Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ứng Hòa Nguyễn Tiến Thiết thông tin về tình hình kinh tế-xã hội của huyện.

Huyện Ứng Hòa rà soát quy hoạch để lập phương án đầu tư công phù hợp

Tiếp tục giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2021-2025), Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố đã thực hiện giám sát tại huyện Ứng Hòa. Đoàn giám sát đánh giá cao nỗ lực của hệ thống chính trị của huyện Ứng Hòa trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội.
Đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội biểu quyết thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025. (Ảnh THÀNH NGUYỄN)

Cần cơ chế đặc thù cho cán bộ dôi dư, nghỉ sớm

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa 16 vừa thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025. Sau khi sắp xếp, số lượng đơn vị hành chính cấp xã tại Hà Nội sẽ giảm từ 579 đơn vị xuống còn 518 đơn vị, giảm 61 đơn vị, với 1.031 cán bộ cấp xã, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư.

Kiểm tra việc cấp phép xây dựng, cấp sổ đỏ tại 11 quận, huyện

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch kiểm tra hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính năm 2024; các lĩnh vực trọng tâm kiểm tra bao gồm: Kiểm tra chuyên đề công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (lần đầu) tại các quận, huyện; cấp giấy phép xây dựng; đầu tư, đăng ký kinh doanh... được cấp từ ngày 1/1/2022 đến thời điểm kiểm tra.
Đường giao thông nông thôn xanh-sạch-đẹp tại xã Vân Canh, huyện Hoài Đức. (Ảnh KIM NHUỆ)

Đưa hai huyện cuối cùng về đích nông thôn mới

Thành phố Hà Nội đang tập trung nguồn lực đầu tư để đưa hai huyện cuối cùng là Ứng Hòa và Mỹ Đức đạt chuẩn nông thôn mới; có thêm ba huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 61 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 33 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trong năm 2023, bảo đảm về đích đúng kế hoạch.
Thăng trầm nghề “rỗng ruột”

Thăng trầm nghề “rỗng ruột”

“Để phát ra âm thanh, các loại nhạc cụ gỗ đều phải rỗng ruột bên trong. Nghề làm đàn nhìn vậy nhưng chỉ đủ ăn chứ không thể làm giàu, không thể tích góp. Cũng vì vậy mà bây giờ lớp trẻ bỏ nghề hết rồi chứ bám nghề thì không đủ sống. Chúng tôi thường gọi vui nghề của mình là “nghề rỗng ruột”, nghệ nhân Đào Văn Soạn, làng nghề nhạc cụ dân tộc Đào Xá, trầm ngâm chia sẻ về những trăn trở của mình.