Quan viên trẻ Duy Linh (ngoài cùng bên trái) điểm trống trong một canh hát ca trù.

Lãng du trong thế giới ca trù

Thoạt nhìn, trong một canh hát ca trù, ca nương, kép đàn và người cầm chầu (quan viên) tưởng như là một “ban nhạc” nhỏ, nhưng thực tế lại khác. Phía giáo phường, phía nhà trò chỉ có đào nương, kép đàn. Cầm chầu lại chính là “khách thơ”, là khán giả, là người thưởng thức. Họ chính là những người lãng du trong thế giới ca trù, là một phần di sản ca trù. Có những lúc, quan viên theo đúng lối xưa đã “tuyệt chủng”. Song, bây giờ, một thế hệ quan viên mới bắt đầu hình thành.
Nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan, nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền và Giám đốc Omega Books Plus Trần Hoài Phương tại buổi ra mắt sách. (Ảnh: Ban tổ chức cung cấp)

Hành trình 9 năm “vén màn sương bí ẩn của tiền nhân” của nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền

Cuốn sách “Ả Đào: Một khảo cứu về lịch sử và hệ âm luật” đánh dấu chặng đường 9 năm ngược xuôi của nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền để tìm cho ra những bí ẩn của hệ thống âm luật trong hát ả đào của các cụ, vừa kịp trước khi người nghệ nhân già cuối cùng rơi vào màn sương mù của quên lãng. Sách vừa được Omega Books Plus giới thiệu, cùng với cuộc trò chuyện, chia sẻ của tác giả Bùi Trọng Hiền và nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan.
Nhiều loại hình ca nhạc truyền thống được tổ chức tại khu di tích lịch sử - văn hóa Bích Câu Đạo Quán trong khuôn khổ sự kiện "Cổ nhạc Kinh Kỳ".

Sinh viên truyền cảm hứng về cổ nhạc Việt Nam qua mô hình "bảo tàng sống"

Một nhóm sinh viên chuyên ngành Truyền thông và tổ chức sự kiện của Trường cao đẳng FPT Polytechnic đã tự tay lên kế hoạch, dàn dựng và triển khai một chương trình theo mô hình "bảo tàng sống", qua đó tái hiện nhiều loại hình ca kịch cổ truyền của Việt Nam như ca trù, xẩm, chèo cổ, diễn xướng.
Biểu diễn hát sắc bùa của Câu lạc bộ dân ca huyện Minh Hóa.

Giữ suối nguồn văn hóa dân gian ở Quảng Bình

Văn hóa dân gian, trong đó có dân ca là một bộ phận quan trọng, cấu thành nên kho tàng di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam. Những năm qua, nhiều nghệ nhân ở Quảng Bình đã dày công sưu tầm, truyền dạy các làn điệu dân ca, phục dựng làm “sống lại” các lễ hội văn hóa dân gian. Họ như suối nguồn mải miết chảy để mang lại giá trị tốt đẹp, nhân văn cho đời và giữ gìn bản sắc văn hóa độc đáo của quê hương.
Đào nương Kim Ngọc (ngồi giữa) trình diễn ca trù tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám.

Tìm lại chuẩn mực ca trù

Hà Nội hiện giờ có nhiều câu lạc bộ, giáo phường ca trù. Ca trù đang trên đường hồi sinh, nhưng với đào nương tài hoa Kim Ngọc, điều đó đem đến niềm vui xen lẫn nỗi lo, bởi khi phát triển “nóng” sẽ có thể có nhiều sai lạc. Bởi thế, biết rằng chặng đường còn gian nan, cô âm thầm nghiên cứu, tìm hiểu và tìm lại những chuẩn mực ca trù cổ.
Các thí sinh trình diễn tại Liên hoan Ca trù Hà Nội 2022.

Bước phát triển mới của ca trù

Liên hoan Ca trù Hà Nội lần thứ 3 - năm 2022 có 48 thí sinh tham dự phần thi cá nhân, và 6 tiết mục múa hát tập thể. Không chỉ có số lượng thí sinh tham gia đông mà chất lượng các phần thi cũng được cải thiện. Điều đó cho thấy ca trù Hà Nội đang phát triển mạnh mẽ.