Thay đổi tư duy trong công tác xây dựng pháp luật, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển

Sáng 27/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật nhằm xem xét, cho ý kiến về 3 dự án Luật gồm: dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Nhà giáo; dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. 
0:00 / 0:00
0:00
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật. (Ảnh: Trần Hải)
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật. (Ảnh: Trần Hải)

Phát biểu ý kiến tại phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan, địa phương cần rà soát lại các chỉ tiêu Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra, những chỉ tiêu nào đã làm tốt thì cần làm tốt hơn, những chỉ tiêu nào chưa làm tốt thì cần nỗ lực làm tốt, những chỉ tiêu khó đạt thì phải có giải pháp đột phá.

Thủ tướng nêu rõ, chúng ta phải chuẩn bị các tài liệu, văn kiện theo sự phân công của Trung ương. Chính phủ phải hoàn thiện Báo cáo chuyên đề về kinh tế-xã hội, Chiến lược 10 năm phát triển kinh tế-xã hội.

Vừa qua Chính phủ đã họp để chuẩn bị chuẩn bị đánh giá tình hình kinh tế-xã hội năm 2024, đề ra định hướng giải pháp năm 2025; do đó mong các thành viên Chính phủ dành thời gian góp ý các cơ quan liên quan hoàn thiện Đề án phát triển kinh tế-xã hội, trong đó đánh giá tình hình kinh tế-xã hội năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 - năm kết thúc nhiệm kỳ 2021-2026 của Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Thay đổi tư duy trong công tác xây dựng pháp luật, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển ảnh 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại phiên họp. (Ảnh: Trần Hải)

Thủ tướng lưu ý đánh giá bối cảnh năm 2024; nhận diện rõ các tác động từ bên ngoài, tác động bên trong đối với việc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Thủ tướng đề nghị chú ý bối cảnh, phản ứng chính sách của các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được Trung ương xác định, Quốc hội giao.

Thủ tướng nêu rõ, chúng ta thấy nỗ lực của Chính phủ dưới sự lãnh đạo của Đảng là rất quan trọng. Các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra cho năm 2024 là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn, kiểm soát nợ công, bội chi ngân sách, nợ Chính phủ… cơ bản là đạt được.

Bên cạnh đó còn nhiều hạn chế, bất cập; có những cái chưa đạt được do nguyên nhân bên trong, có cái do bên ngoài, có cái do nguyên nhân nội tại của nền kinh tế.

Thay đổi tư duy trong công tác xây dựng pháp luật, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển ảnh 2

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: Trần Hải)

Do đó cần phân tích năm 2025 có gì khác, có gì mới với năm 2024, từ đó có phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp để thúc đẩy mục tiêu mà Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.

Thủ tướng khẳng định, phiên họp này cho thấy Chính phủ quan tâm, chỉ đạo, lãnh đạo đối với 1 trong 3 đột phá chiến lược là thể chế vì thể chế là nguồn lực, động lực, huy động mọi nguồn lực của xã hội để phát triển. Vừa qua chúng ta tích cực tháo gỡ về thể chế, có cái làm mới, có cái điều chỉnh, bổ sung, nhiều cái tháo gỡ vướng mắc.

Thủ tướng chia sẻ rằng, công tác dự báo, xây dựng pháp luật của chúng ta còn hạn chế, do đó khi chúng ta ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật thì có cái chưa đi vào thực tiễn, thậm chí còn gây khó khăn cho thực tiễn, do đó phải bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, trên cơ sở tháo gỡ, bổ sung, hoàn thiện thể chế để cho trở lại đúng với đột phá chiến lược; chúng ta phải thay đổi tư duy xây dựng pháp luật; luật pháp hiện quá chi tiết, có vấn đề cá biệt mà chúng ta quy định bằng luật thì không phải mang tính phổ biến.

Thay đổi tư duy trong công tác xây dựng pháp luật, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển ảnh 3

Các đại biểu tham dự phiên họp. (Ảnh: Trần Hải)

Theo Thủ tướng, chúng ta cần tư duy lại công tác xây dựng pháp luật, cái gì đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện hiệu quả, đa số đồng tình thì luật hoá; những gì chưa rõ, chưa chín, thực tiễn còn đang có nhiều ý kiến khác nhau thì mạnh dạn làm thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, tinh thần không cầu toàn, không nóng vội; không lấy một sự việc cá biệt để xây dựng một hành lang pháp lý.

Thủ tướng yêu cầu ban hành văn bản quy phạm pháp luật không cần dài mà cần ngắn, gọn, đi thẳng vào vấn đề. Tư duy xây dựng luật pháp phải thay đổi theo hướng bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn khách quan; những cái gì chưa rõ thì không quy định vào luật; những gì cá biệt thì để cấp dưới ban hành. Công việc này phải làm có lộ trình, bước đi phù hợp, hiệu quả.

Thủ tướng đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ khi tham gia nghiên cứu, xây dựng pháp luật phải thay đổi, không dài dòng, không đưa quá nhiều điều cụ thể vào Luật, mà cần khái quát hơn.

Theo Thủ tướng, chúng ta cần tư duy lại công tác xây dựng pháp luật, cái gì đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện hiệu quả, đa số đồng tình thì luật hóa; những gì chưa rõ, chưa chín, thực tiễn còn đang có nhiều ý kiến khác nhau thì mạnh dạn làm thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, tinh thần không cầu toàn, không nóng vội; không lấy một sự việc cá biệt để xây dựng một hành lang pháp lý.

Thủ tướng yêu cầu ban hành văn bản quy phạm pháp luật không cần dài mà cần ngắn, gọn, đi thẳng vào vấn đề. Tư duy xây dựng luật pháp phải thay đổi theo hướng bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn khách quan; những cái gì chưa rõ thì không quy định vào luật; những gì cá biệt thì để cấp dưới ban hành. Công việc này phải làm có lộ trình, bước đi phù hợp, hiệu quả.

Thay đổi tư duy trong công tác xây dựng pháp luật, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển ảnh 5

Đại diện lãnh đạo Bộ Tài chính phát biểu ý kiến tại phiên họp. (Ảnh: Trần Hải)

Thủ tướng đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ khi tham gia nghiên cứu, xây dựng pháp luật phải thay đổi, không dài dòng, không đưa quá nhiều điều cụ thể vào Luật, mà cần khái quát hơn.

Thủ tướng nêu rõ, Phiên họp này xem xét dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi). Theo đó, Thủ tướng đặt vấn đề quản lý, sử dụng vốn như thế nào, sử dụng vốn như thế nào? Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải quản lý như thế nào để thực sự có quyền để thực hiện trọng trách này? Dự án Luật này cần tháo gỡ để huy động nguồn lực vì tổng tài sản, tài chính của Nhà nước ở các doanh nghiệp nhà nước là rất lớn, để thật sự các doanh nghiệp nhà nước là quả đấm thép, thể hiện đường lối của Đảng về kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước thật sự là chủ đạo. Đây là vấn đề lớn và khó cần phải suy nghĩ. Các thế hệ lãnh đạo đi trước đã suy nghĩ nhiều.

Chúng ta đang kế thừa di sản của các thế hệ đi trước, nhưng tình hình có nhiều thay đổi thì phải suy nghĩ luật hoá việc quản lý vốn nhà nước để doanh nghiệp thực sự hiệu quả, cách quản lý như thế nào để doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm bảo toàn vốn, phát triển vốn, đóng góp vào đầu tư cho phát triển đất nước, trong khi chúng ta đang còn loay hoay, lúng túng. Do đó, Thủ tướng cho rằng quá trình này không cầu toàn, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, phải gỡ nút thắt để doanh nghiệp nhà nước phải chịu trách nhiệm theo quy luật của thị trường về cung cầu, giá trị, cạnh tranh chứ không phải can thiệp bằng biện pháp hành chính. Thủ tướng mong các thành viên Chính phủ dành thời gian, kinh nghiệm điều hành thì đóng góp cho vấn đề này.

Vấn đề liên quan dự thảo Luật Nhà giáo, Thủ tướng cho rằng, chúng ta càng ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan lĩnh vực này nhưng vấn đề trăn trở nhất là nâng cao chất lượng nhà giáo để đội ngũ nhà giáo cảm nhận sứ mệnh của mình trong điều kiện phát triển mới.

Ngoài ra, còn các chế độ, chính sách, vinh danh nhà giáo… cần từng bước nghiên cứu nhưng quan trọng nhất là nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng sự nghiệp trồng người, con người là yếu tố quyết định nhất để phát huy sức mạnh của con người là trung tâm, chủ thể, động lực mà điều này xuất phát từ hệ thống giáo dục, cơ sở giáo dục. Thầy cô giáo phải là động lực, truyền cảm hứng cho học sinh, sinh viên.

Đối với dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, Thủ tướng nêu rõ, chúng ta đang bước sang kỷ nguyên số, không thể không phát triển việc này, do đó hành lang như thế nào để vừa phát triển được, vừa phải quản lý, thí dụ công nghệ số, internet… vì đi đôi với tích cực là phát sinh những tích cực đòi hỏi chúng ta phải có giải pháp tăng cường quản lý...

Trực tiếp cho ý kiến cụ thể đối với từng nội dung thảo luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính phân tích, nhấn mạnh thêm một số quan điểm với việc xây dựng các dự án luật. Về quan điểm chung, Thủ tướng yêu cầu bám sát, thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước về các vấn đề liên quan; bám sát và thể hiện rõ các chính sách đã được Chính phủ thông qua trong đề nghị xây dựng các luật; tiếp tục đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng: bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn khách quan; những vấn đề đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, đa số đồng tình, thực hiện có hiệu quả thì luật hóa; những vấn đề chưa chín, chưa rõ thì thực hiện thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần; không cầu toàn, không nóng vội; tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn.

Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phân cấp, phân quyền triệt để, đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, thiết kế công cụ để tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát quyền lực; đẩy mạnh hậu kiểm; phân công “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm”; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, xóa bỏ cơ chế xin-cho, giảm các khâu trung gian. Các cơ quan nhà nước tập trung thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước, gồm xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, thể chế, cơ chế chính sách, hành lang pháp lý, tiêu chuẩn, tiêu chí, công cụ để giám sát kiểm tra, thực hiện sơ kết, tổng kết, khen thưởng, kỷ luật…; tăng cường phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ, ngành, cơ quan; có cơ chế ưu đãi phù hợp với các lĩnh vực cần khuyến khích, tham khảo kinh nghiệm quốc tế phù hợp điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam, khả năng chi trả của nền kinh tế. Cơ chế chính sách phải thông thoáng, khả thi nhưng kiểm soát được, trong đó có chính sách phù hợp, hiệu quả để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực chất lượng cao liên quan 3 lĩnh vực mà 3 dự án luật điều chỉnh; huy động mọi nguồn lực hợp pháp cho phát triển đất nước.

Với Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Thủ tướng yêu cầu cần bám sát, thể chế hóa các nội dung tại Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 3/6/2017 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; đặt lợi ích chung, lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. Cần rà soát, tháo gỡ được những bất cập, vướng mắc phát sinh trên thực tiễn, kế thừa những quy định đã được thực tế chứng minh, áp dụng có hiệu quả của luật hiện hành, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với các quy định pháp luật có liên quan như Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Doanh nghiệp, Luật Xây dựng…

Thủ tướng cũng cho rằng cần chú trọng quản lý theo mục tiêu; phân cấp, phân quyền mạnh hơn, trao quyền tự chủ nhiều hơn cho doanh nghiệp đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi và thiết kế công cụ kiểm tra, giám sát; giảm thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, giảm xin-cho, phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung, quan tâm bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động. Từ đó, nâng cao hiệu quả đầu tư, phát huy tối đa hiệu quả nguồn lực rất lớn tại các doanh nghiệp; phát huy vai trò tiên phong của doanh nghiệp nhà nước trong một số lĩnh vực, cũng như vai trò quan trọng nói chung của doanh nghiệp nhà nước với nền kinh tế, phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.

Về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, Thủ tướng lưu ý tiếp tục bám sát, quán triệt và thể chế hóa các chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 19-NQ/TW của Trung ương khóa XIII và Kế hoạch 13-KH/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045…

Về dự án Luật Nhà giáo, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, sứ mệnh trồng người của đội ngũ nhà giáo trong điều kiện mới, với quan điểm "thầy cô giáo là động lực, truyền cảm hứng cho học sinh, sinh viên".

Kết luận chung về phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao các bộ: Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông đã nỗ lực, tích cực chuẩn bị, trình các nội dung; nghiêm túc tiếp thu, giải trình ý kiến của Thường trực Chính phủ, Thành viên Chính phủ để chỉnh lý, hoàn thiện các dự án luật; ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, sát thực tiễn, chất lượng của các Thành viên Chính phủ và các đại biểu tham dự Phiên họp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các Bộ trưởng chỉ đạo tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ các ý kiến xác đáng, hoàn thiện các dự án luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản liên quan để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 vào tháng 10/2024.

Nhấn mạnh đây là những luật có nhiều nội dung mới, khó, Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng thành lập các tổ công tác với sự tham gia của các chuyên gia, nhân lực từ các bộ, ngành, cơ quan khác; tiếp tục lắng nghe các chuyên gia, nhà khoa học, đối tượng tác động; phối hợp chặt chẽ các cơ quan của Quốc hội; làm tốt công tác truyền thông; giao các đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ được phân công theo lĩnh vực phụ trách quan tâm, trực tiếp chỉ đạo việc hoàn thiện các dự án luật, bảo đảm tiến độ và nâng cao chất lượng.