Chiều 10/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị trao Quyết định chấp thuận nhà đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Dự án phát triển nhà ở Khu đô thị mới Kiến Giang, thành phố Thái Bình. Dự sự kiện có đồng chí Ngô Đông Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình.
Đến nay, người dân sinh sống tại chung cư cũ, nhà nguy hiểm ở Hà Nội phải di dời đến nơi tránh trú để bảo đảm an toàn trước bão số 3 đã trở lại nơi ở cũ. Tuy nhiên, một số nhà chung cư cũ thuộc diện cải tạo, xây dựng lại, đã có hiện tượng nứt, lún nghiêng, không còn bảo đảm an toàn để tiếp tục sử dụng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn tính mạng, tài sản của người dân.
Bộ Xây dựng vừa có Công văn 5297/BXD-QLN gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai thực hiện Luật Nhà ở năm 2023, Nghị định số 98/2024/NĐ-CP của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.
Ngày 11/9, Sở Quy hoạch-Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị này vừa tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh giải pháp tháo gỡ vướng mắc liên quan đến cấp phép xây dựng cho công trình có tầng hầm khi thành phố chưa phê duyệt quy hoạch không gian ngầm.
Cơn bão số 3 đổ bộ vào Hà Nội ngày 7/9 gây mưa lớn, gió giật mạnh khiến nhiều gia đình sống trên các chung cư cao tầng phải vật lộn đối phó khi bị nước mưa tràn vào nhà và cửa kính rung lắc mạnh.
Theo chuyên gia của CBRE Việt Nam, từ nay đến năm 2026, giá chung cư ở Hà Nội sẽ tăng trưởng ở mức hơn 20%/năm, một con số chưa từng được ghi nhận từ trước đến nay.
Việc chủ đầu tư một số chung cư trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trây ỳ không bàn giao 2% quỹ bảo trì cho Ban quản trị cư dân quản lý là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng tranh chấp tại các chung cư tiếp tục leo thang dù hành lang pháp lý để xử lý đã được ban hành đầy đủ.
Nhiều chuyên gia cho rằng, thị trường chung cư tại Hà Nội đã qua cơn sốt giá khi đạt đỉnh vào tháng 3/2024. Số liệu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho thấy, chỉ số giá chung cư tại Hà Nội quý I/2024 đã tăng 48% so với quý I/2019 và tăng 8% so với quý IV/2023, là mức tăng cao nhất trong vòng 5 năm qua.
So với Luật Nhà ở năm 2014, Luật Nhà ở năm 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024 có nhiều điểm mới, giúp tháo gỡ các vướng mắc, "điểm nghẽn" trong cải tạo chung cư cũ, đẩy nhanh tiến độ cải tạo chung cư cũ, gắn với tái thiết đô thị, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về thị trường bất động sản là những thông tin căn bản phục vụ cho việc xác định giá mua bán trên thị trường; đồng thời có tác động lớn đến công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi, định giá đất, nhất là khi Luật Ðất đai số 31/2024/QH15 có hiệu lực thi hành.
Trước đó, Bộ Công an đã đưa ra thống kê về các khu chung cư vi phạm về công tác phòng cháy chữa cháy, thông tin này được Bộ Công an đưa ra trong báo cáo công tác phòng cháy, chữa cháy năm 2023 gửi tới Thủ tướng mới đây. Bộ Công an cho biết, qua kiểm tra gần 4.000 nhà chung cư trên cả nước, lực lượng công an đã phát hiện hàng nghìn chung cư vi phạm ở khắp các tỉnh, thành phố.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, cả nước hiện có khoảng 3.000 tòa chung cư, 10% trong số đó đang có tranh chấp giữa chủ đầu tư và cư dân. Những bất đồng đã làm mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến sinh hoạt của cư dân.
Ngày 6/5, Báo Nhân Dân phản ánh về tình trạng 9.000 căn hộ tái định cư (thuộc sở hữu nhà nước) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nợ 81 tỷ đồng phí quản lý. Về vấn đề này, tại buổi họp báo kinh tế-xã hội định kỳ, ông Đinh Thiên Tân, Trưởng phòng Quản lý vận hành, Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, nguyên nhân việc nợ phí quản lý nêu trên là do Sở Xây dựng chưa được ủy quyền tham gia các hội nghị nhà chung cư và tham gia Ban quản trị.
