Từ lời thề "Thủ đô chiến thắng quân thù đến ngày khải hoàn vẻ vang

Từ lời thề "Thủ đô chiến thắng quân thù đến ngày khải hoàn vẻ vang

Thế hệ đầu tiên của Trung đoàn Thủ Đô sau 60 ngày đêm chiến đấu “quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” bảo vệ thủ đô Hà Nội, đã thực hiện thành công cuộc rút lui thần kỳ bảo toàn lực lượng để kháng chiến lâu dài. Tại cuộc mít-tinh mừng thắng lợi ở làng Thượng Hội, huyện Đan Phượng tỉnh Hà Đông, toàn thể cán bộ chiến sĩ đã đồng thanh hòa vang cùng Đại tướng - Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp lời thề nghiêm trang: “Ta thề thủ đô sẽ chiến thắng quân thù”.
Sức mạnh Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Sức mạnh Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” ngày 7/5/1954, “được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc”(1).
Ngày 7/5/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” phấp phới bay trên nóc hầm tướng De Castries. (Ảnh tư liệu TTXVN)

Chiến thắng Điện Biên Phủ - bài học về phát huy tinh thần quyết chiến, quyết thắng

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, khơi nguồn cho sự vùng dậy mạnh mẽ của các dân tộc thuộc địa đứng lên đấu tranh tự giải phóng, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới.
Các đại biểu cắt băng khánh thành không gian trải nghiệm số giai đoạn 1.

Triển lãm “Theo dấu chân Đại tướng” và khánh thành không gian trải nghiệm số giai đoạn 1

Ngày 13/3, trong không khí cả nước hân hoan kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, 113 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Nghệ An, Bảo tàng Nghệ An, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp, tổ chức triển lãm “Theo dấu chân Đại tướng” và khánh thành không gian trải nghiệm số giai đoạn 1.
Báo Việt Nam Độc Lập, số 101, ra ngày 1/8/1941. (Nguồn ảnh: baotanglichsu.vn)

Góp sức cho Tổng khởi nghĩa thắng lợi

Báo Việt Nam độc lập do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập, là cơ quan truyên truyền của Việt Minh trong các tỉnh Khu giải phóng Việt Bắc. Trong quá trình chuẩn bị Tổng khởi nghĩa, cùng với các tờ báo lớn của Ðảng (Cờ giải phóng, Cứu quốc...), báo Việt Nam độc lập đã góp thêm "gió" để thổi bùng ngọn lửa cách mạng giải phóng dân tộc đến Tổng khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Nhân dịp đón chào năm mới, Tết cổ truyền của dân tộc - xuân Quý Mão 2023, sáng 18/1 (27 tháng Chạp), thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới chúc Tết gia đình, dâng hương tưởng nhớ cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng của cố Thủ tướng, nhà riêng của Đại tướng ở Thủ đô Hà Nội.
Toàn cảnh lễ đài tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, ngày 2/9/1945. (Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III)

Thời khắc lịch sử mùa thu năm 1945

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cùng xem lại những thời khắc lịch sử của mùa thu năm 1945 qua các tài liệu lưu trữ của các Trung tâm Lưu trữ quốc gia, Bảo tàng Hồ Chí Minh…
Nhà giáo, nhà thơ, nhà báo Nguyễn Thị Mỹ Dung phát biểu tại Triển lãm.

Triển lãm thơ diễn ca và nhân vật lịch sử “Theo dấu chân Đại tướng”

Nhân dịp kỷ niệm 111 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp và 77 năm Quốc khánh 2/9, ngày 31/8, tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), Liên Chi hội Bảo vệ Quyền trẻ em tỉnh Quảng Ninh phối hợp Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và Bảo tàng Quảng Ninh tổ chức Triển lãm thơ diễn ca lịch sử và nhân vật lịch sử “Theo dấu chân Đại tướng”, với 110 bài thơ viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp do nhà giáo, nhà thơ, nhà báo Nguyễn Thị Mỹ Dung sáng tác.
Đồng bào các dân tộc tại xã Mường Phăng, huyện Điện Biên đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp trở lại khu Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, năm 2004. (Ảnh tư liệu)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị Tướng văn võ song toàn

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Tổng tư lệnh đầu tiên, người Anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam là một trong những huyền thoại của lịch sử hiện đại Việt Nam ở thế kỷ XX. Tên tuổi của ông đã gắn liền với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thống nhất đất nước; đặc biệt qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975). Nhiều chính khách, tướng lĩnh, học giả trên thế giới coi ông là “một thiên tài quân sự”; “vị tướng huyền thoại”; “vị tướng kiệt xuất”… vì ông là “vị tướng văn võ song toàn”.