Sau một tháng ra quân cao điểm bảo đảm Trật tự an toàn giao thông trong lứa tuổi học sinh, lực lượng cảnh sát giao thông Công an huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang đã phân công hơn 420 lượt cán bộ, chiến sĩ, 116 lượt cảnh sát khác, thực hiện 115 ca tuần tra, kiểm soát với 3 ca tuần tra, kiểm soát/ngày tại các khu vực trung tâm, các khu vực trường học trên địa bàn nhằm xử lý sai phạm và giáo dục các em học sinh khi tham gia giao thông.
Ngày 23/10, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh Bình Thuận) thông tin, trong 15 ngày qua, Cảnh sát giao thông đã xử phạt học sinh vi phạm giao thông với 396 trường hợp, tạm giữ 325 xe, phạt tiền hơn 170 triệu đồng.
Luật giao thông đường bộ quy định: phương tiện tham gia giao thông phải đi đúng phần đường, làn đường, chấp hành hệ thống báo hiệu. Tuy nhiên, tại thành phố Đà Nẵng, điều tưởng chừng đơn giản này lại đang bị nhiều học sinh và cả phụ huynh bất chấp, cố tình vi phạm dẫn tới nhiều rủi ro và hiểm hoạ tiềm ẩn trên chính con đường tới trường hàng ngày.
Thời gian qua, nhiều người dân nhận được tin nhắn, điện thoại của các đối tượng xưng là Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội thông báo xử phạt vi phạm giao thông.
Trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, tình hình tai nạn giao thông tại Hà Nội đã giảm sâu trên cả ba tiêu chí (số vụ, số người chết, số người bị thương). Để có kết quả này, trong bốn ngày của kỳ nghỉ lễ, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã huy động toàn bộ cán bộ, chiến sĩ ứng trực, phối hợp các lực lượng triển khai phương án bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại tất cả các tuyến giao thông huyết mạch trên địa bàn Thủ đô, không để ùn tắc giao thông kéo dài tại các cửa ngõ, tuyến nội đô, điểm vui chơi công cộng.
Chiều 30/8, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an Thành phố Hồ Chí Minh triển khai các hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 trên địa bàn thành phố và địa bàn giáp ranh các tỉnh lân cận.
Để ngăn ngừa, giảm thiểu những hình vi vi phạm an toàn giao thông trên địa bàn, thời gian qua, lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Thái Bình chủ động xử lý các phương tiện vi phạm thông qua hình ảnh người dân cung cấp.
Trong 7 tháng đầu năm 2024, trên các tuyến đường bộ cao tốc xảy ra 112 vụ tai nạn giao thông, làm 46 người chết, bị thương 82 người. Đáng chú ý, 57,14% số vụ tai nạn giao thông xảy ra trong khoảng thời gian từ 18 giờ hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau.
Thực hiện Kế hoạch phát động phong trào “Toàn dân tham gia phát hiện cung cấp thông tin phản ánh các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội”, trong 6 tháng đầu năm 2024, đã có gần 5.000 lượt tin nhắn tương tác gửi đến trang Zalo "Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội".
Sáu tháng đầu năm 2024, Công an tỉnh Nghệ An đã xử phạt 35.624 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, chuyển ngân sách thu 69,5 tỷ đồng; trong đó, hơn 10.700 trường hợp sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông.
Trong thời đại 4.0 hiện nay, việc xây dựng, ứng dụng hệ thống giao thông thông minh nói chung, ứng dụng các công nghệ trong hỗ trợ công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông là xu hướng tất yếu, phù hợp thực tiễn giao thông đặt ra hiện nay.
Ngày 5/6, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Sharma Rohit, sinh năm 1998, quốc tịch Ấn độ, nghề nghiệp Huấn luyện viên Yoga về hành vi "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ".
Khoảng 10 giờ 15 phút ngày 28/4, người tham gia giao thông trên tuyến cao tốc Hà Nội-Hải Phòng ghi lại hình ảnh xe limousine liên tục chuyển làn mà không có tín hiệu xi-nhan và lạng lách trên đường, gây mất an toàn giao thông. Người này, sau đó đã gửi hình ảnh vi phạm của ô-tô trên cho lực lượng Cảnh sát giao thông.
Do việc kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn được lực lượng chức năng duy trì thường xuyên, liên tục nên tình trạng lái xe vi phạm trên các tuyến đường chính đã giảm, tuy nhiên, tại không ít địa bàn có mật độ, lưu lượng giao thông lớn, nhiều người điều khiển phương tiện sau khi uống rượu, bia vẫn tìm đường ngang, lối tắt để lưu thông, nhằm né tránh lực lượng chức năng.
Theo báo cáo của Cục Cảnh sát giao thông, trong quý I/2024, toàn quốc đã xảy ra 6.550 vụ tai nạn giao thông, làm chết 2.723 người và bị thương 5.246 người. Qua phân tích, phương tiện gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông nhất là mô-tô, xe máy chiếm 56,82%; xe tải, xe rơ-mooc xếp thứ hai với 19,4%; tiếp đó là xe ô-tô con, ô-tô khách...
Thời gian qua lực lượng chức năng đã ra quân xử lý quyết liệt tình trạng ô tô dừng đỗ sai quy định dưới lòng đường, các tuyến đường quanh các khu đô thị. Nhưng tình trạng này vẫn diễn ra thường xuyên và khá phổ biến, dù cố tình hay cố ý thì việc dừng đỗ xe ô tô không đúng nơi quy định không chỉ gây cản trở giao thông ảnh hưởng đến các phương tiện khác mà còn có thể gây nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tai nạn giao thông.
Vào thời điểm trước, sau Tết Nguyên đán và Lễ hội Xuân, số người và phương tiện tham gia giao thông thường tăng cao. Kèm theo đó, số vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) gia tăng như: Sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông, đua xe hoặc chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng...