

Qua 25 năm xây dựng và thực hiện chương trình “Một triệu tấn đường”, ngành mía đường Việt Nam đã nỗ lực vượt qua khó khăn, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo việc làm cho hơn 350 nghìn hộ nông dân, chủ động được nguồn đường sản xuất trong nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện xóa đói giảm nghèo, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.
Theo quy hoạch, đến năm nay, Thanh Hóa có gần 26 nghìn ha trồng cây mía đường, bảo đảm nguyên liệu cho bốn nhà máy, tổng công suất chế biến gần 20 nghìn tấn mía/ngày. Hiện vùng nguyên liệu giảm nhanh, có hai nhà máy công suất chế biến 14 nghìn tấn mía/ngày sẵn sàng hoạt động; hai nhà máy, công suất chế biến hơn 5 nghìn tấn mía/ngày ngừng hoạt động, chuyển đổi mô hình sản xuất.
Những niên vụ gần đây, ngành mía đường nước ta gặp nhiều khó khăn do giá đường xuống thấp, diện tích, năng suất, chất lượng mía có xu hướng giảm. Ở nhiều địa phương, vùng mía nguyên liệu đang có nguy cơ bị "xóa sổ" do hiệu quả không cao khiến người trồng mía gặp nhiều khó khăn.
Những ngày này, người dân trồng mía chục (mía làm nước giải khát) ở Hậu Giang đang vào vụ thu hoạch rộ, với niềm vui phấn khởi. Trong khi đó, người trồng mía nguyên liệu thì lo lắng, vì giá bao tiêu của nhà máy đường đưa ra quá thấp. Có thể sẽ có thêm một vụ mía đắng.
Tại tỉnh Trà Vinh, hiện đang là thời điểm nông dân trồng mía đường bước vào vụ thu hoạch. Giống với các niên vụ trước, nông dân trồng mía tiếp tục bị thua lỗ vì giá mía cây xuống thấp, chỉ ở mức 800 đồng/kg loại mía đạt 10 chữ đường.
Nhiều người có thâm niên trong ngành mía đường vẫn luôn nhắc câu kinh nghiệm cửa miệng “mua giá thấp năm nay coi như “án tử” cho năm sau”. Trước những gì đang diễn ra của niên vụ mía đường 2018 - 2019 thì các doanh nghiệp (DN) mía đường đã và đang lơ lửng nguy cơ “án” tử hình trên đầu. Thực tế lĩnh vực mía đường hiện nay đang đặt ra vấn đề, cần sớm cơ cấu lại ngành mía đường để ngăn chặn nguy cơ bị khai “tử”, đồng thời làm thế nào để người trồng mía có thể sống được với cây mía.
Ngày 3-7-2016, tại buổi gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi với Ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên Khối nông nghiệp tại ba nhà máy đường, gồm: Nhà máy đường Thành Thành Công (TTC) Tây Ninh, Nhà máy đường Biên Hòa - Tây Ninh, Nhà máy Đường Nước Trong đã có nhiều trăn trở được đặt ra. Đặc biệt việc xác định vai trò then chốt của người nông dân trong chuỗi giá trị ngành với phương châm “Nông dân có lời - Nhà máy có lãi” là tiêu chí hàng đầu. Tuy nhiên, với những gì đang diễn ra thì phương châm và khẩu hiệu này thật sự có ý nghĩa hay đó chỉ là ngụy biện?
Niên vụ mía 2018 - 2019 đã kết thúc, giá thu mua mía nhiều vùng trên cả nước đều ở mức thấp, thậm chí dưới giá thành đầu tư. Không những thế, người trồng mía đang phải gánh chịu tác động “kép” khi vị “đắng” giá mía thêm đắng bởi nhiều doanh nghiệp (DN) vừa ép giá mía tươi nhưng lại vừa ồ ạt nhập hàng trăm nghìn tấn đường thô (đường nguyên liệu) về để tinh chế.
Vùng đất Phú Yên có nghề trồng mía lâu đời. Đối với các huyện miền núi Sơ Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân, cây mía đã thật sự là cây trồng chủ lực, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho hàng chục nghìn hộ dân miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, trước tình trạng chung của cả nước, những năm qua, mía không còn vị ngọt như trước. Cả người nông dân và nhà máy đều nếm trải vị “đắng” trước thách thức mới.
Đúng 9 giờ sáng ngày 16-9-2020, Chương trình tọa đàm “Tìm giải pháp cho ngành mía đường trong tình hình mới” diễn ra trực tuyến tại trụ sở Báo Nhân Dân, số 71 Hàng Trống, Hà Nội.
Căn cứ quy định của Luật Quản lý ngoại thương, ngày 21-9-2020, Bộ Công thương ban hành Quyết định số 2466/QĐ-BCT về việc khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với đường mía có xuất xứ từ Thái-lan trên cơ sở Hồ sơ yêu cầu của đại diện ngành sản xuất trong nước.
Trên mặt trận đấu tranh với tham nhũng, các cơ quan tiến hành tố tụng đóng vai trò như người lính xung kích ở tuyến đầu, đấu tranh trực diện, trực tiếp trong quá trình phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm tham nhũng.
Sau một thời gian điều tra nghiêm túc, tuân thủ đúng các quy định của WTO và pháp luật Việt Nam, mới đây, Bộ Công thương đã quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp tạm thời đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.