Những ngày này, khắp mọi miền Tổ quốc ngập tràn không khí hân hoan, tự hào khi các tầng lớp nhân dân cùng nhau chung vui hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Cả đất nước, nơi đâu cũng rộn ràng những chương trình chào mừng hòa bình, độc lập và khát vọng dựng xây đất nước.
Chương trình nghệ thuật “Non sông thống nhất”, Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, đã tái hiện lịch sử hào hùng của dân tộc qua các loại hình nghệ thuật, cùng các trang thiết bị, công nghệ hiện đại.
Ấn bản phụ san đặc biệt của Báo Nhân Dân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, tích hợp công nghệ AR và 3D mapping đến với đại biểu tham dự chương trình nghệ thuật “Non sông thống nhất”, tại xứ ngàn hoa Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Tối 30/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam Định tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt chủ đề “Đất nước trọn niềm vui” và biểu diễn nghệ thuật lân-sư-rồng, trình diễn võ thuật truyền thống, chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Những ngày cuối tháng 4 lịch sử, các khu chung cư tại Thủ đô Hà Nội ngập tràn sắc đỏ của Quốc kỳ. Những lá cờ đỏ sao vàng rực rỡ phủ kín các ban công, cửa sổ, thể hiện tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc trong dịp lễ 30/4.
"Kế hoạch của chúng em là dậy từ 4 giờ sáng nhưng giờ đó mới đi thì trễ quá. Có lẽ em sẽ đi từ 3 giờ". Chia sẻ này của bạn trẻ Hữu Duy cho thấy một quyết tâm rất cao để có được vị trí thuận lợi nhất chiêm ngưỡng màn diễu binh trong lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.
Những hình ảnh, tư liệu về quá trình đấu tranh Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước được giới thiệu tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) đã đem đến sự xúc động, niềm tự hào về những lớp người đi trước, những con người đã làm nên lịch sử. Tại đây, công chúng còn được khám phá Tổng hành dinh của cuộc kháng chiến chống Mỹ bằng công nghệ hiện đại.
Chiều 26/4, Báo Nhân Dân đã phát hành miễn phí hết 150 nghìn ấn phẩm phụ san đặc biệt kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước trong triển lãm tương tác diễn ra tại trụ sở 71 Hàng Trống. Tuy nhiên, nhu cầu của độc giả vẫn rất lớn, tòa soạn đã liên tục in thêm để phục vụ hàng dài độc giả xếp hàng quanh trụ sở.
Sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất 30/4/1975, Việt Nam bước vào giai đoạn hàn gắn vết thương chiến tranh, tái thiết và kết nối mọi lĩnh vực giữa hai miền. Chỉ hơn một năm sau, trận bóng đá đầu tiên nối liền nam-bắc đã diễn ra và trở thành biểu tượng của sự hòa hợp, khẳng định tinh thần thống nhất dân tộc trong giai đoạn đầu sau giải phóng.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai vừa ra văn bản gửi Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Hiệp hội Du lịch tỉnh và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai đề nghị: Để các hoạt động du lịch trong kỳ nghỉ lễ được an toàn, hiệu quả, tuân thủ các quy định của pháp luật và thu hút khách du lịch đến với Lào Cai, các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện các nội dung sau:
Sáng 23/4, đông đảo du khách và các em học sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội đến tham quan, trải nghiệm tại Triển lãm tương tác đặc biệt kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước tại trụ sở Báo Nhân Dân (71 phố Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Tháng Ba, Tây Nguyên. Một người đàn ông Mỹ tóc hoa râm đứng lặng trong thung lũng Ia Drang, dưới chân núi Chư Pr ô ng (Gia Lai). Trước mặt ông là rừng đại ngàn xanh ngắt, nhưng 60 năm trước, nơi đây là chiến trường khốc liệt. Người lính già đi cùng khẽ nói: "Đơn vị của tôi có gần 200 đồng chí hy sinh tại đây." Ông cúi đầu, đặt bó hoa cúc vàng dựa vào một gốc cây, cắm nén hương lên nền đất đỏ, rồi bật khóc.
Từ ngày 21/4 đến 20/5, lực lượng cảnh sát giao thông toàn quốc mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt phục vụ lễ diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.
Dinh Độc Lập là công trình kiến trúc đặc sắc, di tích lịch sử đặc biệt - nơi lưu giữ dấu ấn về ngày chiến thắng, kết thúc Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.
Sáng 16/4 tại hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức chương trình gặp mặt tôn vinh 50 đại biểu Mẹ Việt Nam Anh hùng, tướng lĩnh, Anh hùng Lực lượng vũ trang và cựu chiến binh trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Bình Định là tỉnh ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, có lịch sử lâu đời và truyền thống văn hóa đặc sắc. Phía bắc giáp với tỉnh Quảng Ngãi, phía nam giáp tỉnh Phú Yên, phía tây giáp tỉnh Gia Lai và phía đông giáp Biển Đông.
Có lẽ với những người lính đã trải qua chiến tranh thì cái được lưu giữ kỹ càng và sâu bền nhất trong lòng họ là ký ức về một thời đạn bom khốc liệt. Trên chuyến xe vào Quảng Trị hôm ấy, những cựu binh Trường Sơn đã có cháu gọi mình bằng ông, bằng bà thay nhau kể kỷ niệm chiến trường và say mê hát lại những ca khúc quen thuộc thời mười tám đôi mươi.
