Các nhà khoa học xác định nhiều loại dịch bệnh xuất hiện thời gian gần đây có nguồn gốc từ động vật hoang dã. Và nhiều loại động vật trong số này đang được giới đông y sử dụng như một vị thuốc. Để bảo vệ mình và cộng đồng, các nhà khoa học tham gia hội thảo "Y học cổ truyền và bảo tồn động vật hoang dã - Hướng đi từ dược liệu thay thế" tổ chức tại thành phố Huế đã kêu gọi người bệnh hãy hỏi lương y của mình về thành phần có trong các vị thuốc đã kê đơn.
Ước tính số bệnh nhân cúm mùa trên toàn Nhật Bản trong tuần tính đến ngày 19/1 là 386.000 người và tổng số bệnh nhân trong mùa này kể từ ngày 2/9/2024 ước tính là khoảng 9.523.000 người.
Ngành y tế nhận định, trong năm 2025, nguy cơ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm ở nước ta là rất lớn. Vì vậy, các địa phương tiếp tục nâng cao năng lực y tế dự phòng, dự báo, giám sát và phát hiện dịch bệnh sớm, khống chế kịp thời, có hiệu quả các dịch bệnh, các sự kiện khẩn cấp về y tế công cộng.
Trên cơ sở các thông tin ghi nhận từ hệ thống giám sát dựa vào sự kiện, Cục Y tế dự phòng đã chủ động việc theo dõi, giám sát thông tin về diễn biến tình hình mắc các bệnh lây truyền qua đường hô hấp tại Trung Quốc.
Qua gần 20 năm hoạt động, Khung đối tác Một sức khỏe về phòng, chống dịch bệnh từ động vật sang người đang không ngừng nỗ lực cải tiến về cách thức điều phối, quản lý, trọng tâm là phối hợp đa ngành và hợp tác đa phương, từ đó ngày càng thu hút được sự quan tâm, tham gia và đồng hành của các bên liên quan để thúc đẩy công tác này.
Ngày 24/11, ông Hạ Bá Lỳ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Huồi Tụ (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) cho biết, chỉ trong vòng một tuần, hàng chục con trâu, bò trên địa bàn xã bỗng dưng bị chết.
Nhiệt độ kỷ lục, các hiện tượng thời tiết cực đoan, ô nhiễm không khí và sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm đang đe dọa sức khỏe của con người trên khắp thế giới.
Khởi động tại Đồng Nai, tiếp đến là Bình Định và Hà Nội, chuỗi hội thảo cập nhật tình hình dịch tễ và giải pháp chủ động phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ nhỏ đã thu hút sự tham gia của hơn 2.000 chuyên gia y tế trong lĩnh vực nhi khoa, dự phòng và bệnh truyền nhiễm trên cả nước tham gia .
Cơn lũ lịch sử sau bão số 3 khiến nước ngập sâu nhiều địa bàn ở Thái Nguyên, Yên Bái, làm cho nhiều gia đình phải sinh hoạt trong điều kiện nước lũ ô nhiễm, tiếp xúc với bùn, đất. Ghi nhận thời gian vừa qua, có không ít bệnh nhân phải nhập viện điều trị trong tình trạng bệnh cảnh nặng nề bởi những bệnh sau mưa lũ.
Đối diện với các mầm bệnh có thể gây chết người và lây lan rất nhanh, nhưng với tinh thần vì người bệnh, các chiến sĩ áo trắng tại đơn vị truyền nhiễm đã và đang nỗ lực hết mình chăm sóc, điều trị cho sức khỏe người bệnh để họ hoàn toàn bình phục trở về với gia đình.
Trong những ngày đầu tháng 9/2024, 13 học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên đóng ở thành phố Thái Nguyên có các biểu hiện sốt, đau đầu, tức ngực, hôn mê, co giật đều đã được điều trị kịp thời, đến nay sức khỏe các em dần ổn định. Bước đầu, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên và Sở Y tế Thái Nguyên xác định, các em mắc bệnh thông thường.
Liên hợp quốc cho biết, một số quốc gia châu Phi đã triển khai các kế hoạch ứng phó để kiểm soát bệnh đậu mùa khỉ, tuy nhiên, tài chính và nguồn lực hạn chế đã cản trở những nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Vaccine phế cầu 23 do hãng dược phẩm MSD (Mỹ) sản xuất hiện đã có mặt ở gần 50 quốc gia trên thế giới. Việt Nam vừa lần đầu tiên nhập vaccine này, phục vụ nhu cầu tiêm chủng cho người dân.
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố dịch bệnh truyền nhiễm sởi quy mô toàn thành phố, với nguyên nhân do virus sởi (Polynosa morbillorum) gây ra và mức độ nguy hiểm của dịch sởi là bệnh truyền nhiễm nhóm B.
Ngày 27/8, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức công bố dịch sởi trên toàn thành phố. Thời gian xảy ra dịch là tháng 8/2024 với quy mô toàn thành phố, nguyên nhân do virus sởi gây ra.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội yêu cầu các Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã tập trung nguồn lực xử lý triệt để tại các khu vực ổ dịch; tổ chức phun hóa chất diệt muỗi, bảo đảm tỷ lệ phun triệt để cao; triển khai vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy tại các khu vực nguy cơ có chỉ số côn trùng cao nhằm phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.
Bộ Y tế liên tục đưa ra đề nghị, yêu cầu các địa phương, đơn vị triển khai ngay các biện pháp phòng chống dịch bệnh, nhất là các dịch bệnh thường xảy ra trong mùa tựu trường.
Ngày 17/7, Bệnh viện Sản-Nhi Ninh Bình tổ chức lớp tập huấn “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu theo Quyết định số 2957/QĐ-BYT ngày 10/7/2020 của Bộ Y tế” cho 225 học viên là đội ngũ cán bộ y tế của đơn vị, Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện đa khoa các huyện Nho Quan, Kim Sơn, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Trước tình trạng một số bệnh truyền nhiễm, nhất là các bệnh truyền nhiễm có thể dự phòng bằng vắc-xin đang có chiều hướng gia tăng như sởi, ho gà, bạch hầu..., Bộ Y tế đề nghị các địa phương chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ hơn nữa với ngành y tế trong việc kiểm soát, không để các bệnh dịch truyền nhiễm lây lan trong cộng đồng.
Trước tình trạng Lào ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết liên tục tăng cao trong thời gian gần đây, Bộ Y tế nước này kêu gọi người dân và chính quyền địa phương trên cả nước tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống, với hy vọng giảm số ca mắc bệnh.
Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng giao các sở, ngành liên quan tập trung triển khai hoàn tất các thủ tục và giải ngân vốn của 2 dự án đường cao tốc Tân Phú-Bảo Lộc và Bảo Lộc-Liên Khương.
Số ca nhập viện do mắc Covid-19 đang có xu hướng tăng cao tại Thái Lan, tuy nhiên tình hình không đáng lo ngại do vẫn nằm trong mức độ đã được dự báo và ở mức kiểm soát được. Cục Kiểm soát dịch bệnh Thái Lan vừa công bố số liệu từ ngày 5-11/5, nước này có 1.880 ca nhập viện do nhiễm Covid-19, trong đó, có 11 ca tử vong, hầu hết là người cao tuổi.
Bệnh ho gà có thể dẫn đến những biến chứng như: suy hô hấp, viêm phổi, thiếu ôxy não, viêm não, xuất huyết kết mạc, thậm chí dẫn đến ngừng thở và gây tử vong.
Để phòng ngừa, ngăn chặn bệnh dại lây lan trong cộng đồng, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Công điện số 01/CĐ-UBND, về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại trên địa bàn.