Techcombank được S&P Global Ratings xếp hạng “BB-” và triển vọng “Ổn định”

S&P Global Ratings duy trì triển vọng của Techcombank với đánh giá tích cực

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) vừa được S&P Global Ratings (S&P) công bố báo cáo kết quả đánh giá xếp hạng thường niên năm 2024, trong đó tiếp tục khẳng định xếp hạng nhà phát hành “BB-” của Ngân hàng và Triển vọng “Ổn định”, cao hơn điểm neo “b+” của ngành ngân hàng tại Việt Nam.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp báo ngày 3/8, ở Hà Nội. Tại đây, nhà lãnh đạo nêu 5 ưu tiên của đối ngoại Việt Nam trong thời gian tới. (Ảnh: Báo Thế giới và Việt Nam)

Chính sách đối ngoại chủ động của Việt Nam giúp định hình tương lai đất nước

Trong bối cảnh toàn cầu ngày càng phức tạp, việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh 5 vấn đề ưu tiên của đối ngoại Việt Nam, trong đó có tiếp tục nâng tầm ngoại giao đa phương, phát huy vai trò thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, cho thấy cam kết quan trọng của Việt Nam trong việc tăng cường sự tham gia toàn cầu. Đây là nhận định được Tổng Thư ký đảng Khối Tiến lên toàn Ấn Độ (AIFB) G. Devarajan đưa ra trong cuộc trả lời phỏng vấn của TTXVN.
Bốc xếp container hàng hóa tại cảng Cát Lái (TP Hồ Chí Minh). (Ảnh minh họa: Hồng Đạt/TTXVN)

Triển vọng trong kêu gọi vốn FDI

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những điểm sáng của bức tranh kinh tế Việt Nam trong sáu tháng đầu năm. Bên cạnh dòng đầu tư mới tiếp tục tăng, nhiều dự án đang hoạt động tại Việt Nam cũng mở rộng quy mô sản xuất, góp phần gia tăng năng lực sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.
Kho bãi chứa container tại cảng Tân Vũ (Hải Phòng). (Ảnh minh họa: Tuấn Anh/TTXVN)

Asia House: Kinh tế Việt Nam sẽ đạt thành tích nổi bật trong năm 2024

Báo cáo Triển vọng thường niên năm 2024 của tổ chức tư vấn chính sách Asia House (Anh) nhận định nền kinh tế Việt Nam có khả năng tiếp tục phát triển vượt trội so với các nước láng giềng trong khu vực vào năm 2024, các ngành sản xuất và xuất khẩu thu hút đáng kể đầu tư nước ngoài nhờ độ mở và các điểm mạnh cơ bản của nền kinh tế.
Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Triển vọng tươi sáng hơn của kinh tế thế giới

Trong sự kiện được tổ chức bên lề hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF Davos 2024) tại Davos (Thụy Sĩ), Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva đưa ra nhận định, nền kinh tế toàn cầu cho thấy khả năng phục hồi mạnh mẽ, vượt qua đánh giá ban đầu vào năm 2023.
Ảnh minh họa.

Ngành logistics trước triển vọng tươi sáng

Ngày 4/10 (giờ địa phương), Đại hội Thế giới Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận vận tải quốc tế (FIATA) 2023 khai mạc tại Trung tâm hội nghị Brussels, Bỉ, với sự tham dự của gần 1.000 đại biểu đến từ các ngành giao nhận, vận tải và hàng hóa cũng như các quan sát viên từ các lĩnh vực khác. Đoàn Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), do Tổng Thư ký Nguyễn Duy Minh dẫn đầu, tham dự sự kiện.
ADB dự báo kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi nhanh trong tương lai gần. (Ảnh minh họa: TTXVN)

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu suy yếu

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), trong bối cảnh cầu bên ngoài giảm làm hạn chế sản xuất công nghiệp, nền kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng và dự kiến sẽ phục hồi nhanh trong tương lai gần nhờ tiêu dùng trong nước mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi lạm phát ở mức vừa phải, tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công và cải thiện các hoạt động thương mại.
Trụ sở Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tại Washington DC. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Triển vọng “hạ cánh mềm” của nền kinh tế Mỹ

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vừa quyết định tăng lãi suất lên mức cao nhất trong 22 năm qua. Tuy nhiên, bất chấp những lo ngại việc tăng lãi suất liên tục có thể kéo lùi đà tăng trưởng, nền kinh tế Mỹ vẫn vững vàng vượt qua nhiều nguy cơ. Mặc dù còn đối mặt thách thức, song triển vọng “hạ cánh mềm” của nền kinh tế hàng đầu thế giới đang trở nên rõ nét hơn.
Ảnh minh họa.

Triển vọng khó đoán định của kinh tế thế giới

Trong báo cáo gửi các lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) trước thềm cuộc họp của G20 tại Ấn Độ, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định, kinh tế toàn cầu trong quý I năm 2023 tăng trưởng ở mức khả quan hơn so với dự báo hồi tháng 4. Tuy nhiên, triển vọng vẫn khó đoán định, có cả tiềm năng phục hồi lớn bên cạnh nhiều dấu hiệu cho thấy đà tăng trưởng giảm tốc.
Ảnh minh họa.

Đánh giá cao triển vọng kinh tế Việt Nam

Với nhan đề "Hợp tác toàn diện hơn 30 năm: Vì sự thịnh vượng và phúc lợi của EU và Việt Nam", bài viết trên báo The Brussels Times của Bỉ nhận định: Việt Nam - một đối tác phát triển của Liên minh châu Âu (EU) ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương - đang nổi lên là "ngọn hải đăng" trong khu vực, với khả năng kiểm soát lạm phát và duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức cao.
Đại diện các doanh nghiệp Hà Lan và Việt Nam cùng trao đổi kinh nghiệm về nuôi trồng thủy sản. (Ảnh: TTXVN)

Giao thương phát triển thủy sản bền vững Việt Nam-Hà Lan

Ngày 7/9, tại thành phố Cần Thơ, Ðại sứ quán và Tổng Lãnh sự quán Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ), Liên minh Tôm sạch và bền vững Việt Nam (VSSA), Hiệp hội Cá tra Việt Nam (VINAPA) và Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững tổ chức diễn đàn Giao thương phát triển thủy sản bền vững Việt Nam-Hà Lan.