Bác sĩ kiểm tra, theo dõi sức khỏe bệnh nhân sau phẫu thuật.

Bệnh viện đa khoa Quảng Nam cứu sống một bệnh nhân bị đâm thấu ngực

Chiều 28/12, Bác sĩ chuyên khoa 2, Nguyễn Tam Thăng, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa Quảng Nam cho biết, bệnh viện vừa cứu sống một bệnh nhân mất máu nguy kịch do vết thương thấu ngực. Đây là bệnh nhân đầu tiên bị mất máu nguy kịch được cứu sống, sau 10 ngày tiếp nhận, phẫu thuật và điều trị.
Các bác sĩ hội chẩn, phân tích tình trạng khối u của bệnh nhân trước giờ phẫu thuật. (Ảnh: ANH ĐÀO)

Phẫu thuật cắt bỏ khối u khổng lồ cứu sống bệnh nhân

Ngày 23/12, Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, các bác sĩ khoa Ngoại tiêu hóa vừa phẫu thuật thành công loại bỏ khối u mỡ khổng lồ, nặng hơn 5kg, cho người bệnh Đoàn Văn T, 58 tuổi (trú thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi). Ca phẫu thuật phức tạp này đã giúp người bệnh hồi phục sức khỏe, thoát khỏi những triệu chứng đau đớn kéo dài.
Tiến sĩ, bác sĩ Lê Đức Nhân, Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng tặng hoa, chúc mừng bệnh nhân, sáng 27/11. (Ảnh: ANH ĐÀO)

Thực hiện ECMO cứu sống bệnh nhân bị điện giật ngừng tim, ngừng thở

Sáng 27/11, sau 1 tháng điều trị bệnh nhân Lê H .D (26 tuổi, trú phường Mân Thái, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng đã cải thiện hô hấp cai thở máy và được rút nội khí quản và xuất viện. Đây là ca bệnh được các y bác sĩ Bệnh viện Đà Nẵng cứu sống bằng thực hiện ECMO cho bệnh nhân trong vòng 60 phút.
Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn chuẩn bị thực hiện ca lấy, ghép tạng.

Khắc phục tình trạng thiếu nguồn hiến mô, tạng

Kể từ ca ghép thận đầu tiên năm 1992 tại Học viện Quân y (Bộ Quốc phòng), đến nay, ghép tạng ở Việt Nam đã trở thành kỹ thuật thường quy, trình độ kỹ thuật đã bắt kịp thế giới. Tuy nhiên, nguồn mô, tạng hiến ở nước ta, đặc biệt là từ người hiến sau chết não, còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu ghép mô, ghép tạng ngày càng gia tăng của người bệnh trên cả nước.
Hiện, sức khỏe bệnh nhân Đặng Huy Hùng đã qua cơn nguy kịch. (Ảnh: ANH ĐÀO)

Cứu sống người đàn ông bị trượt ngã trôi dạt trên biển 32 giờ

Anh Đặng Huy Hùng đi câu cá, trong lúc gỡ lưỡi câu mắc vào bờ kè đã đã trượt chân, mất tích dưới biển, may mắn được tìm thấy khi dạt vào bờ. Anh Hùng sống sót nhờ ôm chặt balo bên trong có hai hộp nhựa đựng đồ câu, trong khi trôi dạt ra biển thì vớ được một miếng xốp nổi trên mặt nước nên nhét vào bụng và nằm sấp xuống mặt nước.
Đại úy Đinh Văn Giáp trong một lần hiến tiểu cầu cấp cứu bệnh nhân.

Lan tỏa mô hình “Chiến sĩ đỏ tình nguyện”

Mô hình dân vận khéo “Chiến sĩ đỏ tình nguyện” của Công an huyện Krông Nô (tỉnh Đắk Nông) mới ra đời được gần ba tháng nhưng đã có sức lan tỏa sâu rộng, kịp thời cứu sống được nhiều bệnh nhân nguy kịch, cần nhóm máu hiếm. Từ 77 thành viên ban đầu trong lực lượng công an, đến nay đã phát triển lên 200 thành viên, với sự tham gia của đông đảo công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn.