Quang cảnh lớp tập huấn.

Ninh Bình: Tập huấn hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu

Ngày 17/7, Bệnh viện Sản-Nhi Ninh Bình tổ chức lớp tập huấn “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu theo Quyết định số 2957/QĐ-BYT ngày 10/7/2020 của Bộ Y tế” cho 225 học viên là đội ngũ cán bộ y tế của đơn vị, Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện đa khoa các huyện Nho Quan, Kim Sơn, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Cán bộ y tế hướng dẫn người dân trên địa bàn Hà Nội phòng chống các bệnh truyền nhiễm.

Kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm mùa hè

Trước tình trạng một số bệnh truyền nhiễm, nhất là các bệnh truyền nhiễm có thể dự phòng bằng vắc-xin đang có chiều hướng gia tăng như sởi, ho gà, bạch hầu..., Bộ Y tế đề nghị các địa phương chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ hơn nữa với ngành y tế trong việc kiểm soát, không để các bệnh dịch truyền nhiễm lây lan trong cộng đồng.
Lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm những người tiếp xúc gần. (Ảnh: CDC tỉnh Nghệ An cung cấp)

Nghệ An tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bạch hầu

Sau khi xảy ra trường hợp bệnh nhân tử vong do dịch bạch hầu trên địa bàn, ngành y tế Nghệ An và các địa phương đang tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Mở rộng điều tra các trường hợp tiếp xúc, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An (CDC tỉnh Nghệ An) xác định được 119 người có tiếp xúc với bệnh nhân này từ lúc khởi phát đến lúc tử vong.
Bộ Y tế kiểm tra công tác phòng, chống dịch bạch hầu tại Điện Biên.

Các địa phương cần tăng cường công tác chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu

Tỉnh Hà Giang và Điện Biên đã ghi nhận 3 ca tử vong do bệnh bạch hầu. Trước tình hình bệnh bạch hầu diễn biến phức tạp, ngày 18/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đã có văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; y tế các bộ, ngành về việc tăng cường công tác chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu.
Cán bộ y tế tỉnh Đắk Lắk tổ chức tiêm vaccine phòng dịch bạch hầu cho người dân ở vùng sâu huyện Krông Bông.

Tiêm gần 1 triệu liều vaccine phòng bệnh bạch hầu cho người dân Tây Nguyên

Ngày 28-11, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên Viên Chinh Chiến cho biết, đơn vị đã cấp gần 1 triệu liều vaccine Td cho ngành y tế năm tỉnh Tây Nguyên gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng để tiêm chủng trước cho người dân các vùng lõm hoặc những nơi xuất hiện ổ dịch bạch hầu.

Cán bộ y tế tỉnh Đắk Lắk về tận thôn, buôn vùng sâu tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu cho người dân.

Dịch bạch hầu vẫn diễn biến phức tạp ở Đắk Lắk

Kể từ khi ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc bệnh bạch hầu vào đầu tháng 7 đến nay, mặc dù ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp với các ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh có nhiều nỗ lực khoanh vùng dập dịch, không để dịch lây lan ra rộng, nhưng dịch bạch hầu vẫn chưa được ngăn chặn mà tiếp tục diễn biến phức tạp, các trường hợp mắc không không ngừng gia tăng. 

Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại hội nghị.

Bạch hầu, sốt xuất huyết tăng cục bộ tại một số địa phương

Dịch bạch hầu tăng đột biến ở Tây Nguyên từ tháng 6-2020 với số ca mắc tăng gần gấp bốn lần so với cùng kỳ năm 2020. Dịch bệnh sốt xuất huyết vẫn còn nhiều nguy cơ khi thời tiết giao mùa là thời điểm thuận lợi cho dịch lan rộng. Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. 

Một khu vực cách ly phòng chống dịch bạch hầu tại Đắk Lắk.

Cùng lúc, người dân Đắk Lắk đối mặt nhiều dịch bệnh truyền nhiễm

Chiều 6-9, một lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết: Chưa năm nào dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lại diễn biến hết sức phức tạp như trong mùa mưa năm nay ở Đắk Lắk. Ngoài dịch Covid-19, dịch bạch hầu đến nay trên địa bàn tỉnh lại ghi nhận các bệnh nhân mắc bệnh dại, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản B… Cùng một thời điểm “dịch chồng dịch” xảy ra tại nhiều địa phương khiến người dân hết sức lo lắng.