trước có thể thấp nhằm thu hút nhiều người tham gia đấu giá, song số tiền phạt vi phạm nghĩa vụ là lớn sẽ ngăn chặn tình trạng trả giá cao bất thường rồi bỏ tiền đặt trước, gây lũng đoạn thị trường.
Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 15/8. (Ảnh: DUY LINH)

Chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong xây dựng văn bản

Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, Bộ Chính trị đang chỉ đạo trình quy định về một số giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong công tác xây dựng văn bản. Nếu trách nhiệm của bộ, ngành nào phải ban hành văn bản, soạn thảo và chủ động ban hành mà không có sự chủ động đó thì phải chịu trách nhiệm.
Việc sửa đổi Luật Đấu giá tài sản sẽ giúp giải quyết tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong hệ thống pháp luật về đấu giá.

Cần nghiên cứu kỹ và hoàn thiện Luật Đấu giá tài sản

Sau hơn 5 năm triển khai thi hành Luật Đấu giá tài sản năm 2017, đến nay văn bản luật này đã đạt nhiều kết quả tích cực, đóng góp quan trọng trong việc hoàn thiện, thống nhất khung pháp lý về đấu giá tài sản. Từ đó giúp giải quyết tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong hệ thống pháp luật, nâng cao tính công khai, minh bạch, hiệu quả trong việc xử lý tài sản, đặc biệt là tài sản công. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện luật đã phát sinh một số vấn đề mới cần được điều chỉnh kịp thời để phù hợp với thực tiễn.
Cuộc đấu giá sáng 25/8/2022 không thấy có đại diện của chủ tài sản.

Sơn La thông tin về đấu giá tài sản sau khi báo chí phản ánh

Ngày 16/3, Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tại Sơn La nhận được Kết luận thanh tra số 03/KL-STP ngày 9/3/2023 của Sở Tư pháp tỉnh Sơn La thông tin về việc chấp hành pháp luật đối với Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản số 20/2022/HĐDV-ĐGTS ngày 10/9/2022, được ký kết giữa Công an tỉnh Sơn La và Công ty đấu giá hợp danh Tây Bắc-Việt Nam, sau khi Báo Nhân Dân có bài phản ánh vào ngày 4/9/2022.
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 8/6. (Ảnh: KHOA NGUYÊN)

Kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ và tài khóa để kiểm soát lạm phát

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, thời gian tới cần tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.