Cán bộ Viện Vật lý địa cầu tuyên truyền và hướng dẫn các kỹ năng ứng phó động đất cho người dân huyện Kon Plông.

Hướng dẫn kỹ năng ứng phó động đất cho người dân khu vực tâm chấn huyện KonPlong

Viện Vật lý địa cầu đã cử Đoàn công tác đi thực địa tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, phối hợp tuyên truyền và hướng dẫn các kỹ năng ứng phó khi động đất xảy ra cho người dân tại khu vực tâm chấn sau khi trận động đất có độ lớn 5.0 xảy ra tại huyện Kon Plông vào ngày 28/7.

Vết nứt kéo dài sau trận động đất tại trụ sở các cơ quan, hội đoàn thể huyện Sơn Tây.

Nhiều nhà dân, cơ quan ở Quảng Ngãi xuất hiện vết nứt, hư hỏng do động đất

Nhiều nhà cửa của người dân, cơ quan một số đơn vị ở huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi bị nứt, hư hỏng do trận động đất xảy ra tại khu vực các tỉnh Kon Tum, Quảng Ngãi. Ba ngày sau vụ động đất lớn, người dân vẫn lo lắng nếu có tiếp tục xảy ra động đất trong thời gian tới.
Vị trí tâm chấn của trận động đất có độ lớn 5.0. (Ảnh: Viện Vật lý địa cầu)

Kon Tum khẩn trương ứng phó với động đất

Chiều 28/7, Ủy ban nhân dân huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã ban hành văn bản yêu cầu thành viên Ban chỉ huy phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự huyện khẩn trương xuống địa bàn nắm tình hình, đánh giá thiệt hại nhà cửa, tài sản, trụ sở các cơ quan, đơn vị để có phương án xử lý, khắc phục kịp thời thiệt hại do động đất gây ra.
Ảnh minh họa. (Nguồn: ndtv.com/TTXVN)

Động đất liên tiếp tại Kon Tum do nguyên nhân gì và có nguy hiểm không?

Tính từ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tới nay, đã có 14 trận động đất có độ lớn trên 2,5 tại huyện Kon Plông (Kon Tum). Cá biệt, ngày 9/2 đã có tới 5 trận động đất liên tiếp tại khu vực này. Theo ông Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, động đất ở khu vực này là hiện tượng động đất kích thích do các hồ chứa thủy điện gây ra.
Chính quyền xã Măng Cành, huyện Kon Plông phát Sổ tay phổ biến kiến thức về động đất cho người dân.

Kon Tum đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân phòng, tránh động đất vùng tâm chấn

Trước tình hình động đất xảy ra liên tục trong thời gian qua trên địa bàn, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai-Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo các đơn vị có liên quan, nhất là Ủy ban nhân dân huyện Kon Plông khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó; tuyên truyền cho người dân về tình hình động đất trên địa bàn để tránh tâm lý hoang mang, lo sợ, yên tâm sản xuất.
Vị trí tâm chấn tại tỉnh Kon Tum.

Ứng phó, khắc phục hậu quả động đất tại Kon Plông, Kon Tum

Ngày 23/8, trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã liên tiếp xảy ra một số trận động đất. Ngay trong ngày, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký ban hành Công điện số 750/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan ứng phó, khắc phục hậu quả do động đất tại khu vực này.
Xử lý các dữ liệu về động đất tại Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần.

Tuyên truyền kỹ năng phòng tránh rủi ro động đất cho người dân Kon Tum

Cùng với nhiệm vụ quan trắc, giám sát động đất tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, Viện Vật lý địa cầu (Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) đang gấp rút lên kế hoạch tổ chức tuyên truyền về kỹ năng phòng tránh rủi ro do động đất cho người dân ở khu vực có thể bị ảnh hưởng của động đất, trong đó, các nhà khoa học sẽ trực tiếp huấn luyện cho người dân các kỹ năng phòng tránh rủi ro động đất.

Vị trí trận động đất. (Ảnh: Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần)

Xảy ra động đất có độ lớn 3,7 tại huyện Kon Plông của tỉnh Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần thuộc Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), vào hồi 20 giờ 21 phút 39 giây (giờ Hà Nội) ngày 21/10, tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, đã xảy ra một trận động đất có độ lớn 3,7 tại vị trí 14.859 độ Vĩ Bắc, 108.243 Kinh Đông, có độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1 km.