Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), giá hai mặt hàng cà-phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng do lo ngại về nguồn cung từ Brazil và Việt Nam.
Từ đầu năm đến nay, mỗi một động thái thay đổi của EU về việc thi hành quy định EUDR đều đã tác động không nhỏ lên giá cà-phê thế giới và Việt Nam. Trong hai ngày 13-14/11 tới, EU sẽ đưa ra quyết định chính thức về thời điểm thực thi quy định này. Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), dù khả năng nào xảy ra thì vẫn sẽ có hai kịch bản tương ứng cho giá cà-phê trong thời gian sau đó.
Đứng dậy sau thiên tai nghiêm trọng vào năm 2020, một dự án đầy tính nhân văn và bền vững đã được ra đời tại Quảng Trị. Dự án "Mang rừng về vườn cà-phê" (Xây vườn thành rừng) do Công ty TNHH Pun Coffee triển khai không chỉ giúp nông dân nơi đây vượt qua khó khăn, mà còn tạo ra một mô hình kinh tế tuần hoàn gắn liền với bảo vệ môi trường và nâng cao sinh kế cho cộng đồng đồng bào thiểu số Vân Kiều.
Ngày 31/10, trong khuôn khổ sự kiện Triển lãm Coffee Expo Vietnam 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Cà-phê Việt Nam (Vinacafe) chính thức ra mắt dòng sản phẩm mới Thương hiệu Vietnam Coffee.
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa phiên giao dịch ngày hôm qua, sắc xanh chiếm ưu thế trên bảng giá các mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp.
Sau 6 năm triển khai, dự án Café-REDD tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, đã xây dựng một mô hình sản xuất cà-phê bền vững, kết hợp nông-lâm nghiệp với bảo vệ rừng và cải thiện sinh kế cho người dân địa phương. Từ đó, giúp hơn 4.600 hộ nông dân được hưởng lợi từ chương trình này.
Nửa năm trở lại đây, giá cà-phê nội địa liên tục tạo thêm nhiều đỉnh mới và neo trên 100.000 đồng/kg. Điều này khiến cho nhiều nhà phân tích nhận định rằng, giá cà-phê Việt đã bước sang một chu kỳ giá hoàn toàn mới.
Đóng cửa ngày giao dịch hôm qua, giá hai mặt hàng cà-phê tăng phiên thứ ba liên tiếp. Nổi bật, giá cà-phê Robusta tăng 2,5%, lên 5.446 USD/tấn; giá cà-phê Arabica cũng nhích thêm 0,5% so tham chiếu lên 5.932 USD/tấn.
Giá cà-phê tăng vọt ngay phiên đầu tuần. Theo đó, giá cà-phê Arabica tăng gần 4%, lấy lại những gì đã mất trong phiên cuối tuần trước; giá cà-phê Robusta tăng 2,5%, lên sát 4.900 USD/tấn.
Khép lại phiên giao dịch ngày hôm qua, toàn bộ 9 mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp đều đồng loạt tăng giá. Trong đó, hai mặt hàng cà-phê “rủ nhau” lập đỉnh mới, nối dài đà tăng sang phiên thứ 5 liên tiếp.
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới khép lại nửa đầu năm 2024 với nhiều điểm sáng khi một loạt các mặt hàng đua nhau tăng lên mức cao kỷ lục. Trong đó, diễn biến đáng chú ý nhất thuộc về nhóm kim loại và nguyên liệu công nghiệp. Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), bước sang quý III, giá hàng hóa sẽ tiếp tục biến động mạnh trước sự thay đổi khó đoán trong bức tranh cung-cầu và vĩ mô thế giới.
Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc đỏ tiếp tục chiếm ưu thế trong ngày giao dịch hôm qua (24/7). Trong đó, giá của nhiều mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp đồng loạt giảm, dẫn dắt xu hướng suy yếu chung của toàn thị trường.
Khép lại phiên giao dịch ngày 9/7, giá hai mặt hàng cà-phê tiếp tục tăng mạnh. Trong đó, giá cà-phê Robusta bật tăng 6,58% lên 4.634 USD/tấn, là phiên tăng thứ 4 liên tiếp, vượt mức đỉnh lịch sử được thiết lập vào tháng. Giá cà-phê Arabica tăng 6,63% lên 5.510,45 USD/tấn, chạm mức cao nhất trong 2 năm.
La Nina dự kiến thay thế El Nino vào cuối năm nay tại Việt Nam. Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) nhận định, đây sẽ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng lên thị trường cà-phê, từ đó đưa ra hai kịch bản giá vào cuối năm.
Kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tháng 7, giá cà-phê Arabica giảm 0,86% về mức 4.957,09 USD/tấn. Trong khi đó, giá cà-phê Robusta kết phiên trái chiều tăng 1,40% lên 4.067 USD/tấn.
Là một trong những cây công nghiệp chủ lực của Việt Nam, những năm qua, cây cà-phê đã tạo việc làm và bảo đảm thu nhập ổn định cho nông dân nhiều địa phương. Hiện nay, các địa phương và người dân đang đẩy mạnh ứng dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu để nâng cao giá trị loại cây trồng này.
Nhóm cà-phê là điểm sáng của thị trường khi là mặt hàng hiếm hoi duy trì đà tăng ổn định. Chốt ngày, giá Arabica tăng 3,2%, cà-phê Robusta tăng 1,4%, chạm mức cao nhất trong vòng 4 tuần.
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), với 3 ngày giảm liên tiếp vào cuối tuần, chỉ số hàng hóa MXV-Index đóng cửa tuần với mức giảm 1,3% xuống còn 2.315 điểm. Trong đó, với 6 trên 7 mặt hàng đồng loạt giảm mạnh, nhóm nông sản đóng vai trò dẫn dắt xu hướng thị trường, chỉ số MXV-Index Nông sản giảm 3,18% xuống 1.437 điểm.
Hiện nay, nhiều vùng, địa phương trên cả nước có điều kiện đất đai, khí hậu để phát triển cây công nghiệp chủ lực như: Cà-phê, cao su, chè, điều, hồ tiêu và dừa. Những năm qua, các loại cây công nghiệp chủ lực giúp tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân và tạo nguồn nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến.
Giá ca-cao giảm gần 11%, về mức thấp nhất trong hơn 1 tháng qua. Việc giá ca-cao đã neo ở mức quá cao trước đó đã gây sức ép lên khả năng thanh khoản, khiến nhiều nhà đầu cơ phải thanh lý các hợp đồng.
Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) đang giúp ngành cà-phê tận dụng tối đa tiềm năng để cải thiện hiệu suất kinh doanh, tiết kiệm chi phí và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Sau 2 phiên giảm, giá ca-cao tăng mạnh gần 5,5%, dẫn dắt xu hướng chung của toàn thị trường hàng hóa. Giá được hỗ trợ bởi triển vọng nguồn cung kém tích cực tại các vùng sản xuất lớn.
Với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng thuận lợi và phù hợp, Đắk Lắk được mệnh danh là “thủ phủ” cà-phê Việt Nam và là “vựa” sầu riêng của cả nước. Với giá cả thời gian gần đây, cây sầu riêng đã mang lại thu nhập cao cho nhà nông nơi đây. Tuy nhiên, “cơn sốt” sầu riêng, tình trạng nông dân ồ ạt mở rộng diện tích, số lượng chưa đi đôi với chất lượng, đang đặt ra yêu cầu phải có giải pháp để phát triển bền vững ngành hàng sầu riêng, một trong những loại trái cây có giá trị lớn nhất hiện nay tại Đắk Lắk.
Giá cà-phê, ca cao tiếp tục ghi nhận lực mua tích cực, và là động lực tăng chính của nhóm nguyên liệu công nghiệp trong suốt giai đoạn vừa qua. Đóng cửa hôm qua 15/4, giá ca cao tăng thêm 0,8%, thiết lập mức đỉnh mới lịch sử tại 10.559 USD/tấn.
Giá cà-phê là điểm sáng của toàn thị trường khi tiếp tục lập đỉnh trong ngày hôm qua. Đóng cửa, giá Arabica tăng lên mức cao nhất trong 30 tháng trước lo ngại về nguồn cung vụ mới khi La Nina dự báo quay lại gây ảnh hưởng tiêu cực đến mùa vụ.
Thị trường nguyên liệu công nghiệp diễn biến trái chiều trong ngày hôm qua. Cà-phê, ca-cao tiếp tục là các mặt hàng đón nhận lực mua tích cực. Trong khi đó, giá bông, đường, cao-su đồng loạt suy yếu.
Brazil sẽ thay thế Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất Robusta lớn nhất thế giới nếu tình trạng sản xuất hiện tại vẫn duy trì. Trước nguy cơ đang hiện diện, chúng ta cần nhanh chóng bắt tay giải quyết các vướng mắc để giữ vững vị thế hiện có.