Đại học Thái Nguyên có nhiều chương trình hợp tác với tỉnh Lạng Sơn.

Đại học Thái Nguyên nỗ lực thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng

Được thành lập ngày 4/4/1994, 30 năm qua, Đại học Thái Nguyên đã không ngừng vươn lên trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong hầu hết lĩnh vực; là nơi tư vấn và phản biện các chính sách phát triển nhằm đóng góp cho sự nghiệp phát triển bền vững kinh tế, xã hội vùng trung du và miền núi phía bắc và cả nước.
Hằng năm Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Thái Nguyên tuyển học sinh đào tạo trình độ cao đẳng nhiều ngành kinh tế, kỹ thuật.

Đại học Thái Nguyên chấn chỉnh việc cấp văn bằng, chứng chỉ

Khi xảy ra vụ việc Giám đốc Trung tâm Thực hành-Thực nghiệm của Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (thuộc Đại học Thái Nguyên) bị cơ quan cảnh sát điều tra xử lý vì liên quan đến làm giả tài liệu, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Văn Hùng, Giám đốc Đại học Thái Nguyên yêu cầu trường này báo cáo vụ việc, đồng thời chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng trực thuộc thực hiện nghiêm việc cấp văn bằng, chứng chỉ.
Giờ học vẽ của học sinh điểm trường Háng Đồng C, xã Háng Đồng, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. (Ảnh NGỌC TUẤN)

Giải bài toán thiếu giáo viên ở các tỉnh miền núi phía bắc

Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, nhất là giáo viên các môn chuyên biệt như: Ngoại ngữ, Mỹ thuật, Giáo dục thể chất, thời gian qua một số trường học tại các tỉnh miền núi phía bắc đã đưa học sinh từ điểm lẻ về trường chính để học; điều động giáo viên dạy tăng tiết ở nhiều trường; cử giáo viên đi học văn bằng 2... Tuy nhiên, để bảo đảm đủ giáo viên các cấp học và giáo viên các môn chuyên biệt ở các tỉnh vùng cao về lâu dài vẫn cần những giải pháp căn cơ ở tầm vĩ mô.
Đại học Thái Nguyên có nhiều nghiên cứu khoa học hỗ trợ tỉnh Thái Nguyên phát triển kinh tế-xã hội.

Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ giải quyết các vấn đề ở Thái Nguyên

Là trung tâm Vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, là trung tâm lớn về giáo dục-đào tạo, y tế cho nên Thái Nguyên hội tụ, đầu tư nhiều trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ, đội ngũ trí thức có trình độ cao. Phát huy tiềm lực đó, tỉnh Thái Nguyên hướng việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến để góp phần giải quyết nhiều vấn đề thực tiễn ở địa phương.
Nhiều hôm thầy và trò Trường ĐH Y - Dược Thái Nguyên giúp tỉnh Bắc Giang lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 xuyên đêm.

Nguyện vào tâm dịch

Từ đầu năm 2020 đến nay, Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) và các trường đại học thành viên đã phát huy trách nhiệm xã hội, trách nhiệm nghề nghiệp và thế mạnh để đóng góp tích cực cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở nhiều địa phương, nhất là ở Bắc Giang, Bắc Ninh hiện nay.

Đồng chí Tòng Thị Phóng thăm một số sản phẩm khoa học công nghệ của Đại học Thái Nguyên nghiên cứu, sản xuất.

Nhóm nữ đại biểu Quốc hội tìm hiểu về công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Thái Nguyên

Ngày 17-10, đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, Chủ tịch Nhóm nữ đại biểu Quốc hội dẫn đầu Đoàn công tác Nhóm nữ đại biểu Quốc hội làm việc tại Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) để khảo sát, tìm hiểu về công tác đào tạo nguồn nhân lực cán bộ khu vực miền núi phía bắc.

Hội đồng khoa học tỉnh Thái Nguyên nghiệm thu đề tài nghiên cứu bộ sinh phẩm và quy trình phát hiện virus SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime PCR.

Đại học Thái Nguyên nghiên cứu bộ sinh phẩm phát hiện SARS-CoV-2

Ngày 18-8, Đại học Thái Nguyên cho biết: Tiến sĩ Nguyễn Phú Hùng, chủ trì nhóm nghiên cứu của Đại học Thái Nguyên vừa thực hiện thành công và được tỉnh Thái Nguyên nghiệm thu, đánh giá đề tài “Nghiên cứu và phát triển bộ sinh phẩm phát hiện SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime PCR” đạt loại giỏi.