Chính sách tiền lương, phụ cấp và hỗ trợ đối với nhà giáo là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm cho ý kiến trong phiên thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 20/11.
Giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Những năm qua, Ðảng, Nhà nước và ngành giáo dục luôn dành sự quan tâm tới đội ngũ nhà giáo, xác định đây là lực lượng nòng cốt, hạt nhân trong quá trình thực hiện sứ mệnh nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực phát triển đất nước.
Thứ Bảy, ngày 9/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 17, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Bày tỏ mong muốn khi Luật Nhà giáo ra đời, các thầy cô giáo sẽ thực sự được tôn vinh, thực sự được tạo điều kiện thuận lợi, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Chính các thầy, cô sẽ là đầu tàu cho nền giáo dục.
Ngày 9/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã trình bày tờ trình về dự án Luật Nhà giáo, trong đó đề xuất nhiều chính sách ưu tiên về lương cũng như tuổi về hưu cho nhà giáo.
Bộ Giáo dục và Đào tạo giữ quan điểm không được “Công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền” tại Dự thảo Luật Nhà giáo.
Ngày 9/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề đóng góp ý kiến dự án Luật Nhà giáo. Hội nghị đã thu hút được sự quan tâm của hơn 200 cử tri là các thầy, cô giáo, những người làm công tác quản lý giáo dục với mong muốn Luật Nhà giáo khi ra đời sẽ là hành lang pháp lý vững chắc để phát triển đội ngũ nhà giáo, tạo động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục lên tầm cao mới.
Ủy ban Thường vụ Quốc đề nghị, cần phấn đấu xây dựng dự án Luật Nhà giáo trở thành một luật mẫu về đổi mới tư duy xây dựng luật, đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới, theo hướng ngắn, gọn, rõ, bảo đảm đúng thẩm quyền và sau khi ban hành thực hiện được ngay.
Luật Nhà giáo ra đời được kỳ vọng sẽ khắc phục hạn chế, bất cập phát sinh trong thực tiễn khi áp dụng chế độ, chính sách cho nhà giáo, đồng thời tạo sự đột phá về chính sách đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo, phát triển đội ngũ nhà giáo.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ triển khai xây dựng Luật Học tập suốt đời, có vị trí độc lập tương đối với các luật chuyên ngành về lĩnh vực giáo dục như Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp đã được ban hành và Luật Nhà giáo sắp tới.
Dự thảo Luật Nhà giáo quy định lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và được hưởng các phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật.
Tại Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng, trong đó có 4 dự án luật mới, gồm: Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Nhà giáo, Luật Dữ liệu và Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Sáng 27/8, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật để thảo luận, cho ý kiến về Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi); các Dự án Luật Nhà giáo và Luật Công nghiệp công nghệ số.
Sáng 27/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật nhằm xem xét, cho ý kiến về 3 dự án Luật gồm: dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Nhà giáo; dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
Nhà giáo có vai trò hết sức quan trọng, quyết định chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, việc phát triển đội ngũ nhà giáo đang gặp nhiều vướng mắc, hạn chế cần tháo gỡ. Vì vậy, việc xây dựng Luật Nhà giáo là thật sự cần thiết nhằm nâng cao vị thế, vai trò của nhà giáo cũng như tạo hành lang pháp lý vững chắc và toàn diện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà giáo.
Sau quá trình nỗ lực chuẩn bị, Luật Nhà giáo đã được bổ sung vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2024 và sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV. Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm là cơ chế quản lý giáo viên.
Dự thảo Luật Nhà giáo đã được đăng công khai trên Cổng thông tin Chính phủ để Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu ý kiến góp ý của các tầng lớp nhân dân và các cơ quan, đoàn thể; trong đó cơ quan báo chí có vai trò quan trọng trong định hướng truyền thông những vấn đề cốt lõi của dự án luật.
Xây dựng Luật Nhà giáo không phải đưa ra những quy định về quản lý nhà giáo mà để phát triển đội ngũ nhà giáo, làm sao thu hút được những người có năng lực, phẩm chất, phát huy được tâm huyết, trí tuệ tài năng của nhà giáo.
Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của đội ngũ nhà giáo luôn là nỗi trăn trở của ngành giáo dục cũng như các cấp, các ngành và toàn xã hội. Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, Báo Nhân Dân đã trao đổi với Cục trưởng Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) VŨ MINH ĐỨC (trong ảnh) về những cơ chế chính sách, tạo động lực cho đội ngũ giáo viên yên tâm cống hiến và gắn bó với nghề.
Theo các đại biểu Quốc hội, việc thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024 là điều mong mỏi nhất đối với đội ngũ công chức, viên chức, đặc biệt là những lao động trong ngành giáo dục, y tế.
Sáng 11/8, theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Chỉ đạo xây dựng Luật Nhà giáo họp phiên đầu tiên. Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, Trưởng Ban Chỉ đạo Nguyễn Kim Sơn chủ trì cuộc họp.