Thành phố Hồ Chí Minh vừa trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật thành phố lần 3 (giai đoạn 2018-2022) với 55 tác phẩm đoạt giải. Qua ba lần tổ chức, giải thưởng đã thật sự thu hút đông đảo sự tham gia của đội ngũ văn nghệ sĩ, trở thành hoạt động có ý nghĩa khích lệ các văn nghệ sĩ có thêm động lực, tinh thần sáng tạo, có nhiều hơn nữa những tác phẩm chất lượng cao, góp phần phát triển hoạt động văn học nghệ thuật ở thành phố mang tên Bác.
Thời gian gần đây, Hội Nhà văn Việt Nam đã có nhiều hoạt động tích cực trong đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Nhiều tác phẩm văn học trong nước được dịch, đoạt giải thưởng và đáng chú ý, đã có một đội ngũ nhà văn trẻ ưa khám phá, đổi mới, nhập cuộc sôi nổi bằng tâm thế công dân toàn cầu.
Nhà xuất bản Trẻ vừa ra mắt bộ sách “Văn học miền nam lục tỉnh” của tác Nguyễn Văn Hầu. Có thể nói, bộ sách này là một trong số hiếm hoi tác phẩm thể hiện được một cách có hệ thống quá trình hình thành và phát triển của văn học miền nam từ khi mở đất đến hết thời kỳ Pháp thuộc 1945.
Thời gian qua, nhiều Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) các tỉnh phía bắc đã tổ chức trại sáng tác, lớp bồi dưỡng dành cho đội ngũ cây bút trẻ, chủ yếu đang là học sinh tại địa phương. Hoạt động sôi nổi, ý nghĩa này đã góp phần đáng kể trong việc khích lệ, bổ trợ niềm đam mê, kỹ năng sáng tác văn học để các tác giả nỗ lực hơn, tỏa sáng hơn.
Ngày 16/10, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hà Nam tổ chức khai mạc Đại hội lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023-2028, với chủ đề "Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo vì sự nghiệp phát triển Văn học nghệ thuật tỉnh Hà Nam".
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tây Ninh đã đưa văn học, thơ ca Tây Ninh (văn thơ Tây Ninh) vào chương trình giảng dạy. Từ đó, học sinh có thêm góc nhìn mới về văn hóa truyền thống của con người ở địa phương, góp phần bồi đắp tình yêu, sự trân trọng, tự hào về quê hương của mình.
Hội nghị tập huấn "Công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới và phát triển: Thực tiễn và những vấn đề cần quan tâm " khu vực phía bắc đã khai mạc sáng 20/8 tại Hà Nội.
Ngày 15/8, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Kỳ họp thứ V, nhiệm kỳ 2021-2026. Kỳ họp nhằm đánh giá kết quả thực hiện chương trình công tác từ đầu năm đến nay, bàn triển khai các công việc còn lại trong năm 2024 và thảo luận những vấn đề cần quan tâm trong đời sống văn học, nghệ thuật ở Trung ương và các địa phương hiện nay.
Đề tài thương binh liệt sĩ và chiến tranh cách mạng luôn nhận được sự quan tâm, tri ân của người cầm bút các thế hệ. Đã có nhiều tác phẩm hay, ý nghĩa đến với công chúng. Tuy nhiên, so với bề dày lịch sử, công ơn vĩ đại của lớp lớp con người, vùng đất đã chịu nhiều hy sinh... thì văn học nghệ thuật dường như vẫn còn mắc nợ.
Nhiệm kỳ đại hội 5 năm của các hội văn học, nghệ thuật Việt Nam sẽ kết thúc vào năm 2025. Mới đây, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 14/6/2024, về đại hội các hội văn học, nghệ thuật và Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2030.
Sinh sống, học tập tại nước Mỹ xa xôi, nhưng Thạc sĩ Nguyễn Hường chưa bao giờ quên những câu chuyện dân gian Việt Nam đã nuôi lớn tâm hồn mình qua lời kể ngọt ngào của bà, của mẹ. Đó là lý do chị quyết định thực hiện dự án sách "Stories told under the oriental sky" (Chuyện kể dưới bầu trời phương Đông) bằng tiếng Anh, để làm sống dậy ký ức tuổi thơ của chính mình, để con cái chị cũng được tận hưởng dòng chảy mát lành, hồn hậu của truyện dân gian Việt Nam và góp phần đưa văn học dân gian Việt Nam ra thế giới.
