Thời tiết mưa nắng thất thường, cơ thể mệt mỏi, đau họng, sụt sịt khiến nhiều người lo sợ bị mắc Covid-19, không yên tâm sau khi xét nghiệm nhanh kháng nguyên (test nhanh) tại nhà.
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có công văn đề nghị các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược trong cả nước tăng cường sản xuất, nhập khẩu, tồn trữ thuốc phòng, chống Covid-19.
Trước tình hình gia tăng các ca mắc Covid-19 trên địa bàn, ngành y tế Thủ đô đang chỉ đạo các đơn vị, cơ sở y tế sẵn sàng phương án, thiết bị, vật tư, chủ động các biện pháp ứng phó; đồng thời khuyến cáo người dân nâng cao ý thức phòng chống các bệnh truyền nhiễm.
Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, số ca mắc COVID-19 trên địa bàn đang tăng nhanh, chủ yếu do biến thể NB.1.8.1. Trong tuần 21 của năm 2025, TP Hồ Chí Minh ghi nhận 79 ca mắc, gần gấp 3 lần trung bình 4 tuần trước. Dù chưa có ca nặng do COVID-19 đơn thuần, nhưng đã ghi nhận hai ca tử vong trên nền bệnh lý mạn tính.
Ngày 30/5, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh thông tin cho biết, tình hình dịch Covid-19 tại thành phố đang có dấu hiệu gia tăng trở lại, với 204 ca bệnh được ghi nhận tính từ đầu năm đến nay.
Ngày 26/5, Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) cho biết, vừa phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương đánh giá nguy cơ bệnh Covid-19 tại Việt Nam.
Các biến thể mới thuộc nhóm Omicron có đặc điểm chung dễ lây lan hơn các biến chủng cũ nhưng ít gây tổn thương phổi nặng hơn vì chủ yếu tấn công đường hô hấp trên. Các chuyên gia khuyến cáo, người dân tuyệt đối không tự ý sử dụng, dự phòng điều trị bằng thuốc kháng virus.
Một biến thể phụ mới của Omicron, được đặt tên là NB.1.8.1, đang thu hút sự chú ý của các nhà khoa học và giới chức y tế châu Âu sau khi được phát hiện tại Pháp và một số quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trấn an rằng rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu hiện vẫn ở mức thấp.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội) đã gửi thông báo khuyến cáo các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tới hệ thống các Trung tâm Y tế xã, phường, thị trấn và phổ biến rộng rãi trên các nhóm cư dân Tổ dân phố địa phương.
Trước nguy cơ dịch Covid-19 gia tăng trở lại trong mùa du lịch hè, Bộ Y tế vừa có công văn số 3180/BYT-PB gửi UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch.
Theo Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, 83% mẫu giải trình tự gene của bệnh nhân Covid-19 hiện nay là NB.1.8.1. Đây là biến chủng đang lưu hành tại nhiều nước trên thế giới, có tốc độ lây lan nhanh.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay đã ghi nhận gần 150 người mắc Covid-19 tại 27 địa phương. Còn riêng từ đầu tháng 5 trở lại đây, theo thông tin của các cơ sở y tế, số người mắc Covid-19 có dấu hiệu gia tăng và thường bị lẫn với cúm và bệnh hô hấp.
Bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid-19 bắt đầu có xu hướng tăng cục bộ tại một số địa phương. Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo chính quyền địa phương và ban, ngành, đoàn thể các cấp phối hợp ngành y tế triển khai biện pháp ứng phó với dịch bệnh trong mùa mưa bão.
Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận rải rác số người mắc Covid-19 tại 27 tỉnh, thành phố và đang có sự gia tăng trong thời gian gần đây. Mặc dù đã xếp là nhóm B, nhưng Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị chuyên môn, y tế địa phương tăng cường công tác giám sát, chuẩn bị các phương án phòng chống dịch Covid-19 kịp thời, hiệu quả...
Tiến sĩ, bác sĩ Lê Kiến Ngãi cho biết, hiện bệnh viện chưa ghi nhận bệnh nhi mắc Covid-19 có biến chứng nặng, nhưng đợt Covid-19 trở lại này trùng với đợt bùng phát sởi, nên các cha mẹ cần phải hết sức lưu ý. Biến thể mới của virus SARS-CoV-2 không có độc lực mạnh nhưng lại lây lan nhanh hơn, mạnh hơn.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 và sự xuất hiện của biến thể Omicron XEC, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh có văn bản khẩn yêu cầu toàn bộ hệ thống y tế từ công lập đến tư nhân cùng các cơ quan liên quan tăng cường công tác phòng, chống dịch nhằm bảo vệ hiệu quả sức khỏe người dân, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao.
Ngày 22/5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Đà Nẵng cho biết, theo Hệ thống Quản lý Giám sát bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế, tính đến 11 giờ ngày 22/5/2025 thành phố Đà Nẵng ghi nhận rải rác 13 ca mắc Covid-19, trong đó có 12 ca mắc ghi nhận từ ngày 19-22/5, chưa ghi nhận ổ dịch và chưa có ca bệnh nặng.
Ngày 21/5, Sở Y tế tỉnh Thái Bình gửi văn bản đến các địa phương, sở, ngành và các đơn vị y tế về việc chủ động tăng cường phòng chống dịch Covid-19 trong bối cảnh dịch có xu hướng quay trở lại với ca mắc tăng nhẹ.
Covid-19 là bệnh lưu hành, được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm B giống như cúm. Vì thế, các chuyên gia cho rằng, thời điểm này người dân không nên quá lo lắng, nhưng cũng không chủ quan, cần có biện pháp phòng bệnh chủ động.
Từ đầu năm đến nay, tỉnh Nam Định ghi nhận 3 trường hợp mắc Covid-19. Tỉnh đã chỉ đạo ngành chức năng tăng cường giám sát, phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
Các quan chức Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm đưa ra các yêu cầu mới với những mũi tiêm nhắc lại ngừa Covid-19 hằng năm, cho biết sẽ tiếp tục áp dụng phương pháp tiếp cận hợp lý.
Trước diễn biến dịch Covid-19 trên thế giới có xu hướng gia tăng trở lại, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc chủ động rà soát kế hoạch thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19 theo các kịch bản dự báo; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng bị động trong ứng phó.
Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện chủ động chuẩn bị đầy đủ về cơ sở hạ tầng, khu vực cách ly, trang thiết bị và vật tư y tế, nhằm bảo đảm việc tiếp nhận, cách ly, chẩn đoán, điều trị bệnh nhân cũng như tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
Trước xu hướng tăng nhẹ số ca mắc Covid-19 trong nước trong những tuần qua, Bộ Y tế tiếp tục khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống Covid-19.