Câu chuyện kể trước mùa xuân mối tình huyền thoại của cựu thủy thủ tàu không số Hồ Thăng Nhuận, là những ký ức hào hùng và vô vàn gian khó. Họ gặp nhau trong chiến tranh, là những mảnh ghép hoàn hảo, đến với nhau, vẹn toàn cho đến hôm nay.
Chiến dịch Trị-Thiên-Huế diễn ra trong khoảng thời gian ngắn (từ ngày 5 đến 26/3/1975) giành thắng lợi có ý nghĩa rất lớn trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước. Trong chiến dịch này, vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, quân và dân Quảng Trị hết lòng, hết sức chi viện sức người, sức của cho chiến trường; chuyển hàng vạn tấn vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm cho bộ đội; cấp cứu, đưa về tuyến sau nhiều thương binh, bệnh binh đã góp phần cho chiến dịch đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Ðã hơn bốn thập niên rồi, những cánh rừng đại ngàn Trường Sơn im tiếng súng. Nhưng, ký ức hào hùng, bi tráng của một thời đạn lửa, “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” vẫn vẹn nguyên trong ký ức các cựu chiến binh. Và, tầm vóc vĩ đại của kỳ tích thế kỷ ấy, mỗi ngày, càng được tô đậm, kỳ vĩ hơn trong góc nhìn của hậu thế.
Quyết tâm mở đường Trường Sơn và thực hiện thành công quyết tâm ấy là thành công kiệt xuất, một kỳ tích của dân tộc ta trong thế kỷ 20. Biết bao người con nước Việt Nam lên đường làm nhiệm vụ, chiến đấu, bảo vệ tuyến đường là “trận đồ bát quái xuyên rừng rậm”. Trong nhiều cựu chiến binh, thanh niên xung phong và người dân, ký ức về những ngày hào hùng, chiến đấu oanh liệt vẫn luôn ùa về, sáng rõ.
Trận Phan Rang góp phần quyết định đập tan kế hoạch phòng thủ từ xa của quân đội Sài Gòn, tạo thế thuận lợi giải phóng Bình Tuy, Bình Thuận, kịp thời đưa toàn bộ cánh quân duyên hải vào tham gia giải phóng Sài Gòn-Gia Định.
Trận Trảng Bom là mở màn Chiến dịch Hồ Chí Minh trên hướng đông của Quân đoàn 4, tạo điều kiện thuận lợi cho cánh quân này phát triển tiến công vào Sài Gòn-Gia Định.
Chiến dịch Tây Nguyên (mật danh Chiến dịch 275) kéo dài từ ngày 4 tháng 3 năm 1975 đến ngày 3 tháng 4 năm 1975, là chiến dịch mở màn của cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Chiến dịch Tây Nguyên đã tiêu diệt và đập tan toàn bộ hệ thống phòng ngự của Mỹ và quân đội Sài Gòn ở Tây Nguyên, tạo ra đột biến về chiến lược và điều kiện thuận lợi phát triển cuộc Tiến công chiến lược thành cuộc Tổng tiến công chiến lược, giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Từng là dân quân du kích địa phương, trải qua cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vô cùng ác liệt, già làng Ăm Kế, dân tộc Vân Kiều - cựu chiến binh ở thôn Ba Tầng (xã Ba Tầng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) lưu giữ rất nhiều ký ức về chiến tranh, về phong trào dân quân du kích ở địa phương đặc biệt là về đồng đội.
Hai mươi năm sau Ngày Sài Gòn giải phóng, ngày 30/4/1995, nữ nhà báo người Pháp Phrăng-xoa đờ Muy-dơ, sang Việt Nam. Món quà của bà tặng Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là những bức ảnh bên trong Dinh Độc Lập hắt ra rõ số hiệu hai chiếc xe tăng Quân giải phóng đầu tiên tiến vào Dinh Độc Lập, trên xe "lố nhố người". Từ đây, lịch sử ghi nhận xe tăng 390 và 843 (Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2) là đơn vị đầu tiên vào Dinh Độc Lập.
Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, hàng nghìn thanh niên xung phong với những chiếc thuyền nan bé nhỏ đã vượt qua mưa bom bão đạn, làm nên kỳ tích vận chuyển lương thực, hàng hóa cho tiền tuyến. "Binh đoàn thuyền nan" đã trở thành hình ảnh kiên cường, ý chí sắt đá và tinh thần sáng tạo của quân và dân ta, để có được ngày hòa bình, thống nhất.
Không phải ngẫu nhiên mà ba năm trước, trong cuộc thi biểu trưng của Quảng Trị, mẫu được chọn là hình ảnh cầu Hiền Lương và chiếc cổng chào được cách điệu thành hai chữ Q-T (viết tắt của Quảng Trị). Nhưng không chỉ thế, cây cầu Hiền Lương còn là biểu tượng của sự nhắc nhớ.
Bao nhiêu cặp vợ chồng đã gặp lại nhau sau ngày 30/4/1975 lịch sử? Bao nhiêu nữa những lứa đôi đã đưa dâu qua cây cầu này? Và hơn thế, người dân nước Việt nào đã đủ lớn khôn để nếm trải cảnh chia ly đằng đẵng suốt 21 năm mà chẳng luôn cất giữ trong ký ức mình cái khoảnh khắc qua cầu Bến Hải ấy.