Chương trình Quốc gia Mỗi xã một sản phẩm (One Commune One Product - OCOP) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực, gia tăng giá trị đầu tiên được Việt Nam triển khai trên toàn quốc từ năm 2018 tại Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. Chương trình là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng Nông thôn mới, ra đời nhằm thực hiện bền vững các tiêu chí về sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt khu vực nông thôn. Theo đó, trọng tâm chương trình là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ có lợi thế tại mỗi địa phương theo chuỗi giá trị do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể thực hiện.
Chỉ trong một thời gian ngắn triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) (2018-2021), ngành nông nghiệp Việt Nam đã có hàng nghìn sản phẩm đạt chất lượng 3 sao, 4 sao và 20 sản phẩm đạt 5 sao trở thành quà tặng cấp quốc gia. Đây là kết quả rất đáng tự hào trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, từ đó trở thành động lực thúc đẩy Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM).
Sau 3 năm triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) toàn diện, quy mô lớn trên cả nước (2018-2021), ngành nông nghiệp Việt Nam đã có hàng nghìn sản phẩm đạt chất lượng 3 sao, 4 sao và hàng chục sản phẩm đạt chất lượng 5 sao góp phần không nhỏ giúp nâng cao thu nhập cho người dân. Điều đó cho thấy chương trình OCOP là hướng đi đúng và trúng của ngành nông nghiệp không chỉ trong tái cơ cấu ngành mà còn phát triển kinh tế nông thôn. Hiện, toàn ngành đang nỗ lực thực hiện mục tiêu đạt 10.000 sản phẩm OCOP vào năm 2025.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến tháng 9/2024, cả nước đã có 14.085 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên. Sau hơn 6 năm triển khai, Chương trình OCOP đã khẳng định sự phù hợp và có sự lan tỏa mạnh mẽ, khẳng định hướng đi đúng đắn của một chương trình phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát huy nội lực, nhằm mục tiêu phát triển ngành nghề nông thôn, mở rộng thị trường, khơi dậy tiềm năng, lợi thế các vùng, miền.
Ngày 6/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức Lễ khai mạc “Tuần lễ sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng các vùng, miền và công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản năm 2024 ”.
Ngày 18/10, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Sóc Trăng Đặng Thành Sơn cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Siêu thị Co.opMart thực hiện Chương trình Tuần lễ trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông sản, đặc sản, sản phẩm OCOP của tỉnh tại siêu thị Co.opMart Sóc Trăng.
Có đến 2 sản phẩm OCOP được chứng nhận 4 sao cấp tỉnh, bà Nguyễn Thị Hương Vân, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã Hương Vân Trà (Thái Nguyên) - người con gái lớn lên từ mảnh đất chè cho rằng, sản phẩm OCOP sẽ chứng minh được chất lượng nếu được sản xuất bằng tình yêu.
Đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn, giải quyết việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân, các làng nghề của Thủ đô Hà Nội đang ngày càng thu hút được sự quan tâm lớn của cộng đồng xã hội. Trong đó, tập trung nguồn lực đầu tư cho phát triển “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đang là hướng đi đúng của các làng nghề hiện nay trong xây dựng nông thôn mới…
Ngày 1/8, Sở Công thương Hà Nội tổ chức trao Giấy chứng nhận Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch tại xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
Tính đến tháng 4/2024, thành phố Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được 2.711 sản phẩm OCOP. Đây cũng là địa phương dẫn đầu cả nước trong phát triển chương trình OCOP.
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) đã bước sang năm thứ 6 và được triển khai đồng bộ, rộng khắp ở tất cả các địa phương. Tính đến tháng 6/2024, cả nước đã có hơn 13.000 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, tăng hơn 4.000 sản phẩm so với cuối năm 2022.
Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm cấp Trung ương năm 2024 đã công nhận mới 4 sản phẩm OCOP 5 sao vào tháng 6 vừa qua. Đó là các sản phẩm: Bánh đậu xanh Rồng vàng Hoàng Gia, vải thiều Lục Ngạn, sầu riêng cấp đông Chánh Thu và bún bò Huế gia vị hoàn chỉnh YesHue.
Tối 30/6, tại đường đi bộ Nguyễn Huệ, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ công bố và trao quyết định công nhận sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố năm 2023 với chủ đề “Nông thôn mới-Thời đại mới”.
Khi biết chúng tôi về Tân Kỳ, Nghệ An công tác, một đồng nghiệp dặn đi dặn lại: “Anh chị về Tân Kỳ thì nhớ ghé xã Giai Xuân mua cho em một chiếc võng gai của bà con dân tộc Thổ với nhé. Em nghe nói võng gai ở đó nức tiếng cả nước, bền và đẹp lắm”.
Tối 26/1, tại Không gian sáng tạo Tây Hồ, quận Tây Hồ (Hà Nội), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ tổ chức Lễ hội hoa đào, quất cảnh và sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) các vùng miền Xuân Giáp Thìn.
Chiều 25/1, tại hội nghị đánh giá, kết quả thực hiện Chương trình OCOP tỉnh Cà Mau năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau đã công nhận và trao chứng nhận cho 26 sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh năm 2023.
Việc gắn chip định danh cho các sản phẩm OCOP đặc thù không chỉ giúp các nghệ nhân có thể “kể câu chuyện” chính mình muốn gửi gắm, đồng thời hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, kết nối với tư duy số hoá.
Xuất phát từ ý nghĩa biểu tượng mang giá trị tâm linh của cây bồ đề, thế mạnh của vùng đất Cố đô Hoa Lư cùng với mong muốn tạo việc làm cho người dân nơi đây, những thành viên cốt cán của Hợp tác xã Sinh Dược đã tìm tòi nghiên cứu, tạo ra những bức tranh lá bồ đề được tỉnh Ninh Bình đánh giá là sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao.
Kết hợp giữa tinh hoa văn hóa truyền thống với bàn tay của người nghệ nhân tài ba, sản phẩm gốm sứ Tân Thịnh (làng gốm Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) vinh dự là một trong số ít sản phẩm được vinh danh sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia.
Theo một báo cáo được TikTok Việt Nam công bố, tính từ tháng 4 đến tháng 10/2023 đã có hơn 800 phiên livestream (phát sóng trực tiếp) với hơn 10.000 video gắn hashtag #OCOP và #DacSanVietNam, tiếp cận 300 triệu lượt xem thông qua hình thức livestream và hơn 850 triệu lượt xem thông qua nội dung video ngắn, mang về doanh thu hơn 100 tỷ đồng cho ngành hàng OCOP (Chương trình “One Commune One Product-Mỗi xã một sản phẩm), kết nối hơn 500 nhà sáng tạo và nhà bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử TikTok Shop.
Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam thường được làm theo lối truyền thống, nhiều khi kiểu dáng đơn giản, còn khá sơ sài. Chính vì thế, ở nhiều nơi, người làm hàng thủ công mỹ nghệ mong muốn kết hợp với các họa sĩ thiết kế, để tạo ra được những sản phẩm bắt mắt, hấp dẫn người tiêu dùng hơn.