Nguồn cung nhà ở thiếu hụt, lãi suất huy động giảm... đã khiến nhiều người dân quay trở lại đầu tư vào bất động sản. Từ đầu năm đến nay, giá nhà ở, nhất là chung cư tại các địa phương tăng chóng mặt so với thời gian trước, trong đó, những dự án, công trình có pháp lý rõ ràng, gần các khu trung tâm... rất được săn đón.
Thị trường bất động sản, nhất là nhà ở tại Hà Nội đang ghi nhận sự mất cân bằng cung-cầu. Nguồn cung khan hiếm, trong khi nhu cầu luôn ở mức cao, khiến thị trường nhà chung cư liên tục thiết lập mặt bằng giá mới, tạo nên mảnh đất màu mỡ cho các hoạt động đầu cơ, "thổi giá" bất động sản.
Mới đây, cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Phạm Phương, Trưởng Ban quản trị chung cư Miếu Nổi (quận Bình Thạnh) và các đồng phạm để điều tra về tội tham ô tài sản. Những bức xúc của cư dân sinh sống ở các chung cư về hoạt động quản lý của Ban quản trị là thực trạng cần sớm có giải pháp xử lý triệt để. Đối với đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh vấn đề này càng trở nên cấp thiết.
Nhiều nguồn cung khiến cho giá nhà ở, nhất là căn hộ chung cư tại Hà Nội liên tục thiết lập mặt bằng giá mới trong thời gian qua. Giá căn hộ sơ cấp ở các dự án thuộc giai đoạn cuối hoặc ở các phân khu mở bán tiếp theo ở các đô thị lớn tiếp tục tăng. Trong khi tại thị trường thứ cấp, giá căn hộ cao cấp chỉ giảm nhẹ, trong khi giá căn hộ ở phân khúc bình dân vẫn tăng.
Thời gian qua, không ít những mâu thuẫn, bức xúc, thậm chí là tranh chấp giữa chủ đầu tư và cư dân sinh sống ở các khu chung cư xảy ra trên cả nước. Điều này cho thấy những bất cập về công tác quản lý, vận hành dẫn đến chưa bảo đảm sự ổn định, an toàn và văn minh đối với loại hình nhà ở đặc thù này.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 245/KH-UBND thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TU ngày 20/9/2023 của Thành ủy về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tình hình mới.
Việc chung cư mi-ni, nhà ở nhiều căn hộ thi nhau mọc lên ở những khu đất nhỏ hẹp, không bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy, nhưng vẫn thu hút nhiều người thuê, mua cho thấy tình trạng thiếu chỗ ở cho sinh viên, người lao động tại các thành phố lớn. Nếu không có giải pháp khắc phục tình trạng này thì tính mạng của người lao động còn bị đe dọa bởi những hiểm họa khôn lường có thể xảy ra bất cứ lúc nào, trong đó cháy, nổ là một nguy cơ.
Hậu quả đau lòng từ vụ cháy chung cư mi-ni tại phố Khương Hạ, phường Khương Ðình (quận Thanh Xuân, Hà Nội) xảy ra vào đêm 12/9 khiến cả xã hội "giật mình" về sự buông lỏng công tác phòng cháy, chữa cháy, quản lý trật tự xây dựng loại hình nhà ở này trong một thời gian dài. Cùng với đó là những bất cập trong công tác quy hoạch, phát triển nhà ở cho người dân ở những đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 3116 yêu cầu bổ sung kiểm tra thêm đối với hai đối tượng nhà ở trong đợt tổng kiểm tra, gồm chung cư và nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cháy, nổ.
Từ đầu những năm 1990, cùng những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế, tốc độ đô thị hóa ở các thành phố của Thái Lan cũng gia tăng nhanh chóng với hàng loạt nhà cao tầng, chung cư mọc lên khắp mọi nơi. Ngay từ thời điểm đó, vấn đề phòng, chống cháy nổ trong các tòa cao tầng và chung cư đã được Chính phủ Thái Lan dành nhiều sự quan tâm.
Tại các thành phố lớn ở Trung Quốc, nơi có chục triệu phương tiện giao thông các loại, công tác phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm an toàn cho những nơi tập trung nhiều xe máy, như các khu chung cư, luôn là một bài toán lớn được chú trọng. Nhờ những quy định chặt chẽ và cách làm bài bản, hiệu quả quản lý an toàn phòng cháy, chữa cháy đã nâng lên rõ rệt trong những năm qua.
Được hướng dẫn và huấn luyện nghiệp vụ của Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Bình Dương, Đội Phòng cháy, chữa cháy cơ sở đã khống chế thành công vụ cháy xảy ra ở một chung cư cao tầng trên địa bàn thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương vào chiều 4/6.