Lúa gạo là ngành sản xuất truyền thống và quan trọng của Việt Nam, tạo ra sinh kế cho hàng chục triệu nông dân trên cả nước. Những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn trong sản xuất lúa gạo, góp phần quan trọng bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và hiện vẫn giữ vững vị trí là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới với kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng cao.
Lúa gạo là ngành sản xuất truyền thống và quan trọng của Việt Nam, tạo ra sinh kế cho hàng chục triệu nông dân trên cả nước. Những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn trong sản xuất lúa gạo, góp phần quan trọng bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và hiện vẫn giữ vững vị trí là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới với kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng cao.
Xuyên suốt quá trình phát triển, ngành hàng sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt nhiều “kỳ tích”. Trong bối cảnh mới hiện nay với những biến động của thị trường thế giới, biến chuyển của thị hiếu tiêu dùng cộng với biến đổi khí hậu ngày một rõ nét, ngành lúa gạo Việt Nam đang có sự chuyển mình mạnh mẽ trong cả sản xuất và xuất khẩu. Theo đó, ngành tập trung nâng cao chất lượng lúa gạo, mở rộng thị trường tiêu thụ, tiến tới xây dựng thương hiệu gạo bền vững trên thị trường quốc tế.
Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 5 tỷ USD, tăng khoảng 300 triệu USD so với con số kỷ lục 4,78 tỷ USD của năm 2023. Tuy nhiên, tình hình sản xuất, xuất khẩu và chính sách thương mại gạo của nhiều quốc gia trên thế giới sẽ tiếp tục có những thay đổi trong thời gian tới, đòi hỏi các cơ quan chức năng, ngành hàng và doanh nghiệp cần cập nhật thường xuyên, đầy đủ để bảo đảm hiệu quả hoạt động xuất khẩu gạo.
Từ giữa năm 2023 đến nay, giá nhiều loại nông sản trong nước và xuất khẩu tăng khá cao, điển hình như giá lúa gạo và cà-phê. Bốn tháng đầu năm 2024, giá gạo xuất khẩu trung bình của Việt Nam đạt 644 USD/tấn, tăng 22,2%; cà-phê 3.402 USD/tấn, tăng 49,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Những ngày cuối tháng tư, nông dân cùng các Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng) đang tập trung thu hoạch lúa đông xuân. Bà con hết sức phấn khởi vì lúa được mùa, được giá.
Năm 2023 đánh dấu thành công vang dội của ngành gạo Việt Nam, khi lập kỷ lục về khối lượng xuất khẩu với gần 8,3 triệu tấn (tăng 16,7% so với năm 2022), mang về giá trị 4,78 tỷ USD (tăng 38,4%). Qua đó, tiếp tục khẳng định vị thế của thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế và những cam kết đóng góp cho an ninh lương thực toàn cầu.
Với nguyên liệu chính là gạo, chị Nguyễn Thị Vân, xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã tạo ra những bức tranh độc đáo mô tả về phong cảnh làng quê, non nước Việt Nam và những bức tranh thư pháp, tranh chân dung vô cùng ấn tượng. Sản phẩm đã được xếp hạng 4 sao trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
3 doanh nghiệp Việt Nam tham gia dự thi với 6 loại gạo, gồm: Doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí dự thi gạo ST 24, ST25; Tập đoàn Lộc Trời dự thi gạo Lộc Trời 28, Nàng Hoa 9; Tập đoàn Thái Bình Seed dự thi gạo TBR39, TBR39_1 đã thắng giải cao nhất ở cuộc thi gạo ngon nhất thế giới năm 2023. Câu chuyện này một lần nữa khơi gợi việc cần thiết xây dựng thương hiệu gạo quốc gia từ những “bàn đạp” hữu ích này.
Nhiều năm nay, Việt Nam luôn là nước sản xuất và xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới, góp phần quan trọng bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và thế giới. Thời gian vừa qua, thị trường gạo thế giới liên tục biến động, tác động mạnh đến sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của nước ta. Tuy nhiên, mục tiêu lớn nhất của ngành hàng lúa gạo Việt Nam vẫn là phát triển bền vững hướng tới tăng trưởng xanh.
Ngày 30/8, ông Hoàng Trung, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng đoàn công tác có buổi làm việc với tỉnh Hậu Giang về công tác chuẩn bị tổ chức Festival Lúa gạo năm 2023.
Chiều 27/8, tại Cửa khẩu Chiềng Khương, tỉnh Sơn La, Đồn Biên phòng Phiêng Pằn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La đã chuyển trao 2 tấn gạo nếp cho Đại đội Biên phòng 213, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Houaphanh, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, tuần qua giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam giữ ổn định ở mức cao 638 USD/tấn, trong khi của Thái Lan là 628 USD/tấn, Pakistan 598 USD/tấn. Ấn Độ vẫn đang duy trì chính sách cấm xuất khẩu gạo tẻ thường khiến thị trường được dự báo sẽ còn gia tăng nguồn cầu thời gian tới.
Tình hình thương mại lương thực toàn cầu diễn biến phức tạp, khó lường đã tác động mạnh đến nguồn cung sản lượng gạo, gây lo ngại về các vấn đề an ninh lương thực thế giới cũng như ảnh hưởng đến xu hướng phục hồi kinh tế của nhiều quốc gia khi tình trạng lạm phát chưa được cải thiện.
Trong bối cảnh nhiều quốc gia như Ấn Độ, UAE, Nga đang cấm xuất khẩu gạo, thị trường biến động nhanh và khó lường, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam liệu có thể nắm bắt cơ hội này để chiếm lĩnh thị phần toàn cầu?
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 7 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu 4,84 triệu tấn gạo, trị giá 2,58 tỷ USD, tăng 29,6% so với cùng kỳ năm 2022. Dự báo, từ giờ đến cuối năm, thị trường gạo thế giới còn nhiều biến động, tạo ra những cơ hội và thách thức mới cho mục tiêu xuất khẩu bền vững của ngành lúa gạo Việt Nam.
Từ nguyên liệu là những hạt gạo quen thuộc, qua bàn tay khéo léo của mình, Nguyễn Thị Tuyết Phượng đã tạo nên những bức tranh đẹp mắt, sinh động, có hồn.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), ngày 18/8, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam đã cao hơn Thái Lan 10 USD/tấn, đạt mức 628 USD/tấn. Trong khi lệnh cấm xuất khẩu gạo tại một số quốc gia vẫn được duy trì thì sản lượng và giá xuất khẩu gạo của Việt Nam dự báo vẫn còn tiếp tục biến động.
Những ngày qua, giá gạo xuất khẩu của các quốc gia trên thế giới tiếp tục tăng cao. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, đến ngày 11/8, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đạt mức 638 USD/tấn, Thái Lan đạt 651 USD/tấn. Dự báo, thị trường gạo thế giới còn tiếp tục biến động trong những tháng tới.
Thị trường gạo thế giới nóng lên khi giá loại lương thực quan trọng này chạm mức cao nhất trong 12 năm qua. Cơn sốt giá gạo được cho là không sớm hạ nhiệt, do hiện tượng El Nino ảnh hưởng mùa màng tại các vựa lương thực, trong khi xu hướng dự trữ gia tăng trong bối cảnh lạm phát phi mã và an ninh bất ổn tại nhiều nước.