Bộ sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân” do PGS, TS Vũ Trọng Lâm, Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật làm chủ biên, trưng bày tại buổi lễ.

Giới thiệu bộ sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân”

Sáng 20/4, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ giới thiệu bộ sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân” do PGS, TS Vũ Trọng Lâm, Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật làm chủ biên. Đây là hoạt động có ý nghĩa, thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) và Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Vị tướng của nhân dân

Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Vị tướng của nhân dân

Có rất nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, nhà quân sự viết sách về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, qua đó làm rõ những công lao to lớn của Đại tướng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Trong dòng chảy đó, vừa qua, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức xuất bản bộ sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân”, góp phần làm dày thêm “kho” tư liệu về một vị tướng huyền thoại, sống mãi trong lòng dân.
Giới thiệu bộ sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân”

Giới thiệu bộ sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân”

Bộ sách gồm 1 cuốn tiếng Việt và 5 cuốn song ngữ: Việt-Anh, Việt-Pháp, Việt-Tây Ban Nha, Việt-Trung, Việt-Arập, lưu giữ những hình ảnh đẹp về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một chiến sĩ cộng sản bản lĩnh, kiên trung, bất khuất, Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Đại tướng của Nhân dân

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Đại tướng của Nhân dân

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam luôn phải đương đầu với những cuộc chiến tranh chống xâm lược và đã lập nên những chiến công hiển hách, đồng thời cũng xuất hiện những danh tiếng lẫy lừng của dân tộc ta. Một trong tứ đại danh tướng Việt Nam đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Phòng làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại di tích Nhà D67.Ảnh: CHI NGUYỄN

Nơi ghi dấu lịch sử về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Trong Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, có một nơi ghi dấu ấn đậm nét về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đó là di tích Nhà D67, nơi Đại tướng đã đưa ra những quyết sách quan trọng trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ, cứu nước. Đây cũng là điểm đến đặc biệt có ý nghĩa trong giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, bồi đắp lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ.
 

Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm lại Mường Phăng (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) tháng 4/2004. (Ảnh: Đoàn Hoài Trung)

Võ Nguyên Giáp - cây đại thụ rợp bóng nhân văn

Thời thế tạo ra anh hùng, nhưng anh hùng lại góp phần tạo ra thời thế. Đại tướng - Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp là một trong những trường hợp như vậy. Trong lịch sử quân sự thế giới có lẽ hiếm có một người nào xuất thân từ một nhà giáo dạy sử, chưa từng được kinh qua một trường lớp chính quy nào về quân sự lại được giao sứ mệnh cầm quân, để rồi từ một người yêu nước ngay từ khi còn là một cậu học trò đến một người cộng sản chân chính - chân chính đến tận cuối đời... trở thành một vị tướng xuất chúng như Đại tướng - Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghiên cứu phương án tác chiến trong Chiến dịch Biên giới năm 1950. Ảnh: BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM

Bác Hồ với Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Năm 1911, khi chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành xuống tàu buôn Pháp để quyết chí ra đi rồi trở về cứu giúp đồng bào, Võ Giáp (tên khai sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp) mới sinh ra. Cách nhau vừa một thế hệ, nhưng rồi số phận run rủi thế nào để hai con người tài đức vẹn toàn ấy, lại gắn bó với nhau trong một sứ mệnh thiêng liêng: Giải phóng dân tộc Việt Nam. 

Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ngôi nhà gỗ có mái hiên lợp tranh rất quen thuộc với nông thôn Quảng Bình trước đây. (Ảnh: Hương Giang)

Chuyện về ngôi nhà bình dị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp bên dòng Kiến Giang

Với du khách khi đến với Quảng Bình, ai cũng muốn một lần được ghé thăm ngôi nhà gắn bó với tuổi thơ của vị tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp. Đó là ngôi nhà gỗ 3 gian bình dị nằm bên dòng Kiến Giang, ở cuối làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy. Nơi đây Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cất tiếng khóc chào đời và có những năm tháng tuổi thơ đầy ắp kỷ niệm. Điều đó khiến Đại tướng rất xúc động trong mỗi lần dịp trở về thăm quê.

Tư lệnh Giải phóng quân Việt Nam Võ Nguyên Giáp tại lễ duyệt binh ở Hà Nội, ngày 26/8/1945, sau khi giành được chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám. Ảnh: Tư liệu

Võ Nguyên Giáp với “Thủ đô“ của khu giải phóng

Về cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược kéo dài 30 năm (1945-1975) của nhân dân Việt Nam, Chủ bút tờ Tuần tin tức (Mỹ) - William Browler cho rằng: Cuộc chiến này bắt đầu từ Tân Trào - Đại bản doanh của Hồ Chí Minh! Quả thật, W. Browler đã có lý khi đưa ra nhận xét như vậy. Vào hè - thu năm 1945, Tân Trào được chọn làm “đại bản doanh” của cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại và Võ Nguyên Giáp là một trong những người để lại nhiều dấu ấn tại “Thủ đô” của Khu giải phóng đó.

Đồng bào Điện Biên xúc động đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm lại chiến trường Điện Biên Phủ.

Hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm lại chiến trường xưa

Sau 50 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, tháng 4/2004, Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm lại chiến trường xưa. Đại tướng hồi bồi xúc động, nhân dân các dân tộc Điện Biên cũng vô cùng xúc động đón vị Tổng tư lệnh tài trí và thân yêu. 

Đồng bào các dân tộc tại xã Mường Phăng, huyện Điện Biên đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp trở lại khu Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, năm 2004. (Ảnh tư liệu)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị Tướng văn võ song toàn

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Tổng tư lệnh đầu tiên, người Anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam là một trong những huyền thoại của lịch sử hiện đại Việt Nam ở thế kỷ XX. Tên tuổi của ông đã gắn liền với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thống nhất đất nước; đặc biệt qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975). Nhiều chính khách, tướng lĩnh, học giả trên thế giới coi ông là “một thiên tài quân sự”; “vị tướng huyền thoại”; “vị tướng kiệt xuất”… vì ông là “vị tướng văn võ song toàn”.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát biểu trong lần về thăm quê hương Quảng Bình. (Ảnh: TL/quangbinh.gov.vn)

Lần sinh nhật đặc biệt của Đại tướng ở quê nhà

Kể từ khi thoát ly hoạt động cách mạng cho đến ngày về với thế giới vĩnh hằng, chỉ một lần duy nhất Đại tướng Võ Nguyên Giáp đón sinh nhật tại quê nhà. Đó là sinh nhật lần thứ 88 của ông, đúng dịp Đại tướng có chuyến thăm và làm việc tại Quảng Bình tháng 8/1999. Tôi có may mắn được tháp tùng Đại tướng, được chứng kiến trọn vẹn lần sinh nhật đặc biệt này của ông, với niềm cảm xúc sâu sắc. 

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Anh hùng Lao động Phạm Thị Nghèng. (Ảnh: baoquangbinh.vn)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp với giai cấp nông dân Việt Nam

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, người chiến sĩ cách mạng kiên trung, một người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh... Ông sinh ngày 25/8/1911 tại làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Chính mảnh đất quê hương giàu truyền thống cách mạng và anh hùng, cùng với truyền thống yêu nước của dòng tộc, gia đình đã nuôi dưỡng, hun đúc nên nhân cách, tài năng và sự nghiệp cách mạng của Đại tướng.