Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN tặng sách tiếng Việt cho các em nhỏ tại Nhật Bản. Ảnh: VGP

Tôn vinh tiếng Việt tại Nhật Bản

Lễ phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt năm 2024 tại Nhật Bản đã được tổ chức ở Đại sứ quán Việt Nam tại Tokyo. Tham dự hoạt động có Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài Lê Thị Thu Hằng, cùng đại diện các hội người Việt Nam tại Nhật Bản, giáo viên, phụ huynh và các cháu học sinh.
Các thí sinh Nga tham gia cuộc thi và giảng viên dạy tiếng Việt chụp ảnh lưu niệm. (Ảnh: XUÂN HƯNG)

Thế hệ trẻ Nga mong trở thành nhà phiên dịch tiếng Việt xuất sắc

Ngày 30/3, tại Đại học quan hệ quốc tế quốc gia Moska (MGIMO) ở thủ đô Moskva, dưới sự hỗ trợ của Trung tâm ASEAN trực thuộc MGIMO, Hội hữu nghị Nga-Việt, Quỹ thúc đẩy phát triển hợp tác Nga-Việt “Truyền thống và hữu nghị” đã diễn ra cuộc thi dịch thuật tiếng Việt toàn Nga lần thứ 3 trong lĩnh vực giao tiếp chuyên nghiệp (dịch chính trị-xã hội).
Trại hè ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam lần đầu được tổ chức tại vùng Đông Bắc của Thái Lan. (Ảnh: CTV)

Khai mạc Trại hè ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam tại Thái Lan

Hôm nay, ngày 25/3, chương trình Trại hè ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam dành cho học sinh cấp 3 khai mạc tại tỉnh Nong Khai thuộc vùng Đông Bắc Thái Lan. Chương trình tổ chức trong hai ngày 25 và 26/3 với sự tham dự của đại diện một số sở giáo dục, trung tâm giáo dục của một số tỉnh Đông Bắc Thái Lan. Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Khon Kaen (Thái Lan) Chu Đức Dũng tham dự sự kiện.
Kaneya Manabu (thứ hai từ phải qua) trong một chương trình phỏng vấn tại Đài Truyền hình Việt Nam.

Việt Nam trong trái tim một người Nhật Bản

Từng đến Việt Nam du lịch lần đầu vào năm 2011 nhưng chưa có mấy ấn tượng, Kaneya Manabu có lẽ cũng không tưởng tượng được rằng, cuộc đời của anh sẽ bước sang một ngã rẽ khác sau chuyến sang Việt Nam năm 2014. Nói là ngã rẽ bởi sau đó, anh đã quyết định từ bỏ vị trí và công việc hấp dẫn trong ngành cảnh sát tại tỉnh Saitama, Nhật Bản để sang Việt Nam và sống tại Hà Nội từ năm 2016 đến nay. Và tất cả chỉ vì tình yêu của Manabu với Việt Nam.
Cắt băng khánh thành Trung tâm Việt Nam học tại trường Đại học Hoàng gia Udon Thani.

Ra mắt Trung tâm Việt Nam học đầu tiên ở Đông Bắc Thái Lan

Ngày 1/11, trường Đại học Hoàng gia Udon Thani tại tỉnh Udon Thani (Đông Bắc Thái Lan), đã chính thức ra mắt Trung tâm Việt Nam học, một cơ sở phối hợp nghiên cứu, đào tạo chuyên sâu về Việt Nam, cung cấp dữ liệu, kiến thức đa chiều về Việt Nam, đồng thời góp phần thúc đẩy sự hiểu biết và quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước Thái Lan và Việt Nam.
Cô giáo Lê Thị Bích Hường cùng các sinh viên Việt Nam, Italia biểu diễn trong Chương trình "Hồn Việt". (ẢNH: TTXVN)

