Một trong những đạo sắc phong chưa đủ căn cứ xác thực ở phủ Vân Cát. (Ảnh: Cục Di sản văn hóa)

Tránh làm sai lệch các giá trị di tích

Mới đây, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã nhận được công văn của Sở VHTTDL tỉnh Nam Định ngày 12/9/2024, đề nghị Cục có ý kiến về việc tiếp nhận bản phục hồi và làm bản sao các sắc phong tại phủ Vân Cát, kèm theo hồ sơ bao gồm các công văn của Ủy ban nhân dân huyện Vụ Bản và xã Kim Thái cùng đơn đề nghị của thủ nhang phủ Vân Cát.
Phủ Vân Cát (Nam Định).

Cục Di sản văn hóa đề nghị không tổ chức tiếp nhận sắc phong tại phủ Vân Cát

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, Cục đã đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định dừng việc phối hợp với Viện Nghiên cứu Hán Nôm làm mới các sắc phong liên quan đến phủ Vân Cát, thuộc di tích kiến trúc nghệ thuật Phủ Dầy (tỉnh Nam Định). Đồng thời, Cục cũng đề nghị Sở chỉ đạo cơ quan chức năng hướng dẫn chính quyền địa phương không tổ chức tiếp nhận các hiện vật làm mới này vào di tích, hoặc sử dụng vì mục đích bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
Người dân xem việc nhặt hoa bạch mai mang về nhà như là "xin lộc" đầu Xuân.

Độc đáo cây bạch mai hơn 300 năm tuổi

Mỗi năm, cứ độ rằm tháng Giêng là "cụ" bạch mai hơn 300 năm tuổi tại đình Phú Tự, xã Phú Hưng, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre lại nở rộ. Người dân quanh vùng đến đây nhặt những cánh hoa bạch mai trắng thơm mang về nhà như là "xin lộc" đầu xuân. Cây bạch mai di sản này gắn liền với sự hình thành, phát triển của vùng đất Bến Tre, được người dân quan tâm giữ gìn, chăm sóc...
Các đạo sắc phong được bán đấu giá trên trang web của Trung Quốc. (Ảnh chụp màn hình)

Xác minh tính xác thực về thông tin bán đấu giá các sắc phong có nguồn gốc Việt Nam

Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, về những thông tin các sắc phong có nguồn gốc Việt Nam hiện đang được bán đấu giá tại Trung Quốc, Cục Di sản Văn hóa đã có công văn gửi các địa phương liên quan như Phú Thọ, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương đề nghị xác minh tính xác thực của các sắc phong này.