Trước diễn biến mưa lớn trong nhiều giờ, dự báo mưa sẽ diễn ra trên diện rộng với lưu lượng tăng dần, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành lệnh vận hành hồ chứa thủy điện Bình Điền điều tiết lượng nước xả về hạ du phù hợp, nhằm tăng dung tích phòng lũ của hồ chứa.
Từ 19 giờ ngày 22 đến 6 giờ ngày 23/9, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa lượng mưa phổ biến dưới 20mm nhưng nước từ khu vực thượng Lào và tỉnh bạn đổ sang và doanh nghiệp quản lý, khai thác các công trình thủy lợi, thủy điện vận hành xả lũ theo lượng nước về hồ.
Chiều 14/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Văn bản hỏa tốc số 923/ĐĐ-QLĐĐ gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Hòa Bình, Hà Nam, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Yên Bái về việc bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, ứng phó với tình hình mưa lũ.
Ngày 12/9, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã thị sát công tác phòng, chống lũ tại 2 phường Chương Dương, Phúc Tân. Ngày 10/9, khi mực nước vượt báo động II, Ủy ban nhân dân hai phường Chương Dương và Phúc Tân đã tuyên truyền, vận động người dân di chuyển đến nơi an toàn. Đến nay, đã có 6.200 trường hợp di chuyển khỏi vùng ngập lụt đến nơi an toàn.
Bão số 3, một siêu bão mạnh nhất trong 30 năm qua trên khu vực Biển Ðông đổ bộ vào các tỉnh phía bắc đã gây nhiều thiệt hại tại nhiều địa phương, nhất là tại Quảng Ninh, Hải Phòng. Tính đến tối 9/9, bão số 3 đã làm 58 người chết, 40 người mất tích và gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, cơ sở hạ tầng tại các địa phương.
Ngày 8/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Văn bản số 890/ĐĐ- QLĐĐ đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa tập trung ứng phó với mưa lũ do bão số 3 để bảo đảm an toàn hệ thống đê điều.
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có Công điện số 5398/BTNMT-TCKTTV yêu cầu các đơn vị trực thuộc khẩn trương triển khai các nhiệm vụ cấp bách để ứng phó với tình hình mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ban hành Công điện số 78/CĐ-TTg ngày 11/8/2024 yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung ứng phó nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét tại khu vực Bắc Bộ.
Trước diễn biến bất thường của tình hình mưa lũ, Bộ Tư lệnh Quân khu IV và tỉnh Hà Tĩnh đã thành lập các đoàn công tác về các địa phương để chỉ đạo, thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn, hỗ trợ người dân, bảo đảm an toàn, hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra.
Nhiều ngày qua, trước tình hình mưa lớn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng gây ngập lụt, các đội hình thanh niên tình nguyện ứng phó với các tình huống mưa bão trên toàn thành phố đã nhanh chóng ra quân hỗ trợ chính quyền, địa phương và người dân.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam cho biết, từ ngày 11-15/10, các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã có mưa vừa, mưa to đến rất to, gây ngập lụt tại nhiều nơi. Trong đó, chiều nay (15/10) thành phố Tam Kỳ phải sơ tán nhiều hộ dân ở vùng trũng thấp đến nơi an toàn.
Chiều 13/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam phát đi công điện yêu cầu các cơ quan đơn vị và chính quyền địa phương chủ động ứng phó với mưa lũ trên địa bàn tỉnh; bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản của nhân dân và Nhà nước.
Để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới và mưa lũ diễn biến bất thường, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn yêu cầu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố lên phương án bảo đảm an toàn dạy và học, trong trường hợp cần thiết có thể cho học sinh nghỉ học. Đồng thời, khẩn trương dọn dẹp, vệ sinh trường, lớp; phòng ngừa dịch bệnh sau mưa lũ.
Trước diễn biến ngày càng phức tạp của thời tiết, mưa lũ kéo dài gây lũ lụt, sạt lở làm thiệt hại về người và tài sản trên địa bàn, ngày 3/8, tỉnh Đắk Nông đã tổ chức họp trực tuyến 3 cấp để chủ động tìm giải pháp ứng phó và khắc phục hậu quả.
Tối 1/8, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai có Văn bản số 288/VPTT đề nghị Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ khẩn trương ứng phó mưa lớn, nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.
Ngày 10/10, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Công điện số: 908/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp ứng phó mưa lũ tại các tỉnh miền trung.
Chiều 10/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi phát đi Công điện khẩn về việc chủ động ứng phó với diễn biến mưa, lũ, bảo đảm an toàn về tính mạng, tài sản của nhân dân và Nhà nước.
Sáng 10/10, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai đã ban hành Công điện số 31/CĐ-QG gửi Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh từ Quảng Bình đến Phú Yên và các Bộ, ngành liên quan chủ động ứng phó với mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Ngày 26/9, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa có Công điện số 10 yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đình hoãn các cuộc họp không thực sự cấp bách để tập trung chỉ đạo, triển khai ứng phó ứng phó mưa lũ, bão.
Ngày 30/3, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai có Văn bản số 171/VPTT đề nghị Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố từ Quảng Bình đến Bình Thuận khẩn trương ứng phó với mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Mưa lớn kéo dài những ngày qua khiến mực nước tại sông suối trên địa bàn Phú Yên lên nhanh, gây ngập cục bộ nhiều nơi. Đặc biệt tại khu vực sông Bánh Lái và sông Trong, huyện Tây Hòa nước dâng cao đột ngột làm hàng trăm ngôi nhà ngập sâu trong nước, nhiều tài sản bị cuốn trôi.
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn vừa ban hành Công điện số 15/CĐ VPTT gửi các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Định chủ động ứng phó với diễn biến của mưa lũ.
Nhằm ứng phó với tình hình mưa lớn, hàng loạt thủy điện, thủy lợi ở Hà Tĩnh đã tiến hành điều tiết lũ để bảo đảm an toàn hồ đập và giảm thiểu thiệt hại cho vùng hạ du.
Chiều 11/10, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai ban hành công văn hỏa tốc số 464/VPTT gửi Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh miền núi phía bắc chủ động ứng phó với tình hình mưa lũ.
Ngày 20-8, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự số, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã ra công điện gửi Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và TP Hà Nội về việc chủ động ứng phó mưa lũ, đặc biệt lũ trên sông Thao.