Ngày 16/3, Bộ trưởng Nội vụ Bắc Macedonia, Pance Toskovski, thông báo nhà chức trách nước này đang điều tra cáo buộc tham nhũng và hối lộ trong vụ hỏa hoạn tại câu lạc bộ đêm Club Pulse ở thị trấn Kocani khiến hàng 59 người thiệt mạng.
Hãng Thông tấn quốc gia Malaysia dẫn nguồn tin từ Ủy ban Chống tham nhũng Malaysia (MACC) cho biết, Ủy ban này đã xác nhận rằng cựu Thủ tướng thứ chín của nước này, Datuk Seri Ismail Sabri Yaakob đang bị điều tra tội tham nhũng và rửa tiền.
Ngày 14/1, tòa án Indonesia đã xét xử 6 cựu lãnh đạo của công ty khai thác mỏ nhà nước Antam bị buộc tội tham nhũng gây thiệt hại 3.310 tỷ Rp (tương đương 203,19 triệu USD) cho nhà nước. Các cáo buộc liên quan đến quản lý yếu kém và các hoạt động gian lận 109 tấn vàng từ Antam.
Ngày 31/12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp thứ 27 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) để thảo luận, cho ý kiến về kết quả hoạt động năm 2024 và chương trình công tác năm 2025 của Ban Chỉ đạo; kết quả chỉ đạo, xử lý các vụ việc, vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo cùng một số nội dung quan trọng khác.
Với vai trò nòng cốt trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, năm 2024, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an với tinh thần “4 hơn” - quyết tâm cao hơn, hành động mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, hiệu quả hơn, đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng lực lượng tiếp tục phát huy tính gương mẫu đi đầu, trước hết là phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong nội bộ, với tinh thần “không ngừng, không nghỉ”, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”.
Trong năm 2024, cơ quan Thanh tra tỉnh Bạc Liêu đã tập trung thanh tra tại các địa phương, đơn vị về các lĩnh vực như công tác quản lý, sử dụng tài chính; đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm công. Đồng thời, đã chuyển hồ sơ đến cơ quan điều tra tỉnh thụ lý điều tra 13 vụ, 17 bị can liên quan đến tham nhũng...
Năm 2024, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tiếp tục được lực lượng Công an nhân dân thực hiện kiên quyết, kiên trì và đạt được nhiều kết quả quan trọng với phương châm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, “bất kể người đó là ai”, đã dần trở thành “một xu thế”, lan tỏa như một “cuộc chiến chống giặc nội xâm” nhận được nhiều đồng tình, ủng hộ của cán bộ, đảng viên và nhân dân cả nước.
Ngày 29/11, đồng chí Bùi Thị Quỳnh Vân, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, Trưởng Ban Chỉ đạo Tỉnh ủy về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo đánh giá kết quả hoạt động trong tháng 11/2024, triển khai nhiệm vụ thời gian tới.
Ở tuần làm việc cuối của kỳ họp, các đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Những tồn tại, hạn chế đã được nhận diện rõ từ nhiều năm qua nhưng vẫn chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả đang đặt ra yêu cầu mới đối với công tác này.
Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự vừa được Quốc hội thông qua quy định việc thí điểm xử lý vật chứng, tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa trong quá trình giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ việc, vụ án hình sự thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.
Theo đại biểu Quốc hội, người dân không chỉ đồng tình, ủng hộ mà còn tham gia vào quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý để phát huy vai trò của người dân trong công tác này.
Với tầm nhìn chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Ðảng, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách. Nhận thức rõ trọng trách của mình, Kiểm toán Nhà nước đã và đang tiếp tục nỗ lực thực hiện sứ mệnh, chung sức cùng cả hệ thống chính trị quyết tâm phòng, chống lãng phí.
Ngày 15/11 Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Phú Yên (Ban Chỉ đạo tỉnh) tổ chức phiên họp lần thứ 11. Phiên họp tập trung đánh giá công tác chỉ đạo trong 9 tháng đầu năm 2024.
Thời gian qua, cùng với các hoạt động trong lĩnh vực tư pháp nói chung, công tác thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng được các ngành chức năng đẩy mạnh triển khai với kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, thực tế cho thấy còn rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa của các ngành, địa phương, nhất là việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và đẩy mạnh thực hiện cơ chế phối hợp đồng bộ, nhằm thu hồi tối đa tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của pháp luật.
Ngày 26/10, Đoàn kiểm tra số 1 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã công bố dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện cơ chế phối hợp phát hiện, xử lý tham nhũng tiêu cực qua hoạt động kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án tại Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị.
Sau 2 ngày xét xử sơ thẩm và nghị án, ngày 25/10, Tòa án nhân dân thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đã tuyên phạt bị cáo Đoàn Văn Thanh, nguyên Trưởng Công an thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang) 4 năm 6 tháng tù giam; bị cáo Võ Trần Chí Công, nguyên cán bộ Đội Cảnh sát giao thông-Công an thành phố Mỹ Tho 3 năm 6 tháng tù giam về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Thời gian qua, các cơ quan chức năng của Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp điều tra, khám phá, xét xử nhiều đại án tham nhũng với số tiền, tài sản đặc biệt lớn. Thực trạng tham nhũng đang đặt ra nhiều vấn đề trong quá trình tố tụng, trong đó việc thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát còn gặp nhiều khó khăn và thách thức.
Thực tế công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua đã chỉ ra sự tồn tại những mối quan hệ không bình thường, những cái "bắt tay" không minh bạch giữa một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức, quyền với doanh nghiệp, nhằm trục lợi.
Ngày 25/9, truyền thông Mỹ đưa tin Thị trưởng thành phố New York, ông Eric Adams, bị truy tố về các cáo buộc hình sự liên bang, sau các cuộc điều tra về tham nhũng nhằm vào đội ngũ trong chính quyền của ông và sau một loạt lãnh đạo cấp cao của New York từ chức.
Sáu tháng đầu năm 2024, toàn ngành thanh tra tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 3.688 kết luận và quyết định xử lý về thanh tra, trong đó có 1.704 kết luận thanh tra đã hoàn thành 100% các nội dung phải thực hiện.
Phát biểu tại phiên họp thứ 26 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, ngày 14/8/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh: Nâng cao hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực; triển khai có hiệu quả quy định của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng, cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới. Ðây là chỉ đạo quan trọng nhằm nâng cao tư tưởng “không muốn” tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Trong các ngày 10 và 11/9, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 47. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
Thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, từ đầu năm 2024 đến nay công tác phòng, chống tham nhũng được các cấp, ngành tiếp tục đẩy mạnh, thể hiện sự đồng lòng, nhất trí cao trong chỉ đạo điều hành và thực hiện, đồng thời rút ra nhiều bài học kinh nghiệm, cách làm hay, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng.
Chiều 14/8, Ban Nội chính Trung ương tổ chức họp báo thông tin về kết quả Phiên họp thứ 26 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo), diễn ra buổi sáng cùng ngày, do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo Tô Lâm chủ trì phiên họp.