Ngày 7/10, Tòa án Công lý của Liên minh châu Âu (EU) thông báo, vào tháng tới sẽ bắt đầu xem xét các cáo buộc Ủy ban châu Âu (EC) thiếu minh bạch thông tin trong việc đặt mua vaccine ngừa Covid-19.
Trước thông tin từ hãng dược AstraZeneca cho biết đang thực hiện quy trình xin rút giấy phép vaccine Covid-19 tại các khu vực, quốc gia còn lại trên toàn thế giới, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế cũng cho biết, hiện Việt Nam đã không còn sử dụng loại vaccine này.
Thông báo của AstraZeneca nêu rõ: “Do nhiều phiên bản vaccine đã được phát triển để phòng ngừa các biến thể của virus gây bệnh Covid-19, nên hiện nay dư thừa các vaccine hiệu chỉnh sẵn có".
Ngày 28/9, Bộ Y tế Canada đã cho phép sử dụng loại vaccine ngừa Covid-19 cập nhật lần thứ hai, mở đường cho việc triển khai các mũi tiêm vaccine Pfizer cải tiến bắt đầu từ tuần tới ở nước này.
Chiều 3/7, tại Phủ Chủ tịch, trong buổi tiếp Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam Giorgio Aliberti đến chào từ biệt nhân kết thúc nhiệm kỳ tại Việt Nam, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng vui mừng cho biết, trong các cuộc gặp với lãnh đạo cấp cao các nước EU mới đây, các nhà lãnh đạo cho biết, các doanh nghiệp EU đánh giá cao môi trường đầu tư cởi mở của Việt Nam và Việt Nam đang tiếp tục nỗ lực cải thiện lĩnh vực này.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Mỹ cho biết, thông thường tái nhiễm virus SARS-CoV-2 chỉ gây ra triệu chứng nhẹ, tuy nhiên, nguy cơ bệnh trở nặng vẫn có thể xảy ra.
Lượng đơn đăng ký xin tị nạn vào Liên minh châu Âu (EU) đã tăng vọt trong năm ngoái, kể từ khi các nước này nới lỏng các biện pháp hạn chế được áp đặt để chống dịch Covid-19.
Nhóm tư vấn kỹ thuật về tiêm chủng của Australia (ATAGI) đã khuyến nghị tất cả những người từ 18 tuổi trở lên, những người chưa tiêm vaccine ngừa Covid-19 hoặc mắc bệnh trong 6 tháng qua có thể tiêm mũi mới nhất từ ngày 20/2.
Ngày 26/1, Tổng thống Indonesia Joko Widodo tuyên bố rằng quốc gia Đông Nam Á này đang bước vào giai đoạn chuyển tiếp từ đại dịch Covid-19 sang bệnh đặc hữu.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ ngày 25/1 cho biết, các loại vaccine Covid-19 thể lưỡng trị được cải tiến của Pfizer Inc/BioNTech và Moderna đã giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh có triệu chứng đối với các dòng phụ XBB của biến thể Omicron.
Trong ngày 8/1, Nhật Bản đã ghi nhận thêm 301 ca tử vong vì Covid-19, nâng tổng số ca tử vong trong cả nước lên con số 60.000 ca kể từ khi dịch bệnh này bùng phát.
Cuối tuần qua, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ công bố một nghiên cứu cho thấy, các vaccine tăng cường mới phòng ngừa biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 đạt hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa nguy cơ người cao tuổi phải nhập viện do mắc Covid-19.
Theo nghiên cứu của Quỹ Commonwealth, các vaccine ngừa Covid-19 đã giúp ngăn chặn hơn 18,5 triệu ca nhập viện và 3,2 triệu ca tử vong tại Mỹ từ tháng 12/2020 đến 11/2022.
Vaccine ngừa Covid-19 không khiến số ca tử vong ở trẻ em tăng 8.200% trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến 2022 như nội dung được nhắc đến trong một video xuất hiện trên mạng xã hội. Theo số liệu của Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS), con số này “hoàn toàn xuyên tạc dữ liệu”.
Ngày 12/10, Bộ Y tế Thái Lan đã chính thức khởi động chương trình tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho nhóm trẻ từ sáu tháng tới 4 tuổi, trở thành nước đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á thực hiện việc này.
Ngày 11/10, các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, vẫn chưa có đủ bằng chứng để đưa ra khuyến nghị nên sử dụng các loại vaccine đặc hiệu chống biến thể Omicron thay cho các vaccine ngừa Covid-19 thế hệ đầu.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) vừa cấp phép tiêm vaccine phòng Covid-19 của hãng Pfizer dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến 4 tuổi. Đây là vaccine đầu tiên dành cho nhóm tuổi này được cấp phép ở Nhật Bản.
Trong báo cáo Covid-19 hằng tuần mới nhất vừa công bố, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã kêu gọi các nước cần duy trì thành quả chống dịch thông qua các biện pháp hữu hiệu, trong đó có việc đẩy mạnh tiêm vaccine, đặc biệt cho những đối tượng có nguy cơ cao, cũng như bảo đảm nguồn cung trang thiết bị y tế và nguồn nhân lực y tế phù hợp.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 25/8 công bố số liệu thống kê ghi nhận từ đầu năm 2022 đến nay, đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của 1 triệu người, khẳng định đây là điều đáng tiếc khi mà các công cụ y tế đã được phát triển và đưa vào sử dụng để ngăn chặn nguy cơ tử vong do bệnh này.
Các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra khuyến nghị tiêm vaccine bổ sung lần hai để tăng cường hệ miễn dịch cho những người dễ bị tổn thương trước dịch Covid-19.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Monash của Australia đã hoàn thành nghiên cứu về nguy cơ viêm cơ tim liên quan đến tiêm vaccine ngừa Covid-19 ở thanh thiếu niên, với kết luận nguy cơ là rất nhỏ và lợi ích của tiêm chủng đem lại lớn hơn rất nhiều so với những rủi ro khi không tiêm vaccine.
Theo kế hoạch, từ ngày 5/9, khoảng 70 nghìn trẻ em nguy cơ cao trong độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi ở Australia sẽ bắt đầu được tiêm vaccine ngừa Covid-19 của Moderna.
Ngày 1/8, Hàn Quốc thông báo ghi nhận số ca mắc mới Covid-19 dưới ngưỡng 50 nghìn ca, song số ca bệnh chuyển nặng tiếp tục ở mức cao nhất trong 2 tháng.
Nhà Trắng, ngày 29/7 thông báo sẽ triển khai chiến dịch tiêm mũi tăng cường thứ hai vaccine ngừa Covid-19 cho người dân trong tháng 9 tới, sử dụng loại vaccine được hiệu chỉnh để nhắm tới các dòng phụ của biến thể Omicron - vốn đang là nguyên nhân làm tăng các ca nhập viện tại Mỹ.