Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành các nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Bắc Giang, Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Khánh Hòa, Lào Cai, Ninh Thuận, Quảng Ninh, Phú Yên, Thái Bình, Tiền Giang, Vĩnh Long.
Sau sắp xếp, tỉnh Đồng Nai sẽ giảm 11 đơn vị hành chính cấp xã, từ 170 xã, phường, thị trấn xuống còn 159. Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị các ngành, địa phương tổ chức thực hiện công tác sắp xếp, triển khai đầy đủ, nghiêm túc các nội dung công việc theo kế hoạch của tỉnh, hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền, sớm ổn định hoạt động tổ chức.
Ngày 24/4, tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đã chủ trì hội nghị Ban Chỉ đạo (Phiên họp thứ 3).
Kết thúc đợt giám sát về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018-2023”, chiều 5/4, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh đã làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh.
Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế-xã hội; liên quan trực tiếp các cân đối lớn của nền kinh tế, thị trường lao động và đời sống người hưởng lương. Ðây là nguồn lực, là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước, góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Ngày 29/3, tại kỳ họp thứ 19 (kỳ họp chuyên đề), Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang khóa 10, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua 19 nghị quyết quan trọng, tác động đến phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh.
Thực hiện Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 ngày 12/3/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021, các tỉnh, thành phố duyên hải Nam Trung Bộ đã nỗ lực sắp xếp cán bộ dôi dư sau khi sáp nhập. Cùng lúc thực hiện nhiều đề án, chính sách, cho nên số nhân sự trong bộ máy hành chính dôi dư lớn; nhiều vấn đề phát sinh ở cơ sở cần giải quyết để vừa bảo đảm đúng quy định và phù hợp thực tế tại địa phương.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 217/KH-UBND về việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023- 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chiều 15/6, thông tin từ Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam cho biết, từ đầu năm 2023 đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện chính sách tinh giản biên chế 126 người, trong đó, có 117 người nghỉ hưu trước tuổi và 9 người thôi việc.
Ngày 30/5, tại hội nghị triển khai, quán triệt và sơ kết, tổng kết các văn bản của Trung ương và của tỉnh, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hậu Giang đã thông qua Đề án “Thí điểm đổi mới tinh giản biên chế gắn với tuyển dụng cán bộ trẻ ngang tầm nhiệm vụ”.
Theo số liệu của Bộ Nội vụ, số liệu tinh giản biên chế của các bộ, ngành, địa phương là khoảng 79 nghìn người. Nếu tính theo đối tượng áp dụng số viên chức nghỉ tinh giản biên chế cao nhất chiếm 66%, thấp nhất là người làm việc tại khu vực doanh nghiệp chiếm 0,2%.
Tinh giản biên chế gắn với việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy, cơ cấu lại và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ công chức viên chức là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Theo đó, mục tiêu bảo đảm đến năm 2026, giảm 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021. Tuy nhiên, nhìn lại kết quả tinh giản biên chế thời gian vừa qua cho thấy rằng số lượng thì đạt nhưng chất lượng tinh giản vẫn là câu chuyện đáng bàn.
Ngày 24/3, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ tổ chức hội thảo góp ý kiến vào các dự thảo nghị định quy định về quản lý cán bộ, công chức, viên chức; tinh giản biên chế và người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố.
Thời gian qua, kết quả tinh giản biên chế tuy đạt về chỉ tiêu số lượng nhưng chưa thật sự gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ, tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.
Tại phiên chất vấn của Quốc hội chiều 4/11, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, từ năm 2019 đến nay, việc tinh giản biên chế đã giúp ngân sách tiết kiệm hơn 25.600 tỷ đồng, qua đó tạo điều kiện để nâng lương cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Thường trực Tỉnh ủy Quảng Bình vừa có ý kiến chỉ đạo các đơn vị, địa phương phối hợp, rà soát, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên của các cấp học; sử dụng biên chế tăng thêm theo quy định để khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ tại các cơ sở giáo dục, sớm ổn định để bước vào năm học mới đạt hiệu quả cao.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đắk Glong Đoàn Văn Phương cho biết, địa phương đang nợ kéo dài hơn 16 tỷ đồng tiền dạy kê, dạy gác của giáo viên, nguyên nhân là do thiếu giáo viên. Nếu có cơ chế cho hợp đồng giáo viên thì số tiền phải trả không phải hơn 16 tỷ đồng, mà chỉ khoảng hơn 7 tỷ đồng.
Tỉnh Quảng Nam dành hơn 28,7 tỷ đồng để giải quyết chế độ cho 170 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưu trước tuổi và thôi việc trong đợt 1 năm 2022. Trong số người nghỉ hưu trước tuổi trong đợt này có 1 tiến sĩ, 4 thạc sĩ và 1 giám đốc sở.
Bạn Nguyễn Hải Hà (Hưng Yên) hỏi: Người thuộc diện tinh giản biên chế, nếu đủ 20 năm đóng BHXH nhưng thiếu 3 tuổi so với tuổi nghỉ hưu thì có được nghỉ hưu sớm không? Ngoài ra có được hưởng chế độ gì khác không?
Chính phủ vừa ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều về chính sách tinh giản biên chế để phù hợp với các quy định tại Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức sửa đổi 2019 và Bộ luật Lao động 2019.
UBND TP Hà Nội vừa có tờ trình về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp thành phố Hà Nội năm 2021, trong đó đưa ra mục tiêu tiếp tục giảm thêm hàng nghìn biên chế công chức, viên chức trong năm tới.