Nhờ đó, số lượng các hợp tác xã ở Bắc Kạn tăng nhanh với phần lớn hoạt động lĩnh vực nông, lâm nghiệp, gắn sản xuất với phát triển sản phẩm OCOP hiệu quả.
Tăng chiều sâu
Năm 2016, Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về phát triển sản xuất hàng hóa, trong đó có nội dung về hỗ trợ phát triển hợp tác xã. Nghị quyết này đã tạo động lực giúp tăng nhanh số lượng các hợp tác xã, nhất là trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp.
Tuy nhiên, kết quả triển khai cho thấy, hiệu quả các hợp tác xã chưa cao; quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; liên kết giữa hợp tác xã với các thành phần kinh tế khác chưa bền vững; một số hợp tác xã chưa làm tốt dịch vụ bao tiêu sản phẩm cho các thành viên; một số địa phương chưa thật sự coi trọng công tác phát triển hợp tác xã…
Đóng gói sản phẩm tinh bột nghệ tại Hợp tác xã nông nghiệp Tân Thành, thành phố Bắc Kạn. (Ảnh: HƯƠNG DỊU). |
Đưa hoạt động hợp tác xã vào chiều sâu, năm 2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn đã ban hành Chỉ thị số 27-CT/TU về nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể, hợp tác xã. Năm 2021, Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025.
Năm 2022, Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành Nghị quyết số 01/2022/NQ-HĐND quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa; hỗ trợ nâng cao năng lực cho khu vực kinh tế tập thể.
Các chính sách được triển khai thực hiện tập trung vào liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa và nâng cao năng lực cho khu vực kinh tế tập thể.
Từ đó, hỗ trợ những thứ hợp tác xã cần, tháo gỡ những vấn đề mà các hợp tác xã yếu. Từ đây, hoạt động của các hợp tác xã ở Bắc Kạn đã có những chuyển biến mạnh mẽ.
Chế biến trà hoa vàng tại Hợp tác xã nông nghiệp Nghĩa Tá, huyện Chợ Đồn. (Ảnh: TUẤN SƠN) |
Hợp tác xã Đại Hà, xã Quang Thuận (Bạch Thông) được thành lập từ năm 2015 nhưng trải qua gần 5 năm hoạt động hiệu quả thấp. Được tỉnh hỗ trợ xây dựng mô hình nhà lưới ứng dụng công nghệ cao Hợp tác xã đã trồng cây dưa lê trên diện tích 1.000m2, thu nhập tăng dần theo từng năm.
Đến nay, quy mô của đơn vị đã tăng từ 7 lên 17 thành viên, số vốn điều lệ đạt hơn 1 tỷ đồng. Từ 1.000m2 nhà lưới được hỗ trợ ban đầu, đơn vị đã phát triển lên 4.000m2, doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.
Sản phẩm Trà Shan tuyết của Hợp tác xã Hồng Hà, huyện Chợ Đồn đạt chứng nhận OCOP ba sao. (Ảnh: HƯƠNG DỊU) |
Nhờ những giải pháp này, đến nay, Bắc Kạn đã có 674 tổ hợp tác, 368 hợp tác xã, 2 liên hiệp hợp tác xã. Tổng số thành viên tổ hợp tác là 7.670 thành viên; thành viên hợp tác xã là 3.713 và số hợp tác xã thành viên của Liên hiệp hợp tác xã là 18 đơn vị.
Đến nay, Bắc Kạn đã có 674 tổ hợp tác, 368 hợp tác xã, 2 liên hiệp hợp tác xã. Tổng số thành viên tổ hợp tác là 7.670 thành viên; thành viên hợp tác xã là 3.713 và số hợp tác xã thành viên của Liên hiệp hợp tác xã là 18 đơn vị.
Nhờ được hỗ trợ, các hợp tác xã đã hoạt động hiệu quả với doanh thu tăng bình quân 180%, lợi nhuận tăng 150%, thu nhập tăng 200% so năm 2016.
Toàn tỉnh có 181 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có 1 sản phẩm đạt 5 sao cấp quốc gia, đều là các sản phẩm liên kết sản xuất giữa hợp tác xã với nông dân. Đặc biệt, có hai hợp tác xã ở vùng cao đã xuất khẩu được sản phẩm sang Nhật Bản và châu Âu.
Phát triển bền vững
Theo Tỉnh ủy Bắc Kạn, từ nguồn ngân sách và nguồn vay ưu đãi từ các quỹ, tỉnh đã hỗ trợ cho 104 hợp tác xã với số kinh phí hơn 13 tỷ đồng.