Những 'sứ giả' mang tiếng Việt đến với nước Italia

'Tôi loay hoay, trăn trở đi khắp các vùng của nước Italia để gây dựng phong trào học, gìn giữ tiếng Việt trong cộng đồng người Việt và cổ vũ các bạn sinh viên Italia yêu mến Việt Nam học tiếng Việt. Trời không phụ lòng người, cuối cùng sau gần một thập kỷ, tôi cũng đã làm được chút ít để góp phần phát triển phong trào học tiếng Việt, gìn giữ hồn cốt văn hóa Việt ở Italia. Cô giáo Lê Thị Bích Hường xúc động chia sẻ.
Nhóm Hợp ca Quê hương thu âm, ghi hình tại thành phố Rouen (Pháp). (Ảnh do Hợp ca Quê hương cung cấp)

Quê hương trên những bản hợp ca nơi xa xứ

Phía sau cánh cửa của nhà hàng Foyer du Vietnam trên con phố Monge, quận 5, thủ đô Paris, là một không gian âm nhạc đậm chất Việt, khác hẳn với không khí xô bồ của dòng xe ngược xuôi thường thấy trên những con phố của nước Pháp. Chiều chủ nhật hằng tuần, khi quán ăn không còn mở cửa đón khách, những thành viên của nhóm Hợp ca Quê hương lại gặp mặt tại đây cùng nhau luyện tập những thanh âm trầm bổng.
Tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh giao lưu với trẻ em trong các trại tiếng Việt tại Stuttgart.

Lan tỏa tiếng Việt khắp năm châu

Lần đầu “Chào tiếng Việt” - bộ sách dạy tiếng Việt có phiên bản truyền hình, đánh dấu thành công trong việc lan tỏa tình yêu ngôn ngữ mẹ đẻ đi khắp năm châu. Thành tựu bước đầu ấy là nỗ lực phối hợp, sáng tạo giữa Đài Truyền hình Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục và tác giả bộ sách - Tiến sĩ giáo dục Nguyễn Thụy Anh.
Giờ học của học sinh Trường dân tộc nội trú huyện Ba Vì, Hà Nội. (Ảnh: Duy Linh)

Xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các địa phương sắp xếp mạng lưới các cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi bảo đảm nguyên tắc có lộ trình cụ thể, hợp lý, thuận lợi cho việc học tập của học sinh, gắn với các điều kiện bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục mầm non, phổ thông.
Giữ gìn, phát huy tiếng Việt

Giữ gìn, phát huy tiếng Việt

Tiếng Việt, bao gồm cả tiếng nói và chữ viết là tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam. Việc giữ gìn, phát huy tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam sống ở ngoài nước có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi đây vừa là cầu nối, vừa là phương tiện góp phần lan tỏa, truyền bá ngôn ngữ, văn hóa dân tộc, cũng như thể hiện tình yêu Tổ quốc của những người con xa quê hương.Tác giả: MINH ANGiọng đọc: Thu Hà
Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài Phạm Quang Hiệu.

Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Đề án “Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2023-2030” đã được chính thức thông qua ngày 3/8 vừa qua. Nhân dịp này, Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài Phạm Quang Hiệu có bài trả lời phỏng vấn báo chí về Đề án ý nghĩa này.
PGS, TS Nguyễn Thiện Nam.

Người chắp cánh cho tiếng Việt bay xa

Tiếng Việt là tiếng mẹ, tiếng quê hương, là tâm hồn và văn hóa Việt Nam. Từ ngọn nguồn tiếng mẹ của một làng quê giàu truyền thống văn hóa và cách mạng trên dải đất miền trung đầy nắng gió, huyện Thanh Chương (tỉnh Nghệ An), một nhà giáo, một nhà nghiên cứu đã lặng thầm dành cả cuộc đời mình, đặt chân đến rất nhiều vùng lãnh thổ, quốc gia trên thế giới, như một sứ giả mang ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam lan tỏa đến bạn bè thế giới.

Lớp học tiếng Việt ở Ekaterinburg (Nga). Ảnh: DƯƠNG TRÍ/Vietnam+

Tiếng Việt trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài

Cuối tháng 11 vừa qua tại Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã có buổi hội thảo, lấy ý kiến xây dựng dự thảo đề án “Ngày tôn vinh tiếng Việt” trong cộng đồng người Việt Nam sống xa quê hương. Là người Việt sống ở Mỹ trên 30 năm, tôi xin được chia sẻ suy nghĩ của mình về vai trò của tiếng Việt đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong bối cảnh mới hiện nay.