Và đặc biệt hơn, đây còn điểm tựa vững chắc cho các hoạt động của Liên hợp quốc trong việc khắc phục hậu quả chiến tranh, hỗ trợ nhân đạo và tạo sinh kế cho những người dân nghèo châu Phi thay đổi cuộc đời.
Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn bà Brigitte Mukanga Eno-Trưởng đại diện Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) tại Burundi về chủ đề này.
Phóng viên: Sứ mệnh nhân đạo hồi hương người tị nạn từ các quốc gia láng giềng trở về Burundi là một thách thức lớn với các cơ quan Liên hợp quốc trong suốt 8 năm qua. Với việc ứng dụng các dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin, chúng ta đã có những kết quả đột phá?
Bà Brigitte Mukanga Eno (UNHCR): Trong nhiều năm qua, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) đã có sự hợp tác chặt chẽ với Viettel trong các hoạt động hỗ trợ cho người tị nạn và người hồi hương ở Burundi. Hiện nay, UNHCR vẫn đang điều phối hoạt động hỗ trợ nhân đạo tới hơn 90.000 người tị nạn tại Burundi.
Chúng tôi vẫn đang đón nhận người Burundi tị nạn từ nhiều quốc gia láng giềng mong được hồi hương. Trong quá trình tái định cư cho người tị nạn, chúng tôi đã chú trọng sử dụng dịch vụ viễn thông để thực hiện các hoạt động hỗ trợ nhân đạo.
Ai cũng hiểu rằng, ngay khi về hồi hương những người tị nạn phải có ngay cơ sở vật chất ban đầu, cần có tiền chi tiêu. Tuy nhiên, điều này dẫn đến những rủi ro khác nhau (chẳng hạn như trộm cắp, cướp bóc hay vận chuyển chi trả rất phức tạp với hàng chục ngàn người một lúc...)
Người tị nạn Burundi đăng ký sử dụng dịch vụ viễn thông của Lumitel. |
Đó là lý do tại sao UNHCR không dùng tiền mặt, chúng tôi đã quyết định chuyển sang chuyển khoản điện tử, giúp người tị nạn không cần mang theo tiền mặt trong suốt hành trình từ nơi đất khách quê người, qua biên giới, về trại tị nạn rồi từ đó trở về đất mẹ.
Thật hay là dịch vụ thanh toán điện tử Lumicash Lumitel lại có mặt ở khắp mọi miền đất nước, và thậm chí ở những làng quê xa xôi nhất, vì vậy rất thuận tiện.
Tính từ năm 2019 ví điện tử Lumicash tiếp cận trực tiếp được hơn 168 nghìn người tị nạn, thực hiện nghiệp vụ tài chính nhân đạo hơn 21 triệu USD thực sự an toàn, chính xác. Phương thức giao dịch Lumicash được coi là kênh chính thức tại tất cả các trại tị nạn của UNHCR tại Burundi. Niềm tin, đó là động lực quan trọng để người tị nạn hồi hương, sớm ổn định cuộc sống.
Phóng viên: Ngay khi về tới biên giới thì họ đã được hỗ trợ kết nối và sử dụng các dịch vụ viễn thông tiện ích. Tận mắt chứng kiến điều này, đội ngũ điều phối viên của Liên hợp quốc có đánh giá như thế nào, thưa bà?
Bà Brigitte Mukanga Eno (UNHCR): Phải nói rằng câu chuyện người tị nạn sử dụng các dịch vụ viễn thông, nhất là việc thanh khoản điện tử là rất thú vị.
Lumitel đã mang đến sự kết nối, ví như như mang đến sự sống và hy vọng cho những người dân tị nạn. Chúng tôi biết ơn các bạn Việt Nam vì điều đó.Bà Brigitte Mukanga Eno, Trưởng đại diện cơ quan UNHCR tại Burundi
Chúng tôi có rất nhiều ấn tượng, kỷ niệm rất sâu sắc. Các bạn biết không, ngay khi UNHCR lựa chọn giải pháp thanh khoản tiền điện tử Lumitel, chúng tôi đã đề nghị nhà mạng này sớm thiết lập các trạm phát sóng tại chính tại khu vực lều tị nạn ở sát biên giới, làm thế nào để để tất cả mọi người có thể kết nối, thậm chí là kết nối ngay lập tức. Thậm chí là trong trại tị nạn cũng kết nối internet. Sự thật là người tị nạn Burundi không chỉ liên lạc với người thân nơi quê hương, họ còn có thể liên lạc với những bà con, họ hàng ở nước ngoài nữa chứ.
Phải nói rằng việc người ly hương được “thấy” nhau qua sóng viễn thông là một điều kỳ diệu. Tất cả khu trại ở các tỉnh phía bắc hay phía đông Burundi, địa bàn nào thì cũng đều như vậy. Bạn phải thấu hiểu rằng những người tị nạn cũng giống như chúng ta, họ cần được bảo đảm những quyền cơ bản của con người, trong đó cơ hội được kết nối hay quyền được liên lạc là sống còn. Nếu không có Lumitel thì không thể có được được điều này.
Phóng viên: Những người dân đã có cảm nhận thế nào về điều này, thưa bà?
Bà Brigitte Mukanga Eno (UNHCR): Chỉ có thể dùng một từ là “hạnh phúc” để nói về cảm nhận của họ. Đúng vậy, những người tị nạn Burundi đã tìm được ánh sáng hạnh phúc. Cho đến nay, mọi việc đều diễn ra vô cùng suôn sẻ và tốt đẹp.
Như tôi đã đề cập ở trên, chúng tôi và Viettel Burundi hợp tác sâu trên hai mảng: chuyển tiền (phân phối, thanh toán) và kết nối mạng. Mục tiêu đề ra ban đầu là để giúp người tị nạn kết nối, song khi mọi thứ dần trở nên quen thuộc, đương nhiên chúng ta phải tìm những điều mới mẻ và tốt đẹp hơn cho họ.
Bà Brigitte Mukanga Eno-Trưởng đại diện Cao Ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) tại Burundi. |
Người dân mong muốn một đường truyền nhanh hơn, mạng 4G chẳng hạn. Sau khi hồi hương, họ cần có cuộc sống mới, có những người làm việc trực tuyến, rồi những cô bé cậu bé có thể trở thành học sinh, thậm chí là sinh viên đại học, cần kết nối internet để mở cánh cửa tri thức. Nếu không có viễn thông, cuộc đời của họ sẽ ra sao?
Vì vậy chúng tôi rất mong Lumitel tiếp tục phát triển, tiếp tục làm tốt hơn nữa, mở rộng hơn nữa. Nhưng trước hết phải khẳng định, cách làm việc của đội nhân sự ở Viettel tại Burundi là vô cùng chuyên nghiệp.
Phóng viên: Dường như, viễn thông đã làm thay đổi số phận mỗi con người, và có khả năng mang lại một tương lai tốt đẹp hơn để “không ai bị bỏ lại phía sau”?
Bà Brigitte Mukanga Eno (UNHCR): Đúng như vậy, chắc chắn không ai muốn trở thành người tị nạn. Đôi khi là do hoàn cảnh xô đẩy, buộc người ta vào khốn cùng. Đừng bao giờ quên rằng những người tị nạn thuộc nhóm yếu thế nhất. Sâu bên trong họ là sự mặc cảm, yếu đuối, bởi họ từng bị xã hội bị lãng quên bởi xã hội, phải mất đi điều thiêng liêng nhất là chốn quê hương.
Nhưng khi họ trở về, cơ hội được kết nối, được liên lạc rất vô hình, nhưng thực sự là chào đón ấm áp từ nơi chôn nhau cắt rốn, từ quê hương và cũng từ những người Việt Nam, của một doanh nghiệp Việt Nam ở đây. Họ đã cảm thấy mình-được-thuộc về, tất cả đã trở-thành-người-bình-thường, sự “bình thường đúng nghĩa”, điều giản đơn nhất nhưng lại là khó khăn nhất.
Hạnh phúc của họ là hạnh phúc của Viettel, và cũng là niềm vui mừng hạnh phúc của Cao ủy Liên hợp quốc. Chúng tôi vô cùng biết ơn và đánh giá cao sự hợp tác với Viettel.
Phóng viên: Trước đây tại Việt Nam và Campuchia, Viettel đã xây dựng dự án có tên gọi là “Như chưa từng có cuộc chia ly”, giúp đỡ kết nối nhiều người do hoàn cảnh chiến tranh hay biến cố khôn lường bị ly tán gia đình, cộng đồng. Tôi chợt nghĩ đến ý tưởng tổ chức những chương trình kết nối qua viễn thông, qua hệ thống radio và đặc biệt là sau này có thể ứng dụng công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo giúp người trong hoàn cảnh như vậy có cơ hội tìm được người thân?
Bà Brigitte Mukanga Eno (UNHCR): Vâng ý tưởng đó là rất khả thi, rất tiềm năng với trường hợp của Burundi. Ở đây, chúng tôi đã có sẵn danh sách các em nhỏ tứ cố vô thân, hiện sống trong các lều tị nạn. Nếu nơi này có phương tiện như radio, hay các hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông chúng ta có thể hợp tác với những nhà hoạt động xã hội, các nhà báo… để giúp kết nối với những nhóm trẻ em tị nạn như cách Việt Nam đã làm. Thường thì, chúng tôi làm việc cùng với Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế để giúp các em tìm kiếm gia đình và hòa nhập lại với gia đình.
Tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng người tị nạn
Nếu có một ứng dụng nào đó mà các bạn Việt Nam có thể thiết lập thì thật đáng quý. Các em có thể gửi tin nhắn đến cho cha mẹ và ngược lại, cha mẹ cũng có thể tìm kiếm các em dễ dàng. Phương tiện truyền thông sẽ giúp phổ biến thông điệp rất sâu rộng.
