Lô tên lửa Javelins do Mỹ viện trợ được chuyển tới sân bay ở Kiev, Ukraine ngày 11/2/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)

EU không đạt được sự đồng thuận về Quỹ hỗ trợ Ukraine

Ngày 14/10, phát biểu tại một cuộc họp báo sau cuộc họp của Hội đồng Ngoại giao EU tại Luxembourg, người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell cho hay, các Bộ trưởng Ngoại giao EU một lần nữa không đạt được sự đồng thuận về Quỹ hỗ trợ Ukraine trong khuôn khổ Quỹ hòa bình châu Âu.
Người dân lấy nước từ một giếng nước ở Kotwa, Mudzi, Zimbabwe trong đợt hạn hán bởi tác động của El Nino, ngày 2/7/2024. (Ảnh: Reuters)

Liên hợp quốc gặp khó trong huy động viện trợ cho nam châu Phi ứng phó hạn hán

Trong bối cảnh khó khăn về nguồn tài trợ, Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc (WFP) đang phải đối mặt với những thách thức trong việc huy động 400 triệu USD cho hoạt động ứng phó hạn hán ở nam châu Phi, khi chỉ kêu gọi được 1/5 số tiền cần thiết để hỗ trợ các quốc gia trong khu vực ứng phó tác động của hạn hán.
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy, Ủy viên Hội đồng Liên bang Thụy Sĩ Ignazio Cassis và Thủ tướng Áo Karl Nehammer trong phiên khai mạc, Hội nghị thượng đỉnh về hòa bình cho Ukraine ngày 15/6. Ảnh: Reuters

Hội nghị thượng đỉnh về hòa bình cho Ukraine

Hội nghị thượng đỉnh về hòa bình cho Ukraine diễn ra tại khu nghỉ dưỡng Burgenstock của Thụy Sĩ. Tổng thống nước chủ nhà Viola Amherd nhấn mạnh, hội nghị là cơ hội để các bên chia sẻ quan điểm, nhằm tìm kiếm một giải pháp cho hòa bình ở Ukraine. Ngoài ra, hội nghị cũng thảo luận về cách thức và thời điểm Nga có thể tham dự tiến trình hòa bình này.
Tìm kiếm nạn nhân vụ lở đất ở Papua New Guinea. (Ảnh REUTERS)

Chia sẻ với Papua New Guinea sau thảm họa lở đất

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã chia sẻ nỗi mất mát do thảm họa lở đất cuối tuần trước ở Papua New Guinea, được cho là chôn vùi hơn 2.000 người. Người phát ngôn Tổng Thư ký Liên hợp quốc cho biết, ông Guterres đã gửi lời chia buồn và bày tỏ đoàn kết với người dân và Chính phủ Papua New Guinea. Liên hợp quốc khẳng định sẵn sàng hỗ trợ Papua New Guinea phục hồi và tái thiết sau thiên tai.
Gom hàng viện trợ từ một cơ sở nổi trước khi vận chuyển đến Gaza. (Ảnh: REUTERS)

Quốc hội Mỹ bất đồng về viện trợ vũ khí cho Israel

Với 224 phiếu thuận và 187 phiếu chống, Hạ viện Mỹ do đảng Cộng hòa chiếm thế đa số thông qua dự luật mang tên Đạo luật Ủng hộ hỗ trợ an ninh Israel. Dự luật này nhằm buộc Tổng thống Mỹ Joe Biden hủy bỏ quyết định tạm dừng chuyển vũ khí viện trợ Israel. Các nghị sĩ đảng Cộng hòa lập luận rằng, ông Biden không có quyền can thiệp vào chiến dịch quân sự của Israel.
Người dân Gaza nhận hàng cứu trợ nhân đạo. (Ảnh UN NEWS)

Liên hợp quốc nỗ lực ngăn chặn nạn đói ở Gaza

Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc Volker Turk khẳng định, việc Israel hạn chế hoạt động viện trợ nhân đạo tới Dải Gaza có thể cấu thành tội ác chiến tranh. Ông Volker Turk nhấn mạnh, Israel có nghĩa vụ bảo đảm cung cấp lương thực và thuốc men đáp ứng nhu cầu của người dân và tạo điều kiện cho các tổ chức nhân đạo phân phát đồ viện trợ.
Người dân Palestine sống trong những căn lều tạm ở miền nam Dải Gaza. (Ảnh: CONNECTICUT PUBLIC)

Nền kinh tế Palestine chịu thiệt hại nặng nề bởi xung đột

Theo Quỹ đầu tư Palestine, khu vực Dải Gaza sẽ cần ít nhất 15 tỷ USD để tái thiết hệ thống nhà nơi đây cũng như bù đắp những thiệt hại sau nhiều năm bị phong tỏa, kìm hãm sự phát triển kinh tế và hiện đang bị tàn phá bởi chiến tranh. Cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas tác động nghiêm trọng và gây thiệt hại nặng nề tới nền kinh tế Palestine.
Người dân Palestine nhận lương thực cứu trợ tại một trung tâm phân phối của Cơ quan cứu trợ và hành động của Liên hợp quốc (UNRWA) tại trại tị nạn ở Rafah, Dải Gaza. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Duy trì nguồn lực cho hoạt động nhân đạo tại Gaza

Người đứng đầu Cơ quan cứu trợ người tị nạn Palestine của Liên hợp quốc (UNRWA) Philippe Lazzarini đang có chuyến thăm ba quốc gia ở vùng Vịnh, trong nỗ lực kêu gọi sự ủng hộ sau khi nhiều nước đình chỉ tài trợ cho UNRWA. Tình trạng thiếu kinh phí có thể khiến cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Dải Gaza ngày càng thảm khốc.
Người dân Afghanistan. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Khủng hoảng chồng khủng hoảng ở Afghanistan

Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đang cần khẩn cấp 1,4 tỷ USD trong năm 2024 để đáp ứng các nhu cầu nhân đạo và hỗ trợ cơ bản cho 19,4 triệu người dân Afghanistan. Tia hy vọng về tương lai tốt đẹp hơn cho người dân Afghanistan ngày càng mong manh khi quốc gia Nam Á hiện đối mặt tình trạng “khủng hoảng chồng khủng hoảng”.