Không chỉ là điểm đến du lịch biển nổi tiếng, Cửa Lò còn được biết đến là nơi cung cấp nguồn hải sản phong phú, chất lượng, trở thành lựa chọn của nhiều gia đình mỗi khi có nhu cầu mua hải sản để dùng hoặc làm quà biếu.
Ông Phùng Bá Huynh cho biết, nghề sản xuất nước mắm gắn bó với gia đình ông đến nay đã là đời thứ 4. Cứ đến dịp Tết là đơn hàng tăng đột biến. Khoảng chục ngày nay, mỗi ngày cơ sở này bán ra từ 400-500 lít nước mắm. |
Tết năm 2023, cơ sở sản xuất nước mắm này cung cấp ra thị trường hơn 50 nghìn lít nước mắm cá cơm và 5 tấn mắm tôm các loại. |
Sản phẩm mắm tôm chua và mắm tôm mặn cũng được đóng chai nhựa gọn gàng, tiện lợi và an toàn khi vận chuyển. |
Mắm tôm được chế biến từ nguyên liệu là con ruốc biển tươi của chính ngư dân thị xã Cửa Lò đi đánh bắt về. Khi muối, nắng càng to thì sản phẩm mắm càng thơm, màu tươi đẹp. |
Từ lâu, cá thu nướng được biết đến là một trong những đặc sản của Cửa Lò. Năm 2016, Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký với nhãn hiệu tập thể “Cá thu nướng Cửa Lò” cho Hội Sản xuất và Kinh doanh cá thu nướng Cửa Lò.
Làng nghề bánh tráng 500 năm tuổi vào vụ Tết
Trên toàn thị xã hiện có khoảng 40 hộ dân chuyên chế biến sản phẩm cá thu nướng, tập trung chủ yếu ở phường Nghi Thủy và Nghi Hải, sản lượng khoảng 250 tấn/năm.
Không chỉ mua trực tiếp, khách hàng chỉ cần đặt hàng qua điện thoại, facebook, zalo là các cửa hàng gửi cá đến tận nơi, chỉ trong vòng 1-2 ngày. |
Ngoài giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế, cá thu nướng Cửa Lò còn mang giá trị văn hóa, giá trị vùng miền. Tuy nhiên, nhiều khách hàng cho rằng, để “vươn xa” hơn nữa, sản phẩm này cần tiếp tục được hoàn thiện bao bì, nhãn mác, bổ sung các thông tin về trọng lượng, cơ sở sản xuất, ngày cấp đông, ngày cắt nướng... |
Các mẹ, các chị tất bật bên những bếp than hồng. Những đôi tay thoăn thoắt, nướng hết mẻ cá này đến mẻ cá khác, hy vọng sẽ kiếm được thêm thu nhập. Với 4 nhân công, mỗi ngày lò nướng của bà Nguyễn Thị Nhi hoạt động từ sáng tới trưa mới nghỉ. |
Cá thu sau khi nướng sẽ được để nguội, hút chân không cẩn thận và cấp đông. |
Tôm nõn, mực khô… là những mặt hàng hải sản khô hút khách mỗi dịp Tết đến. |
Những con tôm tươi sau khi được luộc sơ qua, sẽ được bóc vỏ, bỏ đầu, phần thân còn lại được phơi hoặc sấy khô, bảo quản cẩn thận. |
Để có được sản phẩm mực khô thơm ngon, người dân nơi đây thường xẻ mực phơi vào mùa hè, khi trời nhiều nắng. Đây là loại mực ống được ngư dân câu ở chính vùng biển địa phương. |
Cùng với cá thu, cá mối (cá Thửng) cũng được tiêu thụ nhiều vào dịp Tết. Mỗi kg cá mối hấp thường có giá dao động từ 100-130 nghìn đồng. |
“Quy trình làm cá mối rất kỳ công. Để tránh bị gãy, khi hấp, từng con cá được cuộn bằng vải màn. Sau khi hấp xong, cá được tháo lớp vải màn và lại được mang đi xông mía để có màu đẹp và hương thơm”, ông Võ Quốc Việt, người có thâm niên trong chế biến cá mối chia sẻ. |
Đến nay, công đoạn hấp cá mối vẫn được người dân làng biển Nghi Thủy thực hiện hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, với bếp củi truyền thống. |