Các nữ điều dưỡng của Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương và người bệnh tan máu bẩm sinh.

"Ân tình của những người thầy thuốc theo suốt cuộc đời tôi"

40 năm sống trên đời, chị Hoàng Thị Thu Hiền (người bệnh tan máu bẩm sinh) đã từng trải qua “điều kỳ tích” nhờ trái tim và bàn tay tận tụy của các y, bác sĩ tại Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương. Bởi vậy, với chị và nhiều bệnh nhân tại đây không bao giờ quên những ân tình của các chiến sĩ áo trắng.
Bìa cuốn sách Việt Nam y ký.

Tấm lòng của bác sĩ nước ngoài dành cho người Việt

Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh vừa ra mắt tác phẩm “Việt Nam y ký” của tác giả Trương Vũ Tu, do dịch giả Nguyễn Phúc An chuyển ngữ nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2025). Đây là những câu chuyện thực chiến và tinh thần bảo vệ bệnh nhân của đội ngũ y bác sĩ khi đại dịch Covid-19 bùng phát toàn cầu.
Tiến sĩ, bác sĩ cao cấp Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương khám cho bệnh nhân Mạnh.

Bác sĩ hồi sinh nhờ lá phổi hiến của người bệnh chết não

“Lần thứ 2 được sống, bắt buộc mình phải sống chậm lại, thấy giá trị của sự sống hơn. Chậm lại để cảm nhận từng chút một hơi thở cuộc sống”, Mạnh cười hiền khô. Nhìn Mạnh, không ai biết 6 tháng trước chàng bác sĩ trẻ này phải thường trực đeo bình oxy mini để sống và giờ đã lật trang mới cuộc đời khi có được hơi thở khỏe mạnh nhờ lá phổi hiến tặng của bệnh nhân sau khi qua đời do tai nạn giao thông.
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho Xuân Son.

Áp lực của người hâm mộ khiến ê-kíp phẫu thuật cho Xuân Son phải tính toán cẩn thận nhất

Giáo sư, Tiến sĩ Trần Trung Dũng, Giám đốc chuyên ngành Chấn thương chỉnh hình và Cơ xương khớp, Hệ thống Y tế Vinmec bày tỏ, ca phẫu thuật của Xuân Son không quá khó về mặt kỹ thuật nhưng áp lực từ người hâm mộ khiến ê-kíp phẫu thuật phải tính toán cẩn thận nhất.
Một người bệnh đang được người giới thiệu là bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng tư vấn dùng gói điều trị 5 lần, trị giá 15 triệu đồng (ảnh cắt từ clip).

Cần làm rõ việc khám, chữa bệnh không phép ở Sơn La

Vừa qua, Báo Nhân Dân đã nhận được rất nhiều phản ánh của cán bộ, người dân trên địa bàn về việc có dấu hiệu lừa tiền để khám, điều trị các loại bệnh bằng công nghệ cao độc quyền tại địa chỉ số 27, đường Tô Hiệu, thành phố Sơn La... Địa chỉ này hoạt động gần 2 năm qua. Dù không hề có biển hiệu là cơ sở khám, chữa bệnh, nhưng lại rất đông người đến khám, điều trị. Đáng chú ý, các cơ quan chức năng, đơn vị liên quan đều không nắm rõ được hoạt động của cơ sở này.
Tiến sĩ, bác sĩ, cựu chiến binh Nguyễn Xuân Lam là 1 trong 10 người Việt xuất sắc được nhận bằng Tiến sĩ danh dự do trường Đại học Quốc tế Hoa Kỳ trao tặng.

Người thầy thuốc, cựu chiến binh hết lòng vì cộng đồng

Không chỉ là một chuyên gia y tế đã có nhiều năm cống hiến cho sự phát triển của ngành y, nhiều năm qua, ông đã cùng các cộng sự lặn lội đến các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để khám bệnh, cấp thuốc, tặng quà, xây dựng nhà tình nghĩa cho người nghèo, gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn trên mọi miền đất nước. Đó là bác sĩ, doanh nhân, cựu chiến binh Nguyễn Xuân Lam-Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Đầu tư 3H, Giám đốc Phòng khám đa khoa quốc tế Yersin.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Hàn Quốc nỗ lực vượt khủng hoảng y tế

Chính phủ Hàn Quốc vừa đưa ra một loạt chính sách mới với cam kết sẽ bảo đảm chất lượng đào tạo y khoa nhằm giải tỏa lo ngại của công chúng xứ kim chi về việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh có thể ảnh hưởng đến tiêu chuẩn giáo dục, trong bối cảnh Hàn Quốc đang trải qua cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong ngành y tế.
(Ảnh minh họa: REUTERS)

Khủng hoảng y tế chưa có lối thoát

Bất chấp nỗ lực của Chính phủ Hàn Quốc, hơn 10.000 bác sĩ thực tập tham gia đình công vẫn kiên quyết không quay lại bệnh viện. Quyết định của đội ngũ bác sĩ nêu trên, vốn gần đây bị dư luận đánh giá là có phần cực đoan, khiến cuộc khủng hoảng ngành y ở Xứ Kim chi tiếp tục lâm vào bế tắc, đẩy nhiều bệnh nhân vào tình cảnh vô vọng khi không được khám, chữa bệnh kịp thời.