Tôi xin khẳng định lại là phương pháp này rất tiềm năng và ngay bây giờ chúng tôi hiện đã có sẵn danh sách tên của các em nhỏ và những người thất lạc gia đình, người thân.
Phóng viên: Chúng ta không chỉ giúp họ tìm về với nhau, hãy cùng nghĩ thêm những cơ hội mới để họ ổn định cuộc sống, không chỉ kiếm kế sinh nhai đơn thuần mà phải có một tương lai bền vững?
Bà Brigitte Mukanga Eno (UNHCR): Vâng, như bạn đã thấy trong hoạt động cứu trợ nhân đạo, hoạt động giáo dục cũng được UNHCR hết sức chú trọng. Ngay trong trại tị nạn cũng thành lập các trường học để giúp các em nhỏ tới lớp.
Đối với đào tạo ở cấp học cao hơn, thậm chí là đại học cũng đã có sự hỗ trợ học bổng của phía Đức và cả phía Việt Nam, ngoài ra còn có các chương trình đào tạo nghề khác. Tôi xin nêu một thí dụ, ngay tại các khu lều tị nạn, bạn sẽ thấy nhiều nhóm sản xuất xà phòng. Các đối tác của chúng tôi cũng mua sản phẩm của họ, và phân phối cho những người người tị nạn khác. Mà họ mua bán giao dịch lại chính bằng dịch vụ Lumicash của Viettel Burundi.
Rõ ràng hoạt động khởi nghiệp rất tiềm năng. Không chỉ dừng lại đó, nhiều người được học nghề nông, nuôi cá hay nhiều lĩnh vực khác. Nhiều khóa học được mở ra và khóa học nào cũng cần thông tin kết nối internet để đào tạo bài hạn. Và tôi cũng quay lại câu chuyện ở trên, ai cũng có thể lâm vào hoàn cảnh khó khăn như vậy, kể cả là tôi hay bạn.
Nhưng khi đã ở hoàn cảnh khốn khó thì phải tìm cách vượt qua và vươn lên, dù là người tị nạn thì cũng cần có thêm kiến thức. Tương lai của họ vẫn còn đó. Chúng ta phải cầm tay, dắt họ trở lại với những giấc mơ, với những khát khao về một tương lai tốt đẹp.
Phóng viên: Ở thời điểm này thì những người Viettel đã tới Burundi tròn 10 năm, một hành trình dài với nhiều thành tựu đã qua, nhưng con đường phía trước còn rất dài. Bà còn muốn chia sẻ điều gì thêm với họ và với hàng triệu người Việt Nam ở quê hương chúng tôi?
Bà Brigitte Mukanga Eno (UNHCR): Nếu được gửi một thông điệp đến Viettel, với các bạn Lumitel tại Burundi, đầu tiên tôi mong Viettel tiếp tục thúc đẩy mạng viễn thông từ 3G sang 4G và thậm chí hơn nữa cho các trại tị nạn cũng như các tỉnh thành khác của Burundi, để những người trẻ đang học có thể có đường truyền mạng nhanh hơn.
Tên gọi của mạng viễn thông Lumitel bắt nguồn từ chữ “ánh sáng” và “hi vọng”. Hãy thắp lên ánh sáng và hi vọng đó trong đêm đen, Lumitel đã mang đến sự kết nối, ví như như mang đến sự sống và hy vọng cho những người dân tị nạn.
Bà Brigitte Mukanga Eno, Trưởng đại diện cơ quan UNHCR tại Burundi
Thứ hai, là cần làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và những người tị nạn ở cấp độ cá nhân và lâu dài. Trong số những người tị nạn, có những người vô cùng tài năng, có những sinh viên đã tốt nghiệp có thể kết nối với các sinh viên trẻ khác ở nước ngoài, có những người làm kinh doanh có thể trở thành đối tác thương mại với các doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ ba, là ý tưởng thiết kế các chương trình gắn kết những người thất lạc người thân, đặc biệt là dành cho những trẻ em Burundi. Chúng ta có niềm tin sâu sắc rằng nhờ vào sự kết nối mạng của Viettel, người tị nạn thật sự cảm thấy được hòa nhập lại với xã hội. Họ cảm thấy mình vẫn còn có giá trị đối với thế giới này.
Và tôi muốn nói một ý này, xuất từ một lời thơ, nhưng lại là điều có thật. Tên gọi của mạng viễn thông Lumitel bắt nguồn từ chữ “ánh sáng” và “hi vọng”. Hãy thắp lên ánh sáng và hi vọng đó trong đêm đen, Lumitel đã mang đến sự kết nối, ví như như mang đến sự sống và hy vọng cho những người dân tị nạn. Chúng tôi biết ơn vì điều đó.
Xin trân trọng cám ơn bà.