Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Những năm gần đây, hạn hán, xâm nhập mặn đến sớm và kéo dài hơn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long; bão, lũ lụt ở miền trung gây ra nhiều thảm họa hơn… Để giải quyết những thách thức này, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 847/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đây là quy hoạch quan trọng, có ý nghĩa rất lớn đối với công tác thủy lợi và phòng chống thiên tai trong thời gian tới.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, nhằm góp phần tăng thu nhập cho người dân ở nông thôn, tạo điều kiện cho người dân tận dụng tối đa lợi thế về đất đai, khí hậu để phát triển kinh tế, góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu…
Biến đổi khí hậu, khai thác nước thượng nguồn và phát triển kinh tế nội tại đang khiến các vấn đề thiên tai, ô nhiễm môi trường tại Việt Nam ngày càng gia tăng, khó lường hơn. Những thách thức này đòi hỏi lĩnh vực thủy lợi, phòng chống thiên tai cần đẩy nhanh áp dụng khoa học-công nghệ nhằm giảm đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực đó đối với dân sinh và sản xuất nông nghiệp.
Bình Thuận là tỉnh nằm trong vùng khô hạn nhất của cả nước, tình hình nắng nóng, khô hạn hằng năm kéo dài, các sông, suối gần như khô kiệt, hạn hán thiếu nước trầm trọng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân, cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
Thực hiện Kết luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, hiện nay tỉnh Quảng Ngãi tập trung triển khai nhiều giải pháp để bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập và hồ chứa nước.
Đất nông nghiệp bị bỏ hoang vừa ảnh hưởng đến kế hoạch gieo trồng, an ninh lương thực, vừa gây lãng phí tài nguyên. Đến nay, thành phố vẫn còn hàng nghìn héc-ta đất nông nghiệp bị bỏ hoang, hơn 4.000ha đất canh tác không hiệu quả, chỉ làm một vụ hoặc canh tác mang tính tận dụng. Như huyện Thanh Oai có hơn 100ha, huyện Ứng Hòa khoảng 400ha, huyện Mê Linh hơn 100ha…