Sáng 24/4, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã tổ chức trao tặng Giải thưởng Văn học nghệ thuật tỉnh Đồng Nai năm 2023. Năm nay có 40 tác giả đoạt giải, trong đó có một số tác giả đã có tác phẩm được khẳng định trong lòng công chúng cả nước thời gian qua, như Nhà văn Nguyễn Một, Nghệ sĩ nhân dân Đồng Thị Quế Anh.
Ngày 11/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về đề nghị xây dựng nghị định về hoạt động văn học (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được giao làm cơ quan soạn thảo). Việc xây dựng, ban hành một nghị định về hoạt động văn học nhằm tạo lập một số chính sách khuyến khích, thúc đẩy văn học phát triển (như: cơ chế giao nhiệm vụ sáng tác, lý luận, phê bình; tổ chức trại sáng tác, cuộc thi, giải thưởng; giới thiệu, quảng bá; dịch; phổ biến, phát huy giá trị văn học Việt Nam...).
Trong giới khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là chuyên ngành văn học cổ, cũng như trong phê bình văn học hiện đại, Giáo sư Mai Quốc Liên (trong ảnh) là một tên tuổi rất đáng chú ý. Giáo sư được xem là một trong số ít ngòi bút uyên bác, có nhiều kiến giải mới mẻ về những vấn đề tưởng đã quen thuộc. Ham đọc, trí nhớ tốt, hiểu sâu và rộng cả cổ kim đông tây, sát thời cuộc, nên ông được nhiều người khâm phục, vị nể, quý trọng.
Trong thời gian qua, tình trạng vi phạm quyền tác giả và các quyền liên quan không chỉ liên quan trong các lĩnh vực: âm nhạc, văn học, điện ảnh mà còn đối với các tác phẩm nhiếp ảnh cũng ngày một gia tăng. Điều này đã gióng lên hồi chuông về sự xâm phạm bản quyền tác giả gây ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sáng tạo của các nghệ sĩ.
Thúc đẩy sáng tạo, khơi dậy trách nhiệm, tình yêu của người cầm bút đối với văn hóa dân tộc, quan tâm, tạo điều kiện và từng bước nâng cao chất lượng nghệ thuật, tính chuyên nghiệp của đội ngũ các nhà văn trẻ, đó là nội dung được nêu bật trong lễ tổng kết hoạt động và công bố giải thưởng năm 2023 của Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức ngày 12/1.
Chiều 5/1, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam phối hợp tổ chức hội nghị tổng kết công tác văn học, nghệ thuật và hoạt động của Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam và các hội văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương năm 2023, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.
Ngày 12/12, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề: “Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Việt Nam 50 năm sau ngày đất nước hòa bình, thống nhất, đổi mới, phát triển: Thực trạng và định hướng cho những năm tiếp theo”.
Đội ngũ làm công tác lý luận, phê bình văn học nghệ thuật hiện nay đang ngày càng thưa thớt, thiếu vắng những cây bút chuyên nghiệp, tâm huyết. Từ đây, đặt ra những yêu cầu mới đối với vấn đề xây dựng lực lượng này để đáp ứng đòi hỏi của tình hình thực tiễn.
Ngày 5/12, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Văn học nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh - 60 năm xây dựng và phát triển” nhân dịp 60 năm thành lập Liên hiệp (1963-2023).
“Nâng cao chất lượng sáng tác trẻ” là chủ đề của hội thảo vừa được Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp Ban Nhà văn trẻ (Hội Nhà văn Việt Nam) tổ chức tại Hà Nội. Phần lớn các tham luận của giới văn nghệ sĩ, nghiên cứu phê bình văn học và của chính những người viết trẻ đã tập trung phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy chất lượng sáng tác của lực lượng trẻ.
Cuộc thi sáng tác về đề tài công nhân, công đoàn giai đoạn 2021-2023 sẽ khơi nguồn mạnh mẽ sáng tác văn học về đề tài này trên văn đàn Việt Nam, thúc đẩy và tạo thành phong trào sáng tác văn học và văn hóa đọc rộng khắp hơn nữa trong công nhân, người lao động và cán bộ công đoàn.