Về cơ cấu tổ chức của UBND, Ủy ban Pháp luật đề nghị nghiên cứu quy định theo hướng giảm bớt số lượng thành viên UBND các cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy, đề cao vai trò và trách nhiệm của cá nhân, người đứng đầu UBND và cần bảo đảm nhất quán trong cách quy định về cơ cấu tổ chức của UBND ở cả 3 cấp.
Chiều 1/8, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì buổi làm việc với Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Tư pháp, Ủy ban Đối ngoại, Văn phòng Quốc hội và Viện Nghiên cứu lập pháp về kết quả hoạt động của các cơ quan từ đầu nhiệm kỳ Khóa XV đến nay và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối nhiệm kỳ.
Theo thông tin mới nhất từ phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc vào ngày 20/5 tại Nhà Quốc hội với nhiều nội dung, chủ đề quan trọng trên nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội gắn với đời sống người dân, đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được chỉnh lý theo hướng xác định khung pháp lý cần thiết để thành phố Hà Nội có thể cho phép thực hiện thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới có phạm vi triển khai áp dụng trên địa bàn thành phố, phù hợp với năng lực kiểm soát của chính quyền thành phố.
Luật Nhà ở (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn cho công nhân, người lao động thuộc đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội thuê.
Theo dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Quốc hội, Chính phủ đề xuất thực hiện mô hình không tổ chức Hội đồng nhân dân phường ở Hà Nội và bổ sung thành phố thuộc thành phố Hà Nội, bao gồm thành phố logistics, dịch vụ - vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn và thành phố về giáo dục, đào tạo, khoa học - vùng Hoà Lạc, Xuân Mai.
Trong quy định liên quan hình thức sử dụng đất được đầu tư dự án nhà ở thương mại, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo đảm quy định chặt chẽ, tránh sơ hở dẫn đến thất thu ngân sách do chênh lệch địa tô khi cho phép chuyển các loại đất khác không phải đất ở sang làm dự án nhà ở thương mại.
Tiếp tục phiên họp toàn thể lần thứ 18, chiều 12/10, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Pháp luật thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Sáng 12/10, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 18, thẩm tra dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) và các báo cáo của Chính phủ sơ kết 3 năm thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại các thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
Nêu quan điểm khi thẩm tra sơ bộ dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Thường trực Ủy ban Pháp luật cho rằng, việc hỗ trợ, tạo điều kiện để người giỏi chuyên môn có thể chuyên tâm phát triển khả năng về chuyên môn, trở thành chuyên gia về từng lĩnh vực có thể phát huy tác dụng tốt hơn là cứ phải trở thành cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có quy định công dân có thể được dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội được giao tổ chức việc dự thính này của công dân.
Sáng 25/10, thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội ủng hộ việc tiếp tục duy trì, củng cố thanh tra huyện, đồng thời kiến nghị tổ chức thanh tra chuyên ngành với các tiêu chí cụ thể, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động thanh tra.
Để kịp thời thể chế hóa chủ trương, quan điểm, yêu cầu trong các văn kiện của Đảng, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tán thành với Tờ trình của Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định áp dụng ngay thời hiệu xử lý kỷ luật hành chính đồng bộ với quy định xử lý kỷ luật của Đảng, góp phần tăng tính nghiêm minh trong xử lý vi phạm.
Chiều 20/10, trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi), Tổng Thư ký-Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung nội quy kỳ họp Quốc hội sau 7 năm thi hành là cần thiết và phù hợp thực tiễn, song phải được thực hiện theo hướng quy định đầy đủ quy trình, thủ tục chặt chẽ, cụ thể, khoa học, hợp lý.
Tiếp tục chương trình làm việc với các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 26-4, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội chủ trì buổi làm việc với Thường trực Ủy ban về các vấn đề Xã hội và Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.