Về đầu tư công nghệ, Bắc Kạn đã hỗ trợ 2,1 tỷ đồng cho 7 hợp tác xã thực hiện mô hình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Hỗ trợ hơn 24 tỷ đồng thực hiện dự án liên kết theo chuỗi giá trị cho 122 hợp tác xã. Hỗ trợ hơn 31 tỷ đồng đầu tư kết cấu hạ tầng cho 14 hợp tác xã.
Các sản phẩm miến dong của các Hợp tác xã gắn với thế mạnh của từng địa phương. (Ảnh: TUẤN SƠN) |
Tỉnh cũng rà soát, tổng hợp nhu cầu kinh phí hỗ trợ hạ tầng của 90 hợp tác xã nông nghiệp (dự kiến 249 tỷ đồng), lập chủ trương đầu tư báo cáo trình cấp có thẩm quyền xem xét, cân đối bố trí kinh phí thực hiện.
Tỉnh hỗ trợ hơn 3,8 tỷ đồng cho 14 hợp tác xã xây dựng mô hình hợp tác xã kiểu mới, sản xuất gắn với chuỗi giá trị; cấp hơn 332 triệu đồng hỗ trợ bảo hiểm cho 21 hợp tác xã sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, đặc biệt khó khăn; hỗ trợ 500 triệu đồng cho 1 hợp tác xã đầu tư xây dựng điểm trưng bày, giới thiệu và tiêu thụ nông sản.
Thông qua chương trình khuyến công, tỉnh hỗ trợ hơn 1,6 tỷ đồng cho 14 hợp tác xã ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…
Tỉnh hỗ trợ hơn 3,8 tỷ đồng cho 14 hợp tác xã xây dựng mô hình hợp tác xã kiểu mới, sản xuất gắn với chuỗi giá trị; cấp hơn 332 triệu đồng hỗ trợ bảo hiểm cho 21 hợp tác xã sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, đặc biệt khó khăn; hỗ trợ 500 triệu đồng cho 1 hợp tác xã đầu tư xây dựng điểm trưng bày, giới thiệu và tiêu thụ nông sản.
Vùng trồng dong riềng tại huyện Na Rì. (Ảnh: TÙNG VÂN) |
Với quan điểm cho “cần câu” chứ không cho “con cá”, Bắc Kạn đã chỉ đạo tăng cường liên kết giữa tổ chức kinh tế tập thể với các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là liên kết với các doanh nghiệp để tham gia vào các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, bảo đảm ổn định và hiệu quả sản phẩm.
Các sở, ngành theo chức năng nhiệm vụ đã tổ chức nhiều hội nghị tập huấn về phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, xây dựng và đăng ký thương hiệu sản phẩm, nâng cao năng lực quản lý, kỹ năng kinh doanh, tổ chức mạng lưới bán lẻ, năng lực về đổi mới phương thức tiêu thụ nông sản, tập huấn về thương mại điện tử, chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại, xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh sản phẩm OCOP trong hợp tác xã nông nghiệp, bồi dưỡng pháp luật về hợp tác xã và kiến thức về quản lý, sản xuất kinh doanh...
Giới thiệu sản phẩm của các hợp tác xã tại huyện Bạch Thông. (Ảnh: TUẤN SƠN) |
Đánh giá việc thực hiện sau 3 năm ban hành Chỉ thị, Tỉnh ủy Bắc Kạn nhận định, kinh tế tập thể, hợp tác xã đã có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, mức hỗ trợ chưa đáp ứng so với nhu cầu và còn dàn trải, liên kết, hợp tác giữa các hợp tác xã chưa chặt chẽ, hiệu quả thấp.
Bắc Kạn phấn đấu đến năm 2025, có khoảng 70% hợp tác xã hoạt động nông nghiệp và nông nghiệp tổng hợp; tỷ lệ hợp tác xã hoạt động khá, tốt đạt từ 75% trở lên.
Do vậy, Tỉnh ủy Bắc Kạn chỉ đạo, thời gian tới, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho thành viên và đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương; khắc phục tình trạng một số tổ chức kinh tế tập thể hoạt động yếu kém; thu hút, mở rộng thành viên, từng bước khẳng định vị trí, vai trò nền tảng của khu vực kinh tế tập thể trong nền kinh tế quốc dân.
Bắc Kạn phấn đấu đến năm 2025, có khoảng 70% hợp tác xã hoạt động nông nghiệp và nông nghiệp tổng hợp; tỷ lệ hợp tác xã hoạt động khá, tốt đạt từ 75% trở lên.