Là loại hình dân ca đặc biệt, Quan họ Bắc Ninh là di sản văn hóa đi vào thực tế một cách sâu sắc và thiết thực với đời sống văn hóa tinh thần của nhiều người dân. Trải qua hành trình 15 năm qua, những kết quả đạt được là rất lớn, đáng tự hào, hơn cả sự mong đợi khi Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO vinh danh vào tháng 9/2009.
Huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa có hơn 70% dân số là người Ra Glai sinh sống. Tộc người này có vốn văn hóa cổ truyền khá phong phú, đa dạng, nhiều bản sắc đặc trưng. Thời gian qua, huyện Khánh Sơn đã có nhiều nỗ lực giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của người Ra Glai.
Cộng đồng các dân tộc trên vùng đất biên cương Lạng Sơn đã sáng tạo, lưu giữ được nhiều loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian phong phú. Trong đó hát then của đồng bào Tày, Nùng là loại hình mang đậm bản sắc văn hóa xứ Lạng, được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Loại hình diễn xướng này đang tiếp tục được bảo tồn, phát huy giá trị và ngày càng lan tỏa với sự đóng góp công sức của các nghệ nhân ở cộng đồng thôn, bản.
Về vùng đất thơm hương hồi, hương quế, lòng người còn say thêm câu lượn Slương của đồng bào Tày xã Yên Cư, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Làn điệu dân ca xưa thổn thức, nhớ thương đã có từ hàng trăm năm và cho đến nay những thế hệ người Tày nơi đây vẫn trân trọng, gìn giữ…
Văn hóa dân gian, trong đó có dân ca là một bộ phận quan trọng, cấu thành nên kho tàng di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam. Những năm qua, nhiều nghệ nhân ở Quảng Bình đã dày công sưu tầm, truyền dạy các làn điệu dân ca, phục dựng làm “sống lại” các lễ hội văn hóa dân gian. Họ như suối nguồn mải miết chảy để mang lại giá trị tốt đẹp, nhân văn cho đời và giữ gìn bản sắc văn hóa độc đáo của quê hương.
Trong ba ngày 25, 26 và 27/10, tại huyện Lộc Bình (Lạng Sơn), Hội bảo tồn dân ca tỉnh phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân huyện Lộc Bình tổ chức Liên hoan dân ca tỉnh Lạng Sơn lần thứ 2 năm 2023.
Từ chốn rừng thiêng, trập trùng núi của miền đất huyền ảo, những bài sử thi, dân ca, dân vũ ra đời hòa cùng điệu chiêng, nhịp trống, điệu rơkel, m’buốt... Người Tây Nguyên có thể một mình lang thang đi tìm lời ru nguồn cội, rong chơi tháng ngày trong mùa lữ hành; trong những mùa đi, mùa ở, họ đều cất lên những lời tình tự.
Dân ca M’nông bắt nguồn từ trong quá trình sản xuất nông nghiệp, hình thành cơ bản trên cơ sở lời nói vần, một hình thức đặc biệt trong ngôn ngữ của tộc người. Năm 2020, dân ca M’nông trên địa bàn tỉnh Ðắk Nông đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian.
Nhân dịp kỷ niệm 54 năm chiến thắng Truông Bồn (31/10/1968-31/10/2022), nghệ sĩ Thanh Phong chính thức ra mắt MV “Truông Bồn nhớ mãi tên em”. Ca khúc MV do anh sáng tác lấy cảm hứng từ tứ thơ của tác giả Trần Tiến Dũng. Anh và Á quân Sao Mai 2011 dòng dân gian Phương Thanh cùng thể hiện ca khúc này.
Ngày 30/9, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng tổ chức Liên hoan hát Then-đàn Tính lần thứ 3, năm 2022; với 10 đoàn gồm 205 nghệ nhân, diễn viên quần chúng ở 10 huyện, thành phố trong tỉnh, mang đến cho khán giả 40 tiết mục đầy bản sắc và độc đáo.
Tối 9/1, đêm chung kết Cuộc thi Tài năng âm nhạc Việt 2021 mùa đầu tiên đã diễn ra tại Hà Nội, là cuộc thi âm nhạc uy tín, nhằm tìm kiếm các tài năng âm nhạc ở các dòng nhạc: dân ca-cách mạng-trữ tình, bolero và nhạc trẻ để phục vụ cho các chương trình ca nhạc chất lượng cao của Đài Tiếng nói Việt Nam VOV